Phiên chợ cầu may này được mở ở một góc chợ Trung Phước, thuộc xã sơn cước Quế Trung (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam), có từ cuối thế kỷ 18. Trong lịch sử, chợ cầu may Trung Phước có vai trò quan trọng trong việc thông thương buôn bán giữa cảng thị Đại Chiêm (Hội An) với xứ Đàng Trong, giữa miền xuôi với miền ngược qua tam giác thánh đô là Phật viện Đồng Dương - Kinh thành Trà Kiệu - Thánh địa Mỹ Sơn. Vì đây là phiên chợ mỗi năm chỉ họp một buổi duy nhất sáng mồng Ba Tết Nguyên Đán nên người dân truyền nhau câu hát vui: “Chết bỏ con, bỏ cháu, sống không quên bỏ mùng Ba chợ Mương cầu may”. Phiên chợ bắt đầu nhóm họp lúc sáng tinh mơ nên người nơi xa phải thức dậy lúc trời còn tối đen, hối hả lên thuyền xuôi ngược sông Thu Bồn để kịp về chợ.Mỗi mùng 3 Tết, ngược dòng sông Thu Bồn hiền hòa, du khách sau khi vãn cảnh thắng cảnh Hòn Kẽm - Đá Dừng nổi danh gần xa sẽ nhẹ gót đến vùng đất Trung Phước tham gia phiên chợ Cầu May độc đáo của những người dân sơn cước xứ Quảng.Họ tin rằng khi đến đây sẽ trút bỏ được những xui xẻo, buồn phiền và cầu một năm mới may mắn hơn. Nhiều người còn cho rằng, nếu vì lý do nào đấy mà bỏ lỡ phiên chợ thì cả năm ấy sẽ làm ăn không suôn sẻ.Hàng hóa trao đổi duy nhất trong phiên chợ cầu may xứ Quảng là cá mương. Theo quan niệm dân gian, “mương may, chày rủi” nên con cá mương đã trở thành biểu tượng cho sự may mắn. Chỉ cần trong mâm cơm dâng cúng tổ tiên có món cá mương là đã thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà. Cá mương là một loài cá nhanh nhẹn, tạp ăn, chóng lớn, mình thon, màu trắng bạc, sống thành bầy đàn nên được coi là tượng trưng cho sức mạnh, sự cứng rắn và mang lại may mắn.Trong tâm thức của người dân vùng núi này, dù mưa hay nắng, mất mùa, đói kém, hoạn nạn hay giàu sang sung túc thì cũng không thể vắng mặt ở phiên chợ cầu may đầu năm.” Đây là tập tục có tự bao đời của người dân vùng thượng nguồn con sông Thu Bồn.Người bán hàng luôn nở nụ cười với mong muốn năm đó may mắn, mua may bán đắt, làm ăn suôn sẻ. Họ ra giá cho khách hàng mặc cả nhưng không quan trọng chuyện lời lỗ, miến bán được là có may. Cá mương không thể sống lâu khi ra khỏi môi trường quen thuộc nên để có cá tươi cúng lễ đầu năm, dân đánh cá phải đi đánh lúc nửa đêm mùng 2 Tết để rạn sáng mùng 3 có cá đi bán trong phiên chợ cầu may. Dù cá có đắt hay rẻ, to hay nhỏ, người ta cũng phải mua bằng được.Hiện nay, chợ cầu may Trung Phước ngoài việc bán cá mương còn bán thêm muối với quan niệm đi chợ đầu năm mua muối thì tình cảm gia đình sẽ mặn mà, bán cả trầu cau với mong ước tình cảm bền chặt, nồng thắm...
Phiên chợ cầu may này được mở ở một góc chợ Trung Phước, thuộc xã sơn cước Quế Trung (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam), có từ cuối thế kỷ 18. Trong lịch sử, chợ cầu may Trung Phước có vai trò quan trọng trong việc thông thương buôn bán giữa cảng thị Đại Chiêm (Hội An) với xứ Đàng Trong, giữa miền xuôi với miền ngược qua tam giác thánh đô là Phật viện Đồng Dương - Kinh thành Trà Kiệu - Thánh địa Mỹ Sơn.
Vì đây là phiên chợ mỗi năm chỉ họp một buổi duy nhất sáng mồng Ba Tết Nguyên Đán nên người dân truyền nhau câu hát vui: “Chết bỏ con, bỏ cháu, sống không quên bỏ mùng Ba chợ Mương cầu may”. Phiên chợ bắt đầu nhóm họp lúc sáng tinh mơ nên người nơi xa phải thức dậy lúc trời còn tối đen, hối hả lên thuyền xuôi ngược sông Thu Bồn để kịp về chợ.
Mỗi mùng 3 Tết, ngược dòng sông Thu Bồn hiền hòa, du khách sau khi vãn cảnh thắng cảnh Hòn Kẽm - Đá Dừng nổi danh gần xa sẽ nhẹ gót đến vùng đất Trung Phước tham gia phiên chợ Cầu May độc đáo của những người dân sơn cước xứ Quảng.
Họ tin rằng khi đến đây sẽ trút bỏ được những xui xẻo, buồn phiền và cầu một năm mới may mắn hơn. Nhiều người còn cho rằng, nếu vì lý do nào đấy mà bỏ lỡ phiên chợ thì cả năm ấy sẽ làm ăn không suôn sẻ.
Hàng hóa trao đổi duy nhất trong phiên chợ cầu may xứ Quảng là cá mương. Theo quan niệm dân gian, “mương may, chày rủi” nên con cá mương đã trở thành biểu tượng cho sự may mắn. Chỉ cần trong mâm cơm dâng cúng tổ tiên có món cá mương là đã thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà.
Cá mương là một loài cá nhanh nhẹn, tạp ăn, chóng lớn, mình thon, màu trắng bạc, sống thành bầy đàn nên được coi là tượng trưng cho sức mạnh, sự cứng rắn và mang lại may mắn.
Trong tâm thức của người dân vùng núi này, dù mưa hay nắng, mất mùa, đói kém, hoạn nạn hay giàu sang sung túc thì cũng không thể vắng mặt ở phiên chợ cầu may đầu năm.” Đây là tập tục có tự bao đời của người dân vùng thượng nguồn con sông Thu Bồn.
Người bán hàng luôn nở nụ cười với mong muốn năm đó may mắn, mua may bán đắt, làm ăn suôn sẻ. Họ ra giá cho khách hàng mặc cả nhưng không quan trọng chuyện lời lỗ, miến bán được là có may.
Cá mương không thể sống lâu khi ra khỏi môi trường quen thuộc nên để có cá tươi cúng lễ đầu năm, dân đánh cá phải đi đánh lúc nửa đêm mùng 2 Tết để rạn sáng mùng 3 có cá đi bán trong phiên chợ cầu may. Dù cá có đắt hay rẻ, to hay nhỏ, người ta cũng phải mua bằng được.
Hiện nay, chợ cầu may Trung Phước ngoài việc bán cá mương còn bán thêm muối với quan niệm đi chợ đầu năm mua muối thì tình cảm gia đình sẽ mặn mà, bán cả trầu cau với mong ước tình cảm bền chặt, nồng thắm...