Theo phong tục, cứ khoảng ngày 27 tháng Chạp, người đồng bào dân tộc Mường sẽ dừng các công việc đồng áng, mùa màng, tập trung lại ở đình làng dọn dẹp, nhà nhà, người người dựng cây nêu để chuẩn bị đón Tết.
Vui xuân đến mùng 7 tháng Giêng đầu sẽ là lúc người Mường làm lễ khai hạ, hay còn gọi là hạ nêu. Ở phần lễ, ông chủ đình sẽ thay mặt bà con làm lễ cúng thành hoàng theo truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc Mường. Các lễ vật cúng cũng được chuẩn bị công phu và đậm truyền thống, trong đó không được thiếu xôi, thịt gà và thịt heo. Sau đó, người chủ trì sẽ đọc lời cầu khấn là mong cho dân làng người người khỏe mạnh, xóm làng bình yên no ấm, một vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mọi vật sinh sôi…
|
Quang cảnh ngày lễ hội. |
Lễ khai hạ là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của đồng bào dân tộc Mường. Nghi thức cầu thần Thành Hoàng để cầu cho con cháu một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, quốc thái dân an. Quá trình chuẩn bị nghi lễ được chuẩn bị trước đó nhiều tuần, thành phần đồ lễ công phu, bày trí trang nghiêm thì lòng thành, ước muốn mới toại nguyện.
|
Quang cảnh buổi làm lễ cúng. |
Sau khi kết thúc phần lễ thì bà con bước vào phần hội. Khởi đầu, các cụ ông, cụ bà sẽ mở đầu bằng trò chơi kéo co và ném còn để sự cổ vũ con cháu trong làng giữ gìn nét truyền thống của tổ tiên truyền lại nhằm mục tiêu bắt đầu năm mới chăm chỉ lao động sản xuất. Sau đó, nhiều thanh niên nam nữ tham gia các trò chơi trò chơi dân gian truyền thống nhằm giữ gìn các nét đẹp dân tộc như đấu vật, nhảy bao bố, leo cột mỡ, đập heo đất, ném còn...
|
Người dân tham dự mặc trang phục truyền thống của người Mường. |
Dù định cư lập nghiệp tại Tây Nguyên đã hơn 50 năm, nhưng đồng bào Mường vẫn giữ được nhiều nét văn hoá của dân tộc mình. Lễ khai hạ giờ đây không chỉ là nơi để người Mường gặp gỡ, thắt chặt tình đoàn kết mà còn thu hút người dân, du khách cùng tham gia, tìm hiểu nét đặc sắc của văn hoá Mường tại mảnh đất này.