Chiều tháng 4, những con đường ở phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM rợp bóng cây xanh, nhiều cánh đồng lúa, rau muống…xanh ngút mắt khiến không khí vô cùng dễ chịu, mát mẻ.
|
Nơi đây đúng 40 năm trước xảy ra vụ rơi máy bay trong chiến dịch "Không vận trẻ em" khiến 78 đứa bé thiệt mạng.
|
Căn biệt thư sang trọng đầy cây xanh rợp bóng mát của ông Huỳnh Thiên Phú (70 tuổi) nằm cạnh cánh đồng rau muống xanh ngát trên đường Vườn Lài, khu phố 2, phường An Phú Đông. Ít ai biết rằng, tại cánh đồng rau này, 40 năm trước, một vụ tai nạn máy bay thảm khốc khiến 76 trẻ em Việt Nam thiệt mạng. Đây là chuyến bay trong chiến dịch “không vận trẻ em” (Operatinon Babylift) do chính phủ Mỹ thực hiện.
|
Ông Huỳnh Thiên Phú kể, thời điểm xảy ra vụ tai nạn, ông đang làm việc tại trạm kiểm soát không lưu sân bay Tân Sơn Nhất. |
“Lúc tai nạn xảy ra, tôi tròn 30 tuổi và đang làm tại trạm kiểm soát không lưu ở sân bay Tân Sơn Nhất nên được xem là một trong những người phát hiện vụ tai nạn đầu tiên. Nhưng không ngờ khu vực máy bay rơi ngay trên vùng đất quê nội của mình.”, ông Phú kể lại.
|
Những đứa trẻ sơ sinh được đặt trong hộp rộng lớn có chèn dây an toàn... |
|
...và những đứa trẻ lớn khác trên các chuyến bay rời Sài Gòn trong chiến dịch "không vận trẻ em" vào tháng 4/1975. Ảnh Washington Times. |
Khoảng 16h45 ngày 4/4/1975, chiếc C5A Galaxy, máy bay vận tải lớn nhất của quân đội Mỹ, thực hiện chuyến bay đầu tiên chở gần 300 người, đa số là trẻ em được phía Mỹ cho là trẻ mồ côi vì chiến tranh, bị khuyết tật bẩm sinh hoặc có cha là quân nhân Mỹ… rời Việt Nam
.
|
Một phần chiếc máy bay gặp nạn rơi tại hiện trường. |
Sau khi cất cánh gần 15 phút, phi công phát hiện máy bay gặp sự cố (giảm áp suất đột ngột, cửa khoang bung ra) và định đáp khẩn cấp xuống sân bay Biên Hòa. Tuy nhiên, theo ông Phú, điều kiện sân bay Biên Hòa không thể tiếp nhận loại máy bay vận tải lớn này nên phi công phải quay ngược về Tân Sơn Nhất.
|
Những đứa trẻ bị thương sau vụ tai nạn được đưa đi cấp cứu. |
“Khi chỉ còn cách sân bay Tân Sơn Nhất vài km, chiếc C5A Galaxy đã rơi giữa cánh đồng xã An Phú Đông, quận Gò Vấp (phường An Phú Đông, quận 12 ngày nay-PV) và vỡ tung làm nhiều mảnh. Vụ tai nạn đã khiến 76 đứa trẻ, 50 người lớn tử vong; số còn lại khoảng 170 người (cả người lớn và trẻ em) may mắn sống sót”, ông Phú nhớ lại.
Những đứa trẻ tử vong đã được đưa đến căn cứ không quân ở Pattaya (Thái Lan) an táng. Hiện ngôi mộ tập thể của các em vẫn còn ở thành phố du lịch biển nói tiếng Thái Lan.
|
Giờ đây sau 40 năm, nhiều căn biệt thự, dự án đô thị...đang hình thành ở vùng đất An Phú Đông, quận 12. |
“Rồi Sài Gòn được giải phóng, đất nước thanh bình. Ký ức về
thảm kịch máy bay rơi năm xưa dần chìm vào quên lãng. Ngày nay vùng đất An Phú Đông đang phát triển vượt bậc với nhiều công trình, khu biệt thự, dự án nhà cao cấp, đường sá hiện đại. Khu đất nơi máy bay rơi hiện nằm trong dự án xây dựng đô thị hiện đại của chính quyền địa phương”, ông Phú cho biết.
|
Hàng năm cứ đến tháng 4, nhiều đứa trẻ vụ tai nạn trong chiến dịch "không vận trẻ em"năm xưa giờ là những ông bố, bà mẹ...đã trở lại quê hương thăm lại nơi xảy ra thảm nạn để tưởng niệm. |
Người dân sống ở nơi này cho biết, hàng năm cứ đến tháng 4 và nhất là những ngày vừa qua, có rất nhiều người (là những đứa trẻ năm xưa cùng người thân, con cháu…may mắn sống sót trong vụ tai nạn) đến nơi chiếc máy bay rơi để đặt hoa tưởng niệm.