Xem cảnh Hà Nội bị rải bom năm 1972 (phần 1)

Google News

Tối 11/10, triển lãm ảnh "Hà Nội - những ngày đêm năm 1972" diễn ra tại Trung tâm Văn hoá Pháp (phố Tràng Tiền, Hà Nội). (Nguồn: VNE)

Tối 11/10, triển lãm ảnh "Hà Nội - những ngày đêm năm 1972" diễn ra tại Trung tâm Văn hoá Pháp (phố Tràng Tiền, Hà Nội). Triển lãm tái hiện những khoảnh khắc đáng nhớ nhất năm 1972, năm mấu chốt cho việc giải quyết cuộc xung đột Việt Nam - Mỹ với kết cục là việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Nhưng chỉ 3 tháng trước Hiệp định Paris, ngày 11/10/1972, tòa nhà của Phái đoàn Chính phủ Cộng hoà Pháp tại Hà Nội bị ném bom.
Chỉ 3 tháng trước Hiệp định Paris, ngày 11/10/1972, tòa nhà của Phái đoàn Chính phủ Cộng hoà Pháp tại Hà Nội bị ném bom.
Cầu Long Biên, tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội với bờ bắc sông Hồng bị bom Mỹ phá huỷ nhiều đoạn.
Cầu Long Biên, tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội với bờ bắc sông Hồng bị bom Mỹ phá huỷ nhiều đoạn.
Toàn bộ 6 khối phố ở Khâm Thiên hầu như bị xoá sạch trong đêm 26/12. Bom Mỹ đã giết chết 287 người trong đó có 40 cụ già và 55 em nhỏ. Nhiều gia đình không ai sống sót.
Toàn bộ 6 khối phố ở Khâm Thiên hầu như bị xoá sạch trong đêm 26/12. Bom Mỹ đã giết chết 287 người trong đó có 40 cụ già và 55 em nhỏ. Nhiều gia đình không ai sống sót.
Quả bom rơi xuống tổng đài khiến mọi liên lạc bị gián đoạn, khu nhà ở đổ sập.
Quả bom rơi xuống tổng đài khiến mọi liên lạc bị gián đoạn, khu nhà ở đổ sập.
Năm 1972, bệnh viện Bạch Mai từng hứng chịu bốn đợt ném bom của không quân Mỹ vào các ngày 16, 18/4, 20 và 22/12. Hơn 100 quả bom trút xuống bệnh viện sáng 22/12 đã cướp đi sinh mạng của 28 nhân viên và làm 22 người khác bị thương.
Năm 1972, bệnh viện Bạch Mai từng hứng chịu bốn đợt ném bom của không quân Mỹ vào các ngày 16, 18/4, 20 và 22/12. Hơn 100 quả bom trút xuống bệnh viện sáng 22/12 đã cướp đi sinh mạng của 28 nhân viên và làm 22 người khác bị thương.
Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng tại triển lãm, ông Đỗ Doãn Đại, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1969 - 1982 viết: "Bạch Mai khi ấy làm nhiệm vụ cấp cứu cho cả vùng phía Nam và các tỉnh từ Hà Nam về Hà Nội, vì vậy Mỹ đã đánh bom bệnh viện không chỉ để để uy hiếp tinh thần cán bộ nhân viên mà còn cả người dân thủ đô".
Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng tại triển lãm, ông Đỗ Doãn Đại, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1969 - 1982 viết: "Bạch Mai khi ấy làm nhiệm vụ cấp cứu cho cả vùng phía Nam và các tỉnh từ Hà Nam về Hà Nội, vì vậy Mỹ đã đánh bom bệnh viện không chỉ để để uy hiếp tinh thần cán bộ nhân viên mà còn cả người dân thủ đô".
Nhà ga, sân bay, cầu đường cũng là những mục tiêu ưu tiên ném bom của máy bay Mỹ. Ngày 21/12, ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội hiện nay) bị đánh bom. Những quả bom điều khiển bằng laser đã trút xuống nhà ga và các phố lân cận như Lý Thường Kiệt, Trần Quý Cáp, Nguyễn Khuyến. Các khu lao động cũng phải hứng những trận mưa bom. Ngay đêm 18/12, đêm đầu của chiến dịch Linebacker 2, hơn 300 người đã thiệt mạng.
Nhà ga, sân bay, cầu đường cũng là những mục tiêu ưu tiên ném bom của máy bay Mỹ. Ngày 21/12, ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội hiện nay) bị đánh bom. Những quả bom điều khiển bằng laser đã trút xuống nhà ga và các phố lân cận như Lý Thường Kiệt, Trần Quý Cáp, Nguyễn Khuyến. Các khu lao động cũng phải hứng những trận mưa bom. Ngay đêm 18/12, đêm đầu của chiến dịch Linebacker 2, hơn 300 người đã thiệt mạng.
Ngõ Lý Thường Kiệt sau trận bom ngày 21/12.
Ngõ Lý Thường Kiệt sau trận bom ngày 21/12.
Ngay sau những trận bom B52 cuối tháng 12/1972, Hà Nội huy động mọi phương tiện, tổ chức sơ tán cho hơn 500.000 người dân trong tổng số hơn 600.000 dân nội thành.
Ngay sau những trận bom B52 cuối tháng 12/1972, Hà Nội huy động mọi phương tiện, tổ chức sơ tán cho hơn 500.000 người dân trong tổng số hơn 600.000 dân nội thành.
Trẻ em và người già hầu hết sơ tán về các vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Trẻ em và người già hầu hết sơ tán về các vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Cầu phao, cầu tạm luôn đảm bảo thông tuyến dưới mưa bom của không quân Mỹ.
Cầu phao, cầu tạm luôn đảm bảo thông tuyến dưới mưa bom của không quân Mỹ.

(Theo VnExpress)
 
[links()]

Bình luận(0)