Thịt lợn sề siêu lợi nhuận và cực độc hại

Google News

Theo một số người thì ăn thịt lợn sề, gái đẻ có thể bị mất sữa hoặc bị hậu sản.

Theo một số người thì ăn thịt lợn sề, gái đẻ có thể bị mất sữa hoặc bị hậu sản. Không những thế thịt lợn sề còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Do thịt lợn sề chế biến thành lợn rừng, dê, bò, đà điểu mang lại siêu lợi nhuận cho nên một số các thương lái đã bất chấp, dùng mọi thủ đoạn, tán tận lương tâm để trục lợi.

Một người dân ở cạnh một thương lái (xin được giấu tên) cho biêt: "Lợn sề, lợn chết được thu gom từ các đầu nậu với giá rẻ, sau đó đem bán lại cho những thương lái có hầm lạnh để dự trữ và chế biến các loại. Nầm lợn sề cũng được trộn vào nầm dê. Thực khách có sành ăn đến mấy cũng chào thua, không biết đâu mà lần.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngoài ra, các thương lái còn làm theo đơn đặt hàng của các quán nhậu, nhà hàng. Làm theo đơn, thì người bán hàng không cần bắn lông mà chỉ dùng đèn khò đốt phần bì cho vàng, giòn để đánh lừa vị giác của khách ăn".

Theo kinh nghiệm dân gian thì thịt lợn sề cực độc đối với gái đẻ hoặc người mới ốm dậy. Bà Nguyễn Thị Thanh, người Bắc Giang cho biết: "Bản thân lợn sề đã rất độc với gái đẻ, lợn ốm thì còn nguy hại hơn, có thể dẫn đến mất sữa, hoặc bị hậu sản. Nếu ăn phải thịt lợn sề để trong hầm lạnh lâu ngày, bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng".

Anh Nguyễn Công Thể, một người dân ở Đắk Lắk cho biết: "Ở tỉnh này có một thương lái mỗi ngày sản xuất 2 tấn thịt lợn sề giả lợn rừng mang vào các trung tâm thành phố để tiêu thụ. Để thay thế cho lợn rừng thật đang trở nên vô cùng khan hiếm thì hiện nghề nuôi lợn rừng ở Đắk Lắk rất phát triển. Tuy vậy, nguồn heo này vẫn không đủ cung cấp cho các nhà hàng chuyên về đồ rừng. Vì vậy, việc làm thịt heo rừng giả diễn ra khá phổ biến, khiến cơ quan chức năng vô cùng lúng túng, khó kiểm soát. Nạn làm giả thịt lợn rừng không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ của người dân mà còn làm ảnh hưởng đến những người chăn nuôi chân chính ơ Đắk Lắk".            

Ông Đỗ Ngọc Dũng, trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk cho hay: Khi kiểm tra các điểm bán dạo lợn rừng trên đường thì họ đều xuất trình được giấy tờ mua từ các trại nuôi lợn hợp pháp. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể xác định được thịt lợn họ đang bán có ứng với giấy tờ mua trên hay không. Để xử lý và ngăn cấm cũng rất khó vì họ thường bày bán thịt lợn rừng thật, giả lẫn lộn. Trong khi, các ngành chức năng chưa có máy móc hỗ trợ để kiểm tra độ chính xác.

(Theo Người đưa tin)

 
[links()]

Bình luận(0)