Ông Dư Hoàng Lục, Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), cho biết khoảng 8h ngày 16/12/2014, nhóm người cải tạo vuông nuôi tôm của ông Sáu Của ở ấp Chòm Cau phát hiện một phần tượng Phật bị chôn vùi dưới lớp bùn.Nhóm thi công lập tức lặn mò rồi đưa các phần bức tượng lên bờ.Tượng sau đó được ráp lại, dựng lên trên bờ ao, cao 1,6 m. Lúc này người dân xung quanh báo chính quyền địa phương, ông Lục đến hiện trường vận động đưa tượng vào chùa cách đó 7 km.Dưới bàn chân của tượng Phật là một đế dài khoảng 60 cm, có hình 2 bàn chân. Theo lãnh đạo UBND xã Ninh Thạnh Lợi A, lúc đầu gia đình chủ đất nghe lời khuyên của chính quyền sở tại đưa tượng vào chùa nhưng sau đó có ý giữ lại để lập nơi thờ cúng.Một góc phía dưới của bức tượng được nhóm làm công đập vỡ lúc mới phát hiện để kiểm tra xem có phải đồng đen hay không.Phía sau tượng Phật có những dòng chữ đã bị mờ.Sau Tết Nguyên đán Ất Mùi, lượng người hiếu kỳ đến xem tượng Phật đã giảm. Ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, cho biết lúc mới phát hiện tượng Phật có rất nhiều người đến xem, thắp hương, cúng tiền, có khi lên đến hàng triệu đồng mỗi ngày.Theo ông Út, sau một thời gian giám định, nhà chức trách xác định tượng này là cổ vật nhưng chưa biết niên đại, cần công khai minh bạch việc áp dụng Luật Di sản. Từ đó cơ quan chức năng tuyên truyền, thuyết phục gia đình bàn giao cho cơ quan chức năng quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay gia đình chủ đất vẫn giữ quan điểm muốn giữ lại để lập nơi thờ cúng.Có thời điểm quá nhiều người vào xem tượng Phật nên chính quyền sở tại đã cho công an lập lại trật tự, ổn định an ninh địa phương. Ngoài đầu kênh 13 (giáp kênh xáng Giá Rai - Vĩnh Thuận) có nhiều người chèo đò đưa khách vào vuông tôm của ông Sáu Của (cách đó khoảng 2 km) với giá 15.000 đồng/người cho 2 lượt đi về.
Ông Dư Hoàng Lục, Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), cho biết khoảng 8h ngày 16/12/2014, nhóm người cải tạo vuông nuôi tôm của ông Sáu Của ở ấp Chòm Cau phát hiện một phần tượng Phật bị chôn vùi dưới lớp bùn.
Nhóm thi công lập tức lặn mò rồi đưa các phần bức tượng lên bờ.
Tượng sau đó được ráp lại, dựng lên trên bờ ao, cao 1,6 m. Lúc này người dân xung quanh báo chính quyền địa phương, ông Lục đến hiện trường vận động đưa tượng vào chùa cách đó 7 km.
Dưới bàn chân của tượng Phật là một đế dài khoảng 60 cm, có hình 2 bàn chân. Theo lãnh đạo UBND xã Ninh Thạnh Lợi A, lúc đầu gia đình chủ đất nghe lời khuyên của chính quyền sở tại đưa tượng vào chùa nhưng sau đó có ý giữ lại để lập nơi thờ cúng.
Một góc phía dưới của bức tượng được nhóm làm công đập vỡ lúc mới phát hiện để kiểm tra xem có phải đồng đen hay không.
Phía sau tượng Phật có những dòng chữ đã bị mờ.
Sau Tết Nguyên đán Ất Mùi, lượng người hiếu kỳ đến xem tượng Phật đã giảm. Ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, cho biết lúc mới phát hiện tượng Phật có rất nhiều người đến xem, thắp hương, cúng tiền, có khi lên đến hàng triệu đồng mỗi ngày.
Theo ông Út, sau một thời gian giám định, nhà chức trách xác định tượng này là cổ vật nhưng chưa biết niên đại, cần công khai minh bạch việc áp dụng Luật Di sản. Từ đó cơ quan chức năng tuyên truyền, thuyết phục gia đình bàn giao cho cơ quan chức năng quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay gia đình chủ đất vẫn giữ quan điểm muốn giữ lại để lập nơi thờ cúng.
Có thời điểm quá nhiều người vào xem tượng Phật nên chính quyền sở tại đã cho công an lập lại trật tự, ổn định an ninh địa phương. Ngoài đầu kênh 13 (giáp kênh xáng Giá Rai - Vĩnh Thuận) có nhiều người chèo đò đưa khách vào vuông tôm của ông Sáu Của (cách đó khoảng 2 km) với giá 15.000 đồng/người cho 2 lượt đi về.