Anh Bùi Văn Bình sinh ra trong gia đình nhà nông nghèo, năm Bình lên 6 tuổi thì bố mất, mẹ đi thêm bước nữa bỏ mặc Bình và em gái bơ vơ
. May mắn hai anh em Bình được hàng xóm góp gạo, rau, muối nuôi nấng qua ngày. Sống trong nghèo khó nhưng Bình vẫn cố gắng xin đi học để biết cái chữ, tuy nhiên học đến lớp 4 anh bị ốm, sau đó bị bại liệt 2 chân, 2 tay cũng yếu đi.Bị bệnh tật hành hạ nhưng trong tâm trí Bình luôn khát khao học chữ. Quãng đường từ nhà đến trường nếu không có ai giúp thì anh tự bò lê hoặc nhờ bạn bè cõng. Nhưng đến ngày thứ 2 của kỳ thi tốt nghiệp PTTH Bình lại ốm nặng và không thể tiếp tục tham dự kỳ thi, con đường học tập của anh dừng lại ở đây mặc dù bản thân anh rất buồn. Đến một hôm có hai vợ chồng người trong thôn không biết chữ đưa con đến nhà Bình nhờ anh dạy kèm vì nhà quá nghèo nên không đủ tiền cho con đi học. Cứ như vậy, dần dần hai nhà, ba nhà... trong thôn có hoàn cảnh tương tự đã dẫn con mình đến nhờ Bình. Trong ảnh: Ngôi nhà mà anh Bình đang sống.
Cuối năm 2009, sau một trận mưa bão rất lớn, cả căn nhà mái tranh của Bình bị lốc xoáy. Thấy vậy người dân trong thôn Yên đã quyên góp tiền dựng một ngôi nhà khoảng 15m2 giúp Bình có chỗ chui ra chui vào và có chỗ để dạy các em học sinh. Ảnh: Các em học sinh đang được "thầy Bình" dạy chữ trong ngôi nhà rộng khoảng 15m2. “Các em được tôi dạy là từ lớp 1 đến lớp 5. Tôi chia ra làm 2 ca sáng, (từ 7h30 đến 10h (lớp 2, 3): Ca chiều (từ 13h30-16h (lớp 1, 4, 5). Dạy chủ yếu Toán và Văn). Các em đến học đều là con của những cô chú trong thôn có hoàn cảnh nghèo khó giống tôi, cũng có một số em gia đình có điều kiện đến học. Được dạy chữ cho các em tôi thấy ấm lòng lắm, nỗi cô đơn của tôi được vơi đi phần nào. Sống được ngày nào tôi vẫn tiếp tục dạy cái chữ cho các em, cũng mong rằng, tất cả các em sau này đều trưởng thành và sống thật có ích cho xã hội là tôi vui rồi”, anh Bình chia sẻ. Các em học sinh đến học tại nhà thầy Bình rất chăm chú nghe giảng và làm bài tập theo lời chỉ dạy của "thầy Bình".Bé nào cũng say sưa học tập. Những nét chữ nắn nót của các em học sinh được "thầy Bình" chỉ dạy từng li, từng tí.Hầu hết các em học sinh được thầy Bình dạy kèm đều đạt được thành tích học tập rất khá, giỏi. Cháu Bùi Phương Thùy Linh (học lớp 2) chia sẻ: “Được thầy Bình dạy cháu rất hiểu bài, đến nhà thầy học còn có nhiều bạn khác nữa nên cháu rất vui. Hầu hết các bài tập mà cháu được cô giáo trên trường giao về giờ cháu có thể tự làm được". Còn đây là chiếc xe lăn giúp anh Bình di chuyển trong suốt thời gian qua. Anh Bình cho hay: "Bình thường nếu di chuyển từ trên giường xuống xe lăn tôi phải nhờ đến các em học sinh, không thì đợi hàng xóm đi qua thấy ai thì gọi vào giúp. Còn việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa cũng đều phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người".Trước khi ra về các em học sinh xếp gọn cặp sách...... vở lên bàn thật ngay ngắn. Dù trời mưa các em vẫn "đội mưa" đến nhà thầy Bình để học. Trao đổi với PV, ông Bùi Quang Vinh (Chủ tịch xã Kim Truy, Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) nói: “Chúng tôi rất khâm phục ý chí và nghị lực của anh Bình, dù bị bại liệt nhưng vẫn cố gắng vượt lên số phận để giúp các cháu nhỏ trong thôn, xã đến học tập, biết cái chữ. Cũng nhờ có anh Bình mà đa số các cháu học sinh trong xã đều có nhiều thành tích học tập rất khá. Chúng tôi vẫn cố gắng động viên, giúp đỡ anh Bình cả về tinh thần và vật chất để cuộc sống của anh thêm vui, ý nghĩa hơn”.
