“Sát thủ thầm lặng ở Việt Nam”

Google News

Tờ The Diplomat đã đăng tải một bài viết có tiêu đề "Sát thủ thầm lặng ở Việt Nam"

Tờ The Diplomat đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Sát thủ thầm lặng ở Việt Nam”, đề cập đến những nguyên nhân khiến việc tham gia giao thông ở Việt Nam trở nên rất nguy hiểm.

Dưới đây là nội dung chính của bài báo:

Tại Việt Nam, những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong như tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết hay tay chân miệng là nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy vậy, còn một “kẻ giết người thầm lặng” khác ghê gớm hơn gấp bội, đó chính là tai nạn giao thông. Có thể gọi là "đại dịch ẩn", đây là một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại to lớn về nhân mạng mỗi năm.

Tại Việt Nam, khoảng 95% phương tiện có đăng ký là xe gắn máy hoặc xe tay ga. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam trong vài thập kỷ qua khiến cho mạng lưới đường giao thông và lực lượng cảnh sát giao thông đáp ứng kịp số lượng ngày càng tăng của xe lưu thông trên đường.

Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở Việt Nam là rất cao, mặc dù khó có thể đưa ra số liệu chính xác. Theo báo cáo của Bộ Công an, có hơn 11.000 ca tử vong trong năm 2010, nhưng Bộ Y tế thông qua hệ thống bệnh viện liệt kê được 15.464 trường hợp tử vong. Những con số này hoàn toàn có thể thấp hơn so với thực tế.

Sự quá tải trong giao thông là một thách thức ở Việt Nam.
Sự quá tải trong giao thông là một thách thức ở Việt Nam.

Đã có nhiều nỗ lực để cải thiện an toàn giao thông, với những kết quả đạt được ở mức độ khác nhau. Ví dụ, trong năm 2007, quy định đội về việc đội mũ bảo hiểm đã được đệ trình chính phủ và áp dụng áp dụng thực tế vào đầu năm 2008. Quy định này vẫn tồn tại nhiều vấn đề như như sự chấp hành thiếu nghiêm chỉnh của người lái xe, chưa bắt buộc đối với trẻ em dưới 14 tuổi, chất lượng không bảo đảm của nhiều loại mũ bày bán trên thị trường.

Ông Jonathan Passmore, cán bộ của Tổ chức Y tế Thế giới tại Hà Nội, người đã làm việc nhiều năm về các vấn đề an toàn giao thông tại Việt Nam ước tính rằng 80% mũ bảo hiểm đang được sử dụng không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia.

Mặt khác, quy định đội mũ bảo hiểm chỉ tác động được đến một phần trong các vấn đề giao thông của Việt Nam. Còn nhiều vấn đề nhức nhối khác chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu.

Một vấn đề tiêu biểu là nạn mãi lộ của cảnh sát giao thông, được biết đến với các hành vi phạt tiền tại chỗ không đúng quy định. Điều này không chỉ khiến hình ảnh của các nhân viên công lực trở nên xấu đi trong mắt công chúng mà còn cho thấy sự lỏng lẻo trong việc thực thi luật giao thông cũng như ý thức giao thông kém của người lái xe. Đây cũng có thể coi là một nguyên nhân thúc đẩy các vụ tai nạn.

Lái xe quá tốc độ và say rượu cũng góp phần đáng kể vào các ca tử vong do tai nạn giao thông ở Việt Nam. Ở Việt Nam, đã có quy định về nồng độ cồn trong máu để được phép lái xe, nhưng việc thực thi trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn.

Trong tháng 7 vừa qua, dư luận Việt Nam đã xôn xao khi một người Mỹ sống ở Hà Nội nhiều năm qua đã “thay cảnh sát” ngăn chặn các xe máy vi phạm luật giao thông khi đi sai làn đường. Clip ghi lại hành động của ông đã lan truyền trên các trang mạng với tốc độ chóng mặt và được nhiều tờ báo Việt Nam phản ánh lại.

Điều thú vị trong vụ việc này là những luồng ý kiến khác nhau trong dư luận. Một số người cho rằng hành động của vị khách người Mỹ sẽ chẳng giải quyết được điều gì, trong khi nhiều người ủng hộ ông nhiệt tình, đồng thời lên tiếng phê phán những người lái xe ẩu và tình trạng giao thông nhiều bất cập ở Việt Nam.

(Theo Đất Việt)

[links()]

Bình luận(0)