Giai đoạn những năm 80, 90, bên cạnh đa số người Việt không mấy dư dả, vẫn có vài nhà có điều kiện kinh tế khá hơn một chút. Những phụ nữ ở những gia đình này có lẽ có điều kiện mà sắm sửa cho mình những loại mỹ phẩm làm đẹp được coi là cao cấp vào thời điểm đó. Mới đây, dân mạng đã thích thú đi săn lùng những mỹ phẩm ông bà ngày xưa khiến nhiều người phải chảy nước mắt mà nhớ về một thuở khó.Ở cái thời "ăn còn chẳng đủ" thì việc mua mỹ phẩm làm đẹp là điều quá xa xỉ với với nhiều phụ nữ Việt những năm 80, 90 thế kỷ trước. Chẳng hạn như, những phụ nữ có người nhà đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài sẽ có cơ hội dùng những loại mỹ phẩm ngoại quốc, thực ra là từ khối Đông Âu như Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc.Nổi tiếng nhất là phải kể đến va-sơ-lin (Vasaline) sáp nẻ Liên Xô với công dụng khỏi phải bàn, được rất nhiều chị em có điều kiện thuở ấy săn lùng, nhất là chị em ở khu vực miền Bắc có mùa đông lạnh lẽo tàn phá làn da.Còn với những gia đình có điều kiện hơn thì họ sẽ nhờ mua được nước hoa Bungari với mùi hương hoài cổ mà ngày nay chắc chắn ai ngửi thấy cũng chê "sến". Vậy mà ngày đó nó quý hơn vàng, đại diện cho mùi thơm của các quý cô, quý bà sang trọng và chỉ có sự kiện trọng đại lắm mới đem ra sử dụng."Đẳng cấp" hơn nữa là các loại mỹ phẩm của Pháp, chỉ dành riêng cho phái đẹp con nhà giàu như son phấn của hãng Houbigal, Coty, nước hoa của Chanel, Pompeia và xà phòng thơm của Cadum.Còn với những nhà thuộc tầng lớp trung lưu thì những sản phẩm trong nước nhau dầu gội bồ kết, keo xịt tóc quốc dân hay cao hơn chút nữa là những mỹ phẩm được "viện trợ" từ Thái Lan, Trung Quốc cũng được mọi người tranh nhau sở hữu.Nhắc đến những mỹ phẩm ngày xưa, bác Hà Phạm (47 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Ngày trước cô nào mà có hộp phấn bông lúa của Thái là quý lắm. Tuy bình dân nhưng cũng là có cái làm đẹp. Ưu điểm của loại phấn quốc dân này là bám rất lâu, lại có mùi thơm đặc trưng, nhưng khuyết điểm là phấn này đúng nghĩa là phấn, tức là nó có màu trắng bệch như bụi phấn học trò chứ không trong trẻo tự nhiên đủ màu như các loại phấn hiện nay"."Vì vậy, ngắm lại những bức ảnh xưa, đặc biệt ảnh đám cưới, các bạn thường xuyên thấy những cô dâu chú rể được trang điểm môi đỏ chót, mặt trắng bệch trong khi cổ thì đen. Bây giờ nhìn thì thấy buồn cười, nhưng thời xưa là mốt lắm đấy" bác Hà Phạm chia sẻ thêm.Thời đó, kem lót, kem nền cũng đâu có phong phú như bây giờ. Chị em chỉ có một sự lựa chọn duy nhất đó chính là hộp kem sâm. Loại kem lừng danh một thời với vỏ hộp nhựa, bao bì đủ màu này cũng có xuất xứ từ Thái Lan, trông xoàng xĩnh dung dị vậy thôi, chứ nó là vật báu làm đẹp của phụ nữ ngày đó. Cũng có một loại kem sâm khác đó chính là kem sâm vàng được phái đẹp thời bao cấp ưa chuộng để trị vết thâm, làm trắng da.Ngoài những thương hiệu kể trên thì cũng còn một vài thương hiệu Việt được đưa vào danh mục huyền thoại của các mẹ, các chị ngày đó hay sử dụng như nước hoa hiệu Ỷ Lan, Hoa Nhài có mùi thơm nhẹ nhàng của các loài hoa. Ảnh trong bài: Sưu tầm Facebook.Mời quý độc giả xem clip 13 món "hàng hiệu" thể hiện đẳng cấp của dân chơi thời bao cấp - Nguồn: Youtube
Giai đoạn những năm 80, 90, bên cạnh đa số người Việt không mấy dư dả, vẫn có vài nhà có điều kiện kinh tế khá hơn một chút. Những phụ nữ ở những gia đình này có lẽ có điều kiện mà sắm sửa cho mình những loại mỹ phẩm làm đẹp được coi là cao cấp vào thời điểm đó. Mới đây, dân mạng đã thích thú đi săn lùng những mỹ phẩm ông bà ngày xưa khiến nhiều người phải chảy nước mắt mà nhớ về một thuở khó.