Anh Bùi Văn Bình sinh ra trong gia đình nhà nông nghèo, năm Bình lên 6 tuổi thì bố mất, mẹ đi thêm bước nữa bỏ mặc Bình và em gái bơ vơ
. May mắn hai anh em Bình được hàng xóm góp gạo, rau, muối nuôi nấng qua ngày. Sống trong nghèo khó nhưng Bình vẫn cố gắng xin đi học để biết cái chữ, tuy nhiên học đến lớp 4 anh bị ốm, sau đó bị bại liệt 2 chân, 2 tay cũng yếu đi.
Bị bệnh tật hành hạ nhưng trong tâm trí Bình luôn khát khao học chữ. Quãng đường từ nhà đến trường nếu không có ai giúp thì anh tự bò lê hoặc nhờ bạn bè cõng. Nhưng đến ngày thứ 2 của kỳ thi tốt nghiệp PTTH Bình lại ốm nặng và không thể tiếp tục tham dự kỳ thi, con đường học tập của anh dừng lại ở đây mặc dù bản thân anh rất buồn. Đến một hôm có hai vợ chồng người trong thôn không biết chữ đưa con đến nhà Bình nhờ anh dạy kèm vì nhà quá nghèo nên không đủ tiền cho con đi học. Cứ như vậy, dần dần hai nhà, ba nhà... trong thôn có hoàn cảnh tương tự đã dẫn con mình đến nhờ Bình. Trong ảnh: Ngôi nhà mà anh Bình đang sống.
Cuối năm 2009, sau một trận mưa bão rất lớn, cả căn nhà mái tranh của Bình bị lốc xoáy. Thấy vậy người dân trong thôn Yên đã quyên góp tiền dựng một ngôi nhà khoảng 15m2 giúp Bình có chỗ chui ra chui vào và có chỗ để dạy các em học sinh. Ảnh: Các em học sinh đang được "thầy Bình" dạy chữ trong ngôi nhà rộng khoảng 15m2.
“Các em được tôi dạy là từ lớp 1 đến lớp 5. Tôi chia ra làm 2 ca sáng, (từ 7h30 đến 10h (lớp 2, 3): Ca chiều (từ 13h30-16h (lớp 1, 4, 5). Dạy chủ yếu Toán và Văn). Các em đến học đều là con của những cô chú trong thôn có hoàn cảnh nghèo khó giống tôi, cũng có một số em gia đình có điều kiện đến học. Được dạy chữ cho các em tôi thấy ấm lòng lắm, nỗi cô đơn của tôi được vơi đi phần nào. Sống được ngày nào tôi vẫn tiếp tục dạy cái chữ cho các em, cũng mong rằng, tất cả các em sau này đều trưởng thành và sống thật có ích cho xã hội là tôi vui rồi”, anh Bình chia sẻ.
Các em học sinh đến học tại nhà thầy Bình rất chăm chú nghe giảng và làm bài tập theo lời chỉ dạy của "thầy Bình".
Bé nào cũng say sưa học tập.
Những nét chữ nắn nót của các em học sinh được "thầy Bình" chỉ dạy từng li, từng tí.
Hầu hết các em học sinh được thầy Bình dạy kèm đều đạt được thành tích học tập rất khá, giỏi.
Cháu Bùi Phương Thùy Linh (học lớp 2) chia sẻ: “Được thầy Bình dạy cháu rất hiểu bài, đến nhà thầy học còn có nhiều bạn khác nữa nên cháu rất vui. Hầu hết các bài tập mà cháu được cô giáo trên trường giao về giờ cháu có thể tự làm được".
Còn đây là chiếc xe lăn giúp anh Bình di chuyển trong suốt thời gian qua. Anh Bình cho hay: "Bình thường nếu di chuyển từ trên giường xuống xe lăn tôi phải nhờ đến các em học sinh, không thì đợi hàng xóm đi qua thấy ai thì gọi vào giúp. Còn việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa cũng đều phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người".
Trước khi ra về các em học sinh xếp gọn cặp sách...
... vở lên bàn thật ngay ngắn.
Dù trời mưa các em vẫn "đội mưa" đến nhà thầy Bình để học. Trao đổi với PV, ông Bùi Quang Vinh (Chủ tịch xã Kim Truy, Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) nói: “Chúng tôi rất khâm phục ý chí và nghị lực của anh Bình, dù bị bại liệt nhưng vẫn cố gắng vượt lên số phận để giúp các cháu nhỏ trong thôn, xã đến học tập, biết cái chữ. Cũng nhờ có anh Bình mà đa số các cháu học sinh trong xã đều có nhiều thành tích học tập rất khá. Chúng tôi vẫn cố gắng động viên, giúp đỡ anh Bình cả về tinh thần và vật chất để cuộc sống của anh thêm vui, ý nghĩa hơn”.