K'Páo là người Châu Mạ, sống ở Buôn Đăng Đừng, Bảo Lâm (Lâm Đồng). Buôn này nằm sâu trong rừng trên thượng nguồn thác Dambri hùng vỹ. Páo lớn lên bình thường như bao nhiêu bạn bè khác, nhưng một ngày cách đây hơn 15 năm trong một lần đi rẫy về gặp mưa gió lớn anh lâm bệnh nặng. Cái nghèo khó, lạc hậu, thiếu kiến thức y học cũng như cuộc sống giữa rừng không cho Páo một cơ hội nào để chữa trị. Kết quả là anh bị teo cơ liệt một chân.Vì sống trong rừng sâu tách biệt với bên ngoài nên gia đình Páo cũng không biết có các thiết bị thay thế như chân giả, nạng gỗ… và nếu có biết thì cũng không đủ tiền làm. Họa từ trên trời rớt xuống quá đột ngột khiến cậu bé trầm cảm xa lánh mọi người.quả là anh bị teo cơ liệt một chân. Những tháng đầu, Páo nằm liệt trong nhà không đi đâu, nhưng rồi dần dần anh cũng tập đi lại bằng chiếc gậy. Lúc đầu không quen Páo thường xuyên bị ngã đau khi đi qua những đồi dốc, khe, suối. Nhất là vào mùa mưa thì việc đi lại càng khó khăn hơn nhiều. "Tôi cũng không thể nhớ mình đã ngã bao nhiêu lần", anh nói. Cứ quen dần, đến bây giờ đã hơn 15 năm, chiếc gậy trở thành đôi chân vững chắc cho Páo lên nương, đi rẫy. Páo có thể làm việc như tất cả những người bình thường. Sau những ngày làm việc mệt nhọc Páo cùng bạn bè ra sân banh trước chùa Đăng Đừng để vui chơi. Vị trí anh thường đảm nhiệm là hậu vệ cánh trái. Dù chân không lành lặn nhưng Páo di chuyển rất nhanh và lợi hại, dễ gây bất ngờ cho đối phương. Thực chất là điều khiển bằng tay đẩy gậy nên rất linh hoạt và mạnh. Đối phương nhiều khi lúng túng trước một đòn cật lực của “hậu vệ” Páo. ià làng K'Hin tâm sự, trong bản ai cũng yêu mến Páo bởi tính tình hiền lành chịu khó. Họ tự hào vì Páo là tấm gương về nghị lực vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. “Nó là thằng giỏi nhất làng đấy”, già K'Hin nói. Hiện Páo đã hơn 30 tuổi. Mong ước lớn nhất của anh là có một gia đình hạnh phúc để không còn sống cô đơn. Gia đình Páo là hộ nghèo của buôn Đăng Đừng, nghề chính là trồng và thu hoạch cafe. Hàng ngày Páo chống gậy cùng thanh niên trong làng lên rẫy cuốc đất và chăm sóc cây, chiều lại chở hàng về nhà.
K'Páo là người Châu Mạ, sống ở Buôn Đăng Đừng, Bảo Lâm (Lâm Đồng). Buôn này nằm sâu trong rừng trên thượng nguồn thác Dambri hùng vỹ. Páo lớn lên bình thường như bao nhiêu bạn bè khác, nhưng một ngày cách đây hơn 15 năm trong một lần đi rẫy về gặp mưa gió lớn anh lâm bệnh nặng. Cái nghèo khó, lạc hậu, thiếu kiến thức y học cũng như cuộc sống giữa rừng không cho Páo một cơ hội nào để chữa trị. Kết quả là anh bị teo cơ liệt một chân.
Vì sống trong rừng sâu tách biệt với bên ngoài nên gia đình Páo cũng không biết có các thiết bị thay thế như chân giả, nạng gỗ… và nếu có biết thì cũng không đủ tiền làm. Họa từ trên trời rớt xuống quá đột ngột khiến cậu bé trầm cảm xa lánh mọi người.quả là anh bị teo cơ liệt một chân.
Những tháng đầu, Páo nằm liệt trong nhà không đi đâu, nhưng rồi dần dần anh cũng tập đi lại bằng chiếc gậy. Lúc đầu không quen Páo thường xuyên bị ngã đau khi đi qua những đồi dốc, khe, suối. Nhất là vào mùa mưa thì việc đi lại càng khó khăn hơn nhiều. "Tôi cũng không thể nhớ mình đã ngã bao nhiêu lần", anh nói.
Cứ quen dần, đến bây giờ đã hơn 15 năm, chiếc gậy trở thành đôi chân vững chắc cho Páo lên nương, đi rẫy. Páo có thể làm việc như tất cả những người bình thường.
Sau những ngày làm việc mệt nhọc Páo cùng bạn bè ra sân banh trước chùa Đăng Đừng để vui chơi. Vị trí anh thường đảm nhiệm là hậu vệ cánh trái. Dù chân không lành lặn nhưng Páo di chuyển rất nhanh và lợi hại, dễ gây bất ngờ cho đối phương.
Thực chất là điều khiển bằng tay đẩy gậy nên rất linh hoạt và mạnh. Đối phương nhiều khi lúng túng trước một đòn cật lực của “hậu vệ” Páo.
ià làng K'Hin tâm sự, trong bản ai cũng yêu mến Páo bởi tính tình hiền lành chịu khó. Họ tự hào vì Páo là tấm gương về nghị lực vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. “Nó là thằng giỏi nhất làng đấy”, già K'Hin nói.
Hiện Páo đã hơn 30 tuổi. Mong ước lớn nhất của anh là có một gia đình hạnh phúc để không còn sống cô đơn. Gia đình Páo là hộ nghèo của buôn Đăng Đừng, nghề chính là trồng và thu hoạch cafe. Hàng ngày Páo chống gậy cùng thanh niên trong làng lên rẫy cuốc đất và chăm sóc cây, chiều lại chở hàng về nhà.