Dị nhân “dựng trứng”, khiến cá sống trong nước sôi

Google News

Với Đỗ Sơn Hà, người ta không chỉ gọi ông là ’dị nhân’ mà là ’dị nhân đa tài’. Tôi lại thấy ông như lão phù thủy, nhà ảo thuật.

Với Đỗ Sơn Hà, người ta không chỉ gọi ông là ’dị nhân’ mà là ’dị nhân đa tài’. Tôi lại thấy ông như lão phù thủy, nhà ảo thuật.

Khách đến ngồi đầy ở phòng khách, chờ… “Dị nhân” Đỗ Sơn Hà từ trên gác đi xuống. Ông ký một loạt giấy tờ từ một nhân viên trong công ty đem tới; quay ra trao đổi với một ông bạn nhà thơ; rồi quay ra với chúng tôi… Nghe danh đã lâu về “dị nhân đa tài” nhất Hà Nội, nay gặp, tôi thấy ông cũng bình dị thôi - ngoài 60, mới nghỉ hưu công việc nhà nước, rắn chắc, da ngăm đen, mắt sáng, nói nhanh, vang…

Ông thông báo là sau nhiều năm, nay ông đã phát minh ra một loại cờ có nhiều ưu điểm, mà ông tạm đặt tên là “cờ toán Việt Nam”.

Ông cho biết, so với các loại cờ khác như cờ vua, hay cờ tướng thì cờ toán thật độc đáo khi người chơi phải có kiến thức toán cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia, khai căn… Rất lý thú, cờ toán khi chơi có tác dụng rèn luyện trí tuệ, sự nhanh nhạy, trí thông minh. Và với ông, những phát minh khác thì ông chỉ xếp loại là “văn nghệ, giải trí” thôi, nhưng với sáng kiến “cờ toán Việt Nam” thì lần đầu tiên ông nghĩ tới việc đi đăng ký sở hữu trí tuệ, trước khi đem ra công chúng, vì đó là tài sản trí tuệ của riêng ông.

Với Đỗ Sơn Hà, người ta không chỉ gọi ông là "dị nhân" mà là "dị nhân đa tài".
Với Đỗ Sơn Hà, người ta không chỉ gọi ông là "dị nhân" mà là "dị nhân đa tài".

Lâu nay, việc đặt dựng đứng quả trứng lên đầu chiếc đũa, là việc làm mang màu sắc huyền bí, siêu thực và chỉ có các thầy pháp, các nhà ngoại cảm mới làm được khi đi tìm hài cốt.

Thật vậy, những năm qua, các nhà ngoại cảm thường dùng thủ thuật quả trứng đứng trên đầu đũa như là thủ thuật dẫn đường đi tìm hài cốt liệt sĩ thất lạc. Bởi, ngay như quyển sách cổ của người Tây Tạng cũng nói rằng, muốn tìm hài cốt thì trước đó quả trứng phái được đặt lên ban thờ để cúng, cho âm hồn người chết nhập vào quả trứng, hay tôi hơn một lần được nghe một nhà ngoại cảm nói: Quả trứng là sinh thể sống, nhưng sự sống rất yếu. Vậy nên, vong linh người chết rất dễ… nhập vào quả trứng. Bởi vậy, các nhà ngoại cảm thường dùng quả trứng sống, như là cách để vong linh dẫn đường đi tìm hài cốt, ở địa điểm nào khi đặt quả trứng dựng đứng được trên đầu đũa, thì ở bên dưới có hài cốt cần tìm.

Vì vậy, việc đặt được trứng đứng trên đầu đũa là việc làm riêng của nhà ngoại cảm. Việc làm siêu hình đó chỉ có thể thực hiện được khi người ta sai khiến, điều khiển được vong linh, âm hồn. Nói về hiện tượng này, ông Nguyễn Phúc Giác Hải - Trưởng bộ môn Dự báo - Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người cho rằng: “Nó siêu thực, nằm ngoài quy luật vật lý thông thường”, hay ngay như Giáo sư, Viện sĩ Đào Vọng Đức cho rằng: “Vật lý cổ điển chưa đủ để giải thích…”.

Trước hiện tượng được cho là “huyền bí” này, làm các nhà vật lý, các nhà khoa học thực nghiệm… đau đầu! “Dị nhân đa tài” Đỗ Sơn Hà thì không nghĩ thế, cho rằng, “việc đó có gì mà ầm ĩ, thậm chí hết sức đơn giản”. Quả trứng gà, trứng vịt, với bất kỳ ai đều quen thuộc, như với Đỗ Sơn Hà, từ hồi bé tý nửa ngày đi học, nửa ngày ở nhà được bố giao cho chăn đàn vịt đồng. Cậu bé thông minh, nhanh nhẹn này có biệt tài chọn trứng, cậu biết được quả trứng nào cũ, nào mới, quả nào ấp nở được… Đỗ Sơn Hà, tốt nghiệp hai trường đại học là Sư phạm và Tổng hợp Hà Nội, học tự nhiên, lại có “tư duy duy vật” của Mác, không lẽ quả trứng đứng lại huyền bí “nằm ngoài quy luật vật lý sao?! Ông không tin.

Không chỉ dựng đứng trứng sống trên đầu đũa, ông dựng được cả trứng chín, trứng lộn. Mỗi loại trứng có đặc tính khác nhau, do đó ông có bí quyết để dựng khác nhau. Không chỉ dựng trên đầu đũa, ông còn dựng được trứng đứng trên mặt phẳng kính nằm ngang, rồi nghiêng mặt kính 15 độ, ông cũng dựng được! Với việc dựng trứng được như trên, dị nhân Đỗ Sơn Hà đã “bóc mẽ” các nhà ngoại cảm!

Ông Đỗ Sơn Hà với “kỹ thuật dựng trứng”.
Ông Đỗ Sơn Hà với “kỹ thuật dựng trứng”.

Trong nghi lễ “gọi hồn”, các thầy pháp, thầy cúng hay có nghi thức đặt con giống bằng giấy lên mâm để trên ban thờ. Khi đó, thầy pháp cần nén hương cháy hơ hơ vào con giống nói, con giống động đậy và phán… các cụ đã về. Việc di chuyển con giống bằng giấy theo ý mình thì ông Đỗ Sơn Hà làm thành thạo. Không khó gì!. Theo nguyên lý vật lý, độ giãn nở của những chất khác nhau thì khác nhau. Do vậy, giấy làm con giống phải có 2 mặt khác nhau, nên khi đưa nhiệt độ (bằng hương đốt, hay cả thuốc lá đang cháy…) thì con giống sẽ cử động, di chuyển được. Ông làm cho tôi xem, rõ là như thế! Một lần nữa, trò “mê tín dị đoan" bị bóc mẽ.

Ông Đỗ Sơn Hà còn làm cho tôi kinh ngạc, khi đặt nghiêng 75 độ chai rượu vodka trên thành ghế. Chai rượu đứng nghiêng như thế mấy tiếng không hồ. Về việc giữ thăng bằng cho vật thể nghiêng, năm 1993, khi đang là giáo viên ở Hải Dương ông biết được thông tin nước Italy, mời các chuyên gia, nhà khoa học khắp thế giới đến cứu tháp Pisa. Ông kỳ công viết một tập báo cáo khoa học, và chụp ảnh chai rượu đứng nghiêng… gửi Đại sứ quán Italy tại Hà Nội.

Đợt đó, sứ quán Ý liên lạc, mời ông đi...  Cũng hồi còn làm giáo viên ở Hải Dương, một lần về một làng chuyên làm khảm trai ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ), chỉ “nhìn qua” ông đã học được kỹ thuật làm khảm trai. Hồi đó kinh tế khó khăn, ngoài nghề giáo viên, ông ra chợ mua trai và làm thêm nghề khảm trai. Sản phẩm ông làm ra nức tiếng xứ Đông, và ông được phong… nghệ nhân.

Một trò nữa, ông cho là giải trí khác là “cá vẫn sống trong nồi nước sôi”. Kỳ lạ. Như ảo thuật. Đó là một điều khó tưởng tượng, khi nồi nước sôi rõ ràng, đang bốc khói, mà con cá vẫn sống được 5-7 phút. Ông chả giấu giếm gì, thế này: Mình đun sôi chỉ một điểm, và có cách chống đối lưu nước, chống dẫn nhiệt từ đó ra.

Trước kia, ở bên Trung Hoa, Tào Thực đi 7 bước làm được 1 bài thơ, thì nay, dù không đi bộ đội ngày nào chỉ bằng việc đọc tài liệu và nghiền ngẫm trận đánh thành cổ Quảng Trị, “dị nhân” Đỗ Sơn Hà đã viết được những bài thơ về thành cổ, về tình đồng đội rất xúc động, rất “thật” y như ông viết về đồng đội mình vậy! 7 bài thơ về thành cổ Quảng Trị hay nhất, được lưu vào kỷ yếu, được người lính còn sống sót ở cái “cối xay thịt” bên sông Thạch Hãn chuyền tay nhau đọc.

Có lẽ vì vậy, năm nay 40 năm trận Thành cổ, một lễ hội kỷ niệm rất lớn trong thời gian dài, những người lính đánh trận ấy đã mời Đỗ Sơn Hà tham gia làm Phó ban tổ chức! Không chỉ là nhà thơ, ông còn là một pianist, một người làm nhạc, sáng tác ca khác; là nhiếp ảnh gia, mà người trong giới… không giám coi thường.

Trong phòng khách nhà ông, treo bức ảnh lớn dài 3m có tên “thị xã Hải Dương trước ngày lên thành phố”, ông chụp, ai cũng khen. Về chuyện chụp ảnh, tôi nói với ông chuyện gần đây có nhà ngoại cảm chụp được ảnh những vòng sáng, người ta cho là các vong linh, người âm. Một lần nữa, ông lại “bóc mẽ” họ, khi trưng ra bộ ảnh mà chính tay ông chụp ở khu Đền Lừ về đêm, cũng có những đốm sáng như của các nhà ngoại cảm. Ông nói, đó chỉ là sự khúc xạ, kỹ xảo thôi!

Những tài lẻ tẻ nêu trên ông chỉ cho là những trò giải trí, duy có một cái tài là tài chữa bệnh thì ông cho là việc làm nghiêm túc. Đỗ Sơn Hà có tiếng khi ông có thể xem bàn tay, nhìn móng tay, sắc diện mà tìm ra bệnh. Khi đoán được bệnh ông cắt thuốc, bài thuốc rất giản tiện, gọn nhẹ mà khỏi bệnh. Tài lẻ này, ông làm lấy phúc, không vì mục đích kiếm tiền.

Đúng 60 tuổi, từ một cán bộ của Bộ Nội vụ, ông về nghỉ hưu. Nhưng nghỉ hưu về ông lại tham gia nhiều chức vụ khác, trong đó một chức giám đốc, và một chức phó giám đốc…  Đa tài như ông thì không có thời gian hưu thật.

(Theo Công Lý)

 

Bình luận(0)