Liên hoan Phim Cannes 2015 bị chỉ trích nặng nề khi một nhóm phụ nữ bị chặn không cho vào xem buổi công chiếu phim Carol chỉ vì họ không đi giầy cao gót. Trong số những phụ nữ này có người đã hơn 50 tuổi và bị bệnh về cột sống nên họ phải đi giầy bệt. Sự việc này đã tạo ra làn sóng chỉ trích trên mạng xa hội và nhiều người nổi tiếng cũng lên tiếng phản đối. Đây là một trong những scandal tại Liên hoan Phim Cannes được mọi người nhắc đi nhắc lại nhiều lần. (Ảnh: nymag)Năm 2014, bộ phim Grace of Monaco do Nicole Kidman thủ vai chính, nữ diễn viên Grace Kelly, người sau này trở thành Công nương Monaco sau khi cưới Thái tử Rainer III. Hoàng gia Monaco đã gọi bộ phim là một trò hề và từ chối không tới dự lễ khai mạc Liên hoan Phim Cannes. (Ảnh: Reuters)Năm 2013, một chiếc dây chuyền trị giá 2,5 triệu USD đã bị mất tích tại khách sạn Hotel du Cap-Eden-Roc, nơi nổi tiếng an ninh ở Cannes. Khi vụ trộm xảy ra, có một số người nổi tiếng như Sharon Stone và Ornella Muti, đang tiệc tùng trong khách sạn. Thời điểm đó có tới 80 nhân viên an ninh canh gác tòa nhà cùng cả cảnh sát địa phương. (Ảnh: Getty Images)Đạo diễn người Đan Mạch Lars von Trier đã gây sốc khi tuyên bố “Tôi là một đảng viên đảng quốc xã Đức”, “Tôi hiểu Hitler” trong buổi quảng bá phim Melancholia. Nhà chức trách Cannes đã lập tức cấm cửa đạo diễn này khỏi LHP. Trước đó Lars von Trier từng giành giải Cành cọ vàng LHP Cannes. (Ảnh: Reuters)Bộ phim Antichrist của đạo diễn Lars von Trier gây sốc tại LHP Cannes 2009 với những cảnh quay sex trong những khung cảnh được đẩy đến tột cùng của cảm xúc. Trong buổi công chiếu phim, ngay từ khi mở màn, khán giả lúc cười, lúc giễu cợt và phản đối ầm ầm khi phim kết thúc. (Ảnh: Rex)Nam diễn viên Sacha Baron Cohen nổi tiếng với những màn gây sốc để quảng bá phim. Năm 2006, anh khiến bãi biển Cannes và cả LHP dậy sống khi diện bộ mankini anh mặc trong bộ phim Borat: Cultural Learnings of America for Make Benefit Glorious Nation of Kazakhstan. (Ảnh: Getty Images)Bộ phim tài liệu Fahrenheit 9/11 gây một cơn bão chính trị khi ra mắt tại Liên hoan Phim Cannes 2004, dù bộ phim đã được trao giải Cành Cọ Vàng năm đó. Bộ phim đã khiến phái hữu ở Mỹ tức giận và hãng phim Disney từ chối chiếu. (Ảnh: AP)Năm 2002, 250 khán giả đã đứng dậy bỏ xem bộ phim Irreversible và một số người phải thở oxy vì những cảnh quay sex quá bạo lực trong phim. Tuy nhiên, những khán giả nào ở lại tới cuối buổi chiếu đã đứng lại 5 phút để vỗ tay cổ vũ. (Ảnh: Getty Images)Trong LHP Cannes 1998, ban tổ chức quyết định chiếu nửa tiếng bộ phim Armageddon có sự tham gia của Bruce Willis. Tuy nhiên phản ứng của khán giả lại đi ngược lại với mong muốn của BTC, cả rạp cười rần rần khi nghe thấy đoạn hội thoại giữa hai nhân vật chính. Không may, ngôi sao Hollywood Willis lại có mặt trong rạp lúc đó và anh khẳng định bộ phim chưa phải là sản phẩm hoàn chỉnh. (Ảnh: Rex)Liên hoan Phim Cannes 1992 chấn động bởi tưởng hai ngôi sao Dolph Lundgren và Jean Claude Van Damme đánh nhau. Tuy nhiên sau đó, hai nam diễn viên thừa nhận đó chỉ là một màn quảng bá phim của hai người Universal Soldier. (Ảnh: Rex)Đạo diễn Pháp Maurice Pialat bị chỉ trích kịch liệt với thái độ hiếu chiến khi bị khán giả la ó chê bộ phim “Under the Sun of Satan” của mình, khi biết phim đoạt gải Grand Prix tại LHP Cannes 1987. Đáp lại sự chê bai của khán giả, Maurice nói: “Nếu các vị không thích tôi, tôi cũng chả thích gì các vị”. (Ảnh: Rex)Năm 1961, bộ phim Viridiana của đạo diễn Luis Bunuel bị Nhà thờ Thiên chúa giáo chỉ trích vì phim có cảnh sex của một nữ tu sĩ trẻ, cảnh hiếp dâm, loạn luân. Nhưng cuối cùng bộ phim vẫn giành giải Cành Cọ Vàng. (Ảnh: Rex)
Liên hoan Phim Cannes 2015 bị chỉ trích nặng nề khi một nhóm phụ nữ bị chặn không cho vào xem buổi công chiếu phim Carol chỉ vì họ không đi giầy cao gót. Trong số những phụ nữ này có người đã hơn 50 tuổi và bị bệnh về cột sống nên họ phải đi giầy bệt. Sự việc này đã tạo ra làn sóng chỉ trích trên mạng xa hội và nhiều người nổi tiếng cũng lên tiếng phản đối. Đây là một trong những scandal tại Liên hoan Phim Cannes được mọi người nhắc đi nhắc lại nhiều lần. (Ảnh: nymag)
Năm 2014, bộ phim Grace of Monaco do Nicole Kidman thủ vai chính, nữ diễn viên Grace Kelly, người sau này trở thành Công nương Monaco sau khi cưới Thái tử Rainer III. Hoàng gia Monaco đã gọi bộ phim là một trò hề và từ chối không tới dự lễ khai mạc Liên hoan Phim Cannes. (Ảnh: Reuters)
Năm 2013, một chiếc dây chuyền trị giá 2,5 triệu USD đã bị mất tích tại khách sạn Hotel du Cap-Eden-Roc, nơi nổi tiếng an ninh ở Cannes. Khi vụ trộm xảy ra, có một số người nổi tiếng như Sharon Stone và Ornella Muti, đang tiệc tùng trong khách sạn. Thời điểm đó có tới 80 nhân viên an ninh canh gác tòa nhà cùng cả cảnh sát địa phương. (Ảnh: Getty Images)
Đạo diễn người Đan Mạch Lars von Trier đã gây sốc khi tuyên bố “Tôi là một đảng viên đảng quốc xã Đức”, “Tôi hiểu Hitler” trong buổi quảng bá phim Melancholia. Nhà chức trách Cannes đã lập tức cấm cửa đạo diễn này khỏi LHP. Trước đó Lars von Trier từng giành giải Cành cọ vàng LHP Cannes. (Ảnh: Reuters)
Bộ phim Antichrist của đạo diễn Lars von Trier gây sốc tại LHP Cannes 2009 với những cảnh quay sex trong những khung cảnh được đẩy đến tột cùng của cảm xúc. Trong buổi công chiếu phim, ngay từ khi mở màn, khán giả lúc cười, lúc giễu cợt và phản đối ầm ầm khi phim kết thúc. (Ảnh: Rex)
Nam diễn viên Sacha Baron Cohen nổi tiếng với những màn gây sốc để quảng bá phim. Năm 2006, anh khiến bãi biển Cannes và cả LHP dậy sống khi diện bộ mankini anh mặc trong bộ phim Borat: Cultural Learnings of America for Make Benefit Glorious Nation of Kazakhstan. (Ảnh: Getty Images)
Bộ phim tài liệu Fahrