Tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân, Hóc Môn, người nghiện từ các quận Bình Tân, quận 12, Bình Chánh… liên tục được các cơ quan chức năng thu gom chuyển về. Do người nghiện rải rác khắp địa bàn toàn thành phố nên việc thu gom mất nhiều thời gian. Đến 18h đã có hơn 350 người được chuyển về trung tâm Nhị Xuân. Tại Trung tâm tiếp nhận đối tượng Xã hội Bình Triệu, đến 19h30 hơn 250 người nghiện được chuyển tới. Hầu hết người nghiện đều không chống đối , tinh thần sức khỏe đều bạc nhược, có những người lên cơn ngay tại phòng lập hồ sơ. Các cán bộ trung tâm nhanh chóng lập hồ sơ để quản lý và theo dõi chặt chẽ. Người được đưa vào trung tâm trải qua quy trình khai báo thông tin cá nhân, cân, xét nghiệm. Bên cạnh nhiều người nghiện nam còn có nhiều người là nữ giới với tuổi đời còn rất trẻ. Có trường hợp đặc biệt cả 2 vợ chồng cùng nghiện và bị đưa về trung tâm. Những người bị lên cơn sẽ chuyển qua khu vực cắt cơn. Đây là một thanh niên còn chưa qua cơn “ngáo đá”. Sau khi đã điều tra thông tin sẽ chuyển qua khu vực lập danh bản lưu trữ thông tin người nghiện. Công việc này bao gồm các trình tự như lấy dấu vân tay. Gắn thẻ định danh hình ảnh. Khi vào khu vực này hầu hết người nghiện đều đã hết cơn, biểu hiện thái độ lo lắng. Tại trung tâm Bình Triệu, họ được phát quần áo và được đưa về phòng nghỉ ngơi. Người nghiện quần áo và di chuyển về khu vực phòng ở, mỗi phòng có khoảng 15 người với đầy đủ giường, mùng mền… Cửa sắt được khóa ngoài nhằm tránh việc bỏ trốn. Theo Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM Trần Trung Dũng, kế hoạch tiếp đón người nghiện đã được lên phương án kỹ lưỡng. Sở Lao động Thương binh và Xã hội kết hợp với lực lượng công an, y tế tiến hành lập biên bản, xét nghiệm, sàng lọc để đưa đến các trung tâm tiếp nhận.
Tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân, Hóc Môn, người nghiện từ các quận Bình Tân, quận 12, Bình Chánh… liên tục được các cơ quan chức năng thu gom chuyển về.
Do người nghiện rải rác khắp địa bàn toàn thành phố nên việc thu gom mất nhiều thời gian. Đến 18h đã có hơn 350 người được chuyển về trung tâm Nhị Xuân.
Tại Trung tâm tiếp nhận đối tượng Xã hội Bình Triệu, đến 19h30 hơn 250 người nghiện được chuyển tới.
Hầu hết người nghiện đều không chống đối , tinh thần sức khỏe đều bạc nhược, có những người lên cơn ngay tại phòng lập hồ sơ.
Các cán bộ trung tâm nhanh chóng lập hồ sơ để quản lý và theo dõi chặt chẽ.
Người được đưa vào trung tâm trải qua quy trình khai báo thông tin cá nhân, cân, xét nghiệm.
Bên cạnh nhiều người nghiện nam còn có nhiều người là nữ giới với tuổi đời còn rất trẻ.
Có trường hợp đặc biệt cả 2 vợ chồng cùng nghiện và bị đưa về trung tâm.
Những người bị lên cơn sẽ chuyển qua khu vực cắt cơn. Đây là một thanh niên còn chưa qua cơn “ngáo đá”.
Sau khi đã điều tra thông tin sẽ chuyển qua khu vực lập danh bản lưu trữ thông tin người nghiện.
Công việc này bao gồm các trình tự như lấy dấu vân tay.
Gắn thẻ định danh hình ảnh.
Khi vào khu vực này hầu hết người nghiện đều đã hết cơn, biểu hiện thái độ lo lắng. Tại trung tâm Bình Triệu, họ được phát quần áo và được đưa về phòng nghỉ ngơi.
Người nghiện quần áo và di chuyển về khu vực phòng ở, mỗi phòng có khoảng 15 người với đầy đủ giường, mùng mền…
Cửa sắt được khóa ngoài nhằm tránh việc bỏ trốn.
Theo Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM Trần Trung Dũng, kế hoạch tiếp đón người nghiện đã được lên phương án kỹ lưỡng. Sở Lao động Thương binh và Xã hội kết hợp với lực lượng công an, y tế tiến hành lập biên bản, xét nghiệm, sàng lọc để đưa đến các trung tâm tiếp nhận.