Ở cái thời "ăn còn chẳng đủ" thì việc mua mỹ phẩm làm đẹp là điều quá xa xỉ với với nhiều phụ nữ Việt những năm 80, 90 thế kỷ trước. Chẳng hạn như, những phụ nữ có người nhà đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài sẽ có cơ hội dùng những loại mỹ phẩm ngoại quốc, thực ra là từ khối Đông Âu như Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc.
Nổi tiếng nhất là phải kể đến va-sơ-lin (Vasaline) sáp nẻ Liên Xô với công dụng khỏi phải bàn, được rất nhiều chị em có điều kiện thuở ấy săn lùng, nhất là chị em ở khu vực miền Bắc có mùa đông lạnh lẽo tàn phá làn da.
Còn với những gia đình có điều kiện hơn thì họ sẽ nhờ mua được nước hoa Bungari với mùi hương hoài cổ mà ngày nay chắc chắn ai ngửi thấy cũng chê "sến". Vậy mà ngày đó nó quý hơn vàng, đại diện cho mùi thơm của các quý cô, quý bà sang trọng và chỉ có sự kiện trọng đại lắm mới đem ra sử dụng.
"Đẳng cấp" hơn nữa là các loại mỹ phẩm của Pháp, chỉ dành riêng cho phái đẹp con nhà giàu như son phấn của hãng Houbigal, Coty, nước hoa của Chanel, Pompeia và xà phòng thơm của Cadum.
Còn với những nhà thuộc tầng lớp trung lưu thì những sản phẩm trong nước nhau dầu gội bồ kết, keo xịt tóc quốc dân hay cao hơn chút nữa là những mỹ phẩm được "viện trợ" từ Thái Lan, Trung Quốc cũng được mọi người tranh nhau sở hữu.
Nhắc đến những mỹ phẩm ngày xưa, bác Hà Phạm (47 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Ngày trước cô nào mà có hộp phấn bông lúa của Thái là quý lắm. Tuy bình dân nhưng cũng là có cái làm đẹp. Ưu điểm của loại phấn quốc dân này là bám rất lâu, lại có mùi thơm đặc trưng, nhưng khuyết điểm là phấn này đúng nghĩa là phấn, tức là nó có màu trắng bệch như bụi phấn học trò chứ không trong trẻo tự nhiên đủ màu như các loại phấn hiện nay".
"Vì vậy, ngắm lại những bức ảnh xưa, đặc biệt ảnh đám cưới, các bạn thường xuyên thấy những cô dâu chú rể được trang điểm môi đỏ chót, mặt trắng bệch trong khi cổ thì đen. Bây giờ nhìn thì thấy buồn cười, nhưng thời xưa là mốt lắm đấy" bác Hà Phạm chia sẻ thêm.
Thời đó, kem lót, kem nền cũng đâu có phong phú như bây giờ. Chị em chỉ có một sự lựa chọn duy nhất đó chính là hộp kem sâm. Loại kem lừng danh một thời với vỏ hộp nhựa, bao bì đủ màu này cũng có xuất xứ từ Thái Lan, trông xoàng xĩnh dung dị vậy thôi, chứ nó là vật báu làm đẹp của phụ nữ ngày đó. Cũng có một loại kem sâm khác đó chính là kem sâm vàng được phái đẹp thời bao cấp ưa chuộng để trị vết thâm, làm trắng da.
Ngoài những thương hiệu kể trên thì cũng còn một vài thương hiệu Việt được đưa vào danh mục huyền thoại của các mẹ, các chị ngày đó hay sử dụng như nước hoa hiệu Ỷ Lan, Hoa Nhài có mùi thơm nhẹ nhàng của các loài hoa. Ảnh trong bài: Sưu tầm Facebook.
Mời quý độc giả xem clip 13 món "hàng hiệu" thể hiện đẳng cấp của dân chơi thời bao cấp - Nguồn: Youtube