Áo dài ở mỗi thời kỳ lịch sử có nét riêng nhưng lúc nào cũng đẹp, nữ tính và đại diện cho truyền thống của phụ nữ Việt Nam. (Theo Afamily)
|
Lịch sử đã ghi lại rằng, khi xưa, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, cưỡi voi đánh trận. Ảnh qua phục dựng. |
|
Để tỏ lòng tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà mặc áo tứ thân. Hồi ấy, họ đã khéo léo sử dụng màu sắc tự nhiên từ củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để làm màu nhuộm cho những trang phục, tạo ra nét “văn hóa mặc” đơn giản, tế nhị và kín đáo. |
|
Áo tứ thân gắn với khăn mỏ quạ, tóc vấn đuôi gà và nón quai thao là hình ảnh tảo tần của bà, của mẹ ngày xa xưa. |
|
Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, phụ nữ phong kiến nơi thành thị đã biến tấu áo tứ thân thành áo ngũ thân hay năm tà để thể hiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt mình với những người thuộc tầng lớp nghèo hơn. |
|
Giai đoạn 1910 - 1950 và trước đó, người phụ nữ Việt vẫn còn chịu những khắt khe của xã hội phong kiến nên trang phục không tôn dáng mà được may rộng, phía trong họ còn mặc thêm một áo ngắn nữa. |
|
Chỉ những dịp đặc biệt hoặc thân phận là đào hát mới dám dùng màu sặc sỡ cho y phục. |
|
Gia đình vua Bảo Đại trong trang phục áo dài đầu thế kỷ 20. |
|
Ở miền Bắc, phụ nữ thích may thêm một cái khuy phụ bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo hở ra để lộ những chuỗi hạt trang sức nhiều vòng. |
|
Thập niên 1930 - 1940, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, được mặc với quần trắng hoặc đen. |
|
Từ thời đó, hình ảnh các thiếu nữ trường Đồng Khánh, Huế trong đồng phục áo dài tím đã đi vào thi ca, nhạc họa. |
|
Theo khuynh hướng Pháp, năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường (Lemur) ở phố Hàng Da, Hà Nội, đã cải tiến áo dài với những chi tiết mới mẻ và lạ lẫm. Cô Nguyễn Thị Hậu - người đầu tiên mặc quần áo lối mới kiểu Lemur (Phong Hóa). |
|
Cô Hòa Vân trong bộ y phục tân thời mùa Thu của Lemur 1938 (Trịnh Bách). Nhưng loại áo dài Lemur chỉ tồn tại đến năm 1943. |
|
Thập niên 60 - 70, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Trong ảnh, người phụ nữ Huế trong trang phục áo dài, nón lá duyên dáng năm 1961. |
|
Trong Sài Gòn, áo dài nổi bật hoa văn đa dạng, nhiều màu sắc hiện đại. |
|
Áo dài kết hợp với những kiểu tóc model nhất thời bấy giờ. |
|
Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểu áo dài cổ hở do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế. |
|
Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng |
|
Phong trào hippy phương Tây du nhập vào, hình thành một dạng áo dài khác chỉ dài tới đầu gối, phía trên sát vào thân, dùng nhiều loại hàng ngoại màu sắc rực rỡ. |
|
Cô gái Huế mặc áo dài năm 1972. |
|
Và con gái Hà Nội năm 1974. |
|
Những năm 1980, áo dài phát triển cùng với sự xuất hiện và nở rộ của một loạt ngôi sao điện ảnh thời bấy giờ như Diễm Hương, Việt Trinh... |
|
Áo dài lại một lần nữa trở thành đồng phục cho nữ sinh trung học. |
|
Hiện nay, áo dài là trang phục có trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp và dịp lễ hội lớn nhỏ của Việt Nam. |
|
Đại diện cho sự quyến rũ, nữ tính và kín đáo đặc trưng của phụ nữ Việt. |