Từ ngày 15/3, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM lập lại trật tự lòng lề đường khu phố "Tây balô". Du khách "được dịp" chứng kiến người buôn bán bị thu gom bàn ghế vì đã lấn chiếm vỉa hè còn chống đối, xô xát với lực lượng thi hành công vụ. Tới nay, nỗ lực lập lại trật tự chưa đạt hiệu quả như mong đợi, nhất là ở đường Bùi Viện. Vỉa hè vẫn bị lấn chiếm để dựng xe, bán hàng.
Nhiều cửa hàng chống đối lực lượng chức năng còn dùng chiếu, giấy, báo, bìa cácton trải trên vỉa hè để kinh doanh... thay cho bàn ghế. Họ cho rằng, nếu có thu thì lực lượng quản lý trật tự cũng chả lấy được gì ngoài mấy tờ giấy rẻ tiền.
Vì vậy, những ngày qua trên vỉa hè đường Bùi Viện có hàng trăm khách Tây ngồi "lăn lóc" uống bia, tán gẫu.
Vỉa hè nhiều đoạn bị lấn chiếm toàn bộ. Khách tây, khách ta ngồi ngổn ngang.
Nhiều người tỏ ra thích thú với hiện trạng này, cho rằng điều đó tạo ra nét đặc trưng của khu phố Tây ở TP HCM......nhưng không ít ý kiến cho rằng, đây là thực trạng buồn, gây phản cảm, nhếch nhác cho du lịch TP HCM nói riêng và ngành công nghiệp không khói Việt Nam nói chung... ... nhất là những lúc lực lượng chức năng làm nhiệm vụ...... cả đường Bùi Viện nháo nhào, khách Tây ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra... Tương tự, dọc các con phố Tây như Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm, Hà Nội xảy ra tình trạng các quán ăn, quán nhậu lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Vỉa hè các con phố Hàng Buồm, Mã Mây... buổi tối tràn ngập quán ăn, quán nhậu. Bàn ghế, bát đũa ngổn ngang, rác thì bị vứt tứ tung từ vỉa hè tới lòng đường. Người đi bộ không còn lối đi, buộc phải đi lại dưới lòng đường.Du khách Tây chán nản. Chỗ đi chơi đã ít mà vỉa hè đi bộ cũng chả còn.Nhiều người đành phải chấp nhận cảnh nhếch nhác, luộm thuộm tại các quán vỉa hè.Người Hà Nội đã quen với quán vỉa hè và coi đó như một nét đặc trưng làm tăng vẻ sầm uất, náo nhiệt của thành phố... nhưng việc lấn chiếm tràn lan, cản trở giao thông, làm mất mỹ quan đô thị thực sự là việc cần bị xóa bỏ.
Từ ngày 15/3, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM lập lại trật tự lòng lề đường khu phố "Tây balô". Du khách "được dịp" chứng kiến người buôn bán bị thu gom bàn ghế vì đã lấn chiếm vỉa hè còn chống đối, xô xát với lực lượng thi hành công vụ.
Tới nay, nỗ lực lập lại trật tự chưa đạt hiệu quả như mong đợi, nhất là ở đường Bùi Viện. Vỉa hè vẫn bị lấn chiếm để dựng xe, bán hàng.
Nhiều cửa hàng chống đối lực lượng chức năng còn dùng chiếu, giấy, báo, bìa cácton trải trên vỉa hè để kinh doanh... thay cho bàn ghế. Họ cho rằng, nếu có thu thì lực lượng quản lý trật tự cũng chả lấy được gì ngoài mấy tờ giấy rẻ tiền.
Vì vậy, những ngày qua trên vỉa hè đường Bùi Viện có hàng trăm khách Tây ngồi "lăn lóc" uống bia, tán gẫu.
Vỉa hè nhiều đoạn bị lấn chiếm toàn bộ. Khách tây, khách ta ngồi ngổn ngang.
Nhiều người tỏ ra thích thú với hiện trạng này, cho rằng điều đó tạo ra nét đặc trưng của khu phố Tây ở TP HCM...
...nhưng không ít ý kiến cho rằng, đây là thực trạng buồn, gây phản cảm, nhếch nhác cho du lịch TP HCM nói riêng và ngành công nghiệp không khói Việt Nam nói chung...
... nhất là những lúc lực lượng chức năng làm nhiệm vụ...
... cả đường Bùi Viện nháo nhào, khách Tây ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra...
Tương tự, dọc các con phố Tây như Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm, Hà Nội xảy ra tình trạng các quán ăn, quán nhậu lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Vỉa hè các con phố Hàng Buồm, Mã Mây... buổi tối tràn ngập quán ăn, quán nhậu. Bàn ghế, bát đũa ngổn ngang, rác thì bị vứt tứ tung từ vỉa hè tới lòng đường. Người đi bộ không còn lối đi, buộc phải đi lại dưới lòng đường.
Du khách Tây chán nản. Chỗ đi chơi đã ít mà vỉa hè đi bộ cũng chả còn.
Nhiều người đành phải chấp nhận cảnh nhếch nhác, luộm thuộm tại các quán vỉa hè.
Người Hà Nội đã quen với quán vỉa hè và coi đó như một nét đặc trưng làm tăng vẻ sầm uất, náo nhiệt của thành phố... nhưng việc lấn chiếm tràn lan, cản trở giao thông, làm mất mỹ quan đô thị thực sự là việc cần bị xóa bỏ.