Đây không phải là những chú trâu đi lạc vào phố, mà là đàn trâu của anh Nguyễn Đình Thiện (tổ 7, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) có giá trị khoảng trên dưới 2 tỷ đồng. Mỗi năm, đàn trâu đem lại thu nhập ổn định cho anh gần 100 triệu đồng.Năm 2010, sau khi bôn ba từ Nam ra Bắc, anh Thiện mạnh dạn đầu tư số tiền lớn vào mô hình chăn nuôi trâu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Một ngày của những chú trâu này rất khoa học, sáng 6h rời khỏi chuồng ăn cỏ tới 8h xuống đầm dưới nước. Tuy nuôi trâu với số lượng lớn nhưng anh Thiện luôn nhớ mặt mũi từng con một, cách ăn uống của chúng, tính nết của từng chú trâu một.Mặc dù được chăn thả một cách tự nhiên nhưng anh Thiện cũng phải lập kế hoạch để đàn trâu có điều kiện tốt nhất. Ngoài ra anh còn chú ý đến việc phân tách đến những con trâu đang chửa, những con trâu bán thịt, những chú nghé con và đặc biệt là một chú trâu chọi với cái tên “Tể tướng” mà anh đã đặt cho nó. Không chỉ đơn thuần nuôi trâu để có lợi nhuận mà đàn trâu giờ đây lại chính là những người bạn thân thiết, là niềm vui của anh.
Hiện nay, đàn trâu của anh Thiện vừa phục vụ để bán thịt cho thị trường vừa là nơi cung cấp trâu giống cho bà con.“Có nhiều người ở Hải Lựu, Đồ Sơn đã trả anh hơn 100 triệu đồng cho Tể tướng nhưng anh vẫn không muốn bán vì thực sự anh và “ Tể tướng” đã có rất nhiều kỉ niệm” – Anh Thiện tâm sự. Con trâu đầu đàn được anh Thiện nuôi từ lúc mới chỉ có 1 tuổi, đây là chỉ huy của toàn bộ đàn trâu, có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ các thành viên trong đàn. Lúc mua về, chú nghé con này đã có thể chỉ huy được các thành viên trong đoàn.
Đây không phải là những chú trâu đi lạc vào phố, mà là đàn trâu của anh Nguyễn Đình Thiện (tổ 7, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) có giá trị khoảng trên dưới 2 tỷ đồng. Mỗi năm, đàn trâu đem lại thu nhập ổn định cho anh gần 100 triệu đồng.
Năm 2010, sau khi bôn ba từ Nam ra Bắc, anh Thiện mạnh dạn đầu tư số tiền lớn vào mô hình chăn nuôi trâu ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Một ngày của những chú trâu này rất khoa học, sáng 6h rời khỏi chuồng ăn cỏ tới 8h xuống đầm dưới nước.
Tuy nuôi trâu với số lượng lớn nhưng anh Thiện luôn nhớ mặt mũi từng con một, cách ăn uống của chúng, tính nết của từng chú trâu một.
Mặc dù được chăn thả một cách tự nhiên nhưng anh Thiện cũng phải lập kế hoạch để đàn trâu có điều kiện tốt nhất. Ngoài ra anh còn chú ý đến việc phân tách đến những con trâu đang chửa, những con trâu bán thịt, những chú nghé con và đặc biệt là một chú trâu chọi với cái tên “Tể tướng” mà anh đã đặt cho nó.
Không chỉ đơn thuần nuôi trâu để có lợi nhuận mà đàn trâu giờ đây lại chính là những người bạn thân thiết, là niềm vui của anh.
Hiện nay, đàn trâu của anh Thiện vừa phục vụ để bán thịt cho thị trường vừa là nơi cung cấp trâu giống cho bà con.
“Có nhiều người ở Hải Lựu, Đồ Sơn đã trả anh hơn 100 triệu đồng cho Tể tướng nhưng anh vẫn không muốn bán vì thực sự anh và “ Tể tướng” đã có rất nhiều kỉ niệm” – Anh Thiện tâm sự.
Con trâu đầu đàn được anh Thiện nuôi từ lúc mới chỉ có 1 tuổi, đây là chỉ huy của toàn bộ đàn trâu, có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ các thành viên trong đàn. Lúc mua về, chú nghé con này đã có thể chỉ huy được các thành viên trong đoàn.