Sáng 8/10, đoàn người vẫn không ngừng đổ về số nhà 30 Hoàng Diệu để tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lẫn trong dòng người ấy, một bóng người run rẩy, mỗi bước đi đều phải có người dìu đỡ, đang nhích lên từng bước đầy khó nhọc. Đó chính là nhà văn Lê Lựu - cha đẻ của hàng loạt tác phẩm nổi tiếng: Mở rừng, Sóng ở đáy sông, Thời xa vắng. Mang trong mình cả chục căn bệnh, từ tai biến mạch máu não, bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến..., trở thành bệnh nhân thường xuyên của Viện quân y 108 và uống thuốc như cơm bữa thế nhưng khi nghe tin Đại tướng qua đời, ông vẫn bàng hoàng và nhất quyết đến tiễn đưa bằng được. Không thể tự đi, vì ngay cả trong phòng ông cũng phải bám vào thanh sắt dọc tường cho khỏi ngã, nên ra ngoài các nhân viên Trung tâm Văn hóa doanh nhân phải dìu ông đi từng bước, chậm rãi. Đoạn đường ngắn từ cổng vào nhà Đại Tướng, với Lê Lựu như dài hơn. Ông cần mẫn nhích lên từng bước nhỏ, kiên trì, khó nhọc, run rẩy. Nhà văn Lê Lựu kể, ông muốn đi từ hôm qua, nhưng chưa đi được vì còn chờ đặt bức trướng. Đó là tình cảm của nhà văn muốn dâng lên Đại tướng, một vĩ nhân không chỉ với riêng ông mà của chung của toàn thể nhân dân Việt Nam. Giây phút đứng trước di ảnh của người nhà văn Lê Lựu đã nghẹn ngào. Ông không khóc thành tiếng, nhưng nỗi đau xót, tiếc thương vị danh tướng tài ba của dân tộc thì hiện rõ trên gương mặt. Bậc thềm khá cao, nhiều lúc Lê Lựu loạng choạng như sắp ngã. Bàn tay ông nắm chắc vào hai nhân viên của mình như tìm một điểm tựa. Hoàn thành được tâm nguyện đến tiễn đưa Đại tướng, gương mặt nhà văn già như giãn ra, rạng rỡ. Nhà văn lưu những dòng chữ vào sổ tang. Nét bút nghệch ngoạc của người đã lâu không cầm bút nhưng chan chứa tình cảm. "Vẫn biết Bác là người sống trong lòng nhân loại muôn đời nhưng hôm nay nghe tin Bác đi xa cháu vẫn thấy bàng hoàng, đau đớn vô cùng. Cháu xin hứa sẽ rèn luyện, học tập nhân cách sống của Bác để thành người. Vĩnh biệt bác" - Nhà văn Lê Lựu viết.Ông chia sẻ, ông xúc động khi được tận mắt được chứng kiến tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho Đại tướng. Với ông, tâm nguyện được đến viếng Đại tướng đã hoàn thành, không còn mong ước gì hơn. Nhà văn Lê Lựu lại run rẩy từng bước ngược đoàn viếng. "Đại tướng ra đi nhưng người vẫn sống muôn đời đấy". Ông trả lời mà như tự nhủ với chính mình.
Sáng 8/10, đoàn người vẫn không ngừng đổ về số nhà 30 Hoàng Diệu để tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lẫn trong dòng người ấy, một bóng người run rẩy, mỗi bước đi đều phải có người dìu đỡ, đang nhích lên từng bước đầy khó nhọc. Đó chính là nhà văn Lê Lựu - cha đẻ của hàng loạt tác phẩm nổi tiếng: Mở rừng, Sóng ở đáy sông, Thời xa vắng.
Mang trong mình cả chục căn bệnh, từ tai biến mạch máu não, bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến..., trở thành bệnh nhân thường xuyên của Viện quân y 108 và uống thuốc như cơm bữa thế nhưng khi nghe tin Đại tướng qua đời, ông vẫn bàng hoàng và nhất quyết đến tiễn đưa bằng được.
Không thể tự đi, vì ngay cả trong phòng ông cũng phải bám vào thanh sắt dọc tường cho khỏi ngã, nên ra ngoài các nhân viên Trung tâm Văn hóa doanh nhân phải dìu ông đi từng bước, chậm rãi.
Đoạn đường ngắn từ cổng vào nhà Đại Tướng, với Lê Lựu như dài hơn. Ông cần mẫn nhích lên từng bước nhỏ, kiên trì, khó nhọc, run rẩy.
Nhà văn Lê Lựu kể, ông muốn đi từ hôm qua, nhưng chưa đi được vì còn chờ đặt bức trướng. Đó là tình cảm của nhà văn muốn dâng lên Đại tướng, một vĩ nhân không chỉ với riêng ông mà của chung của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Giây phút đứng trước di ảnh của người nhà văn Lê Lựu đã nghẹn ngào. Ông không khóc thành tiếng, nhưng nỗi đau xót, tiếc thương vị danh tướng tài ba của dân tộc thì hiện rõ trên gương mặt.
Bậc thềm khá cao, nhiều lúc Lê Lựu loạng choạng như sắp ngã. Bàn tay ông nắm chắc vào hai nhân viên của mình như tìm một điểm tựa.
Hoàn thành được tâm nguyện đến tiễn đưa Đại tướng, gương mặt nhà văn già như giãn ra, rạng rỡ.
Nhà văn lưu những dòng chữ vào sổ tang. Nét bút nghệch ngoạc của người đã lâu không cầm bút nhưng chan chứa tình cảm.
"Vẫn biết Bác là người sống trong lòng nhân loại muôn đời nhưng hôm nay nghe tin Bác đi xa cháu vẫn thấy bàng hoàng, đau đớn vô cùng. Cháu xin hứa sẽ rèn luyện, học tập nhân cách sống của Bác để thành người. Vĩnh biệt bác" - Nhà văn Lê Lựu viết.
Ông chia sẻ, ông xúc động khi được tận mắt được chứng kiến tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho Đại tướng. Với ông, tâm nguyện được đến viếng Đại tướng đã hoàn thành, không còn mong ước gì hơn.
Nhà văn Lê Lựu lại run rẩy từng bước ngược đoàn viếng. "Đại tướng ra đi nhưng người vẫn sống muôn đời đấy". Ông trả lời mà như tự nhủ với chính mình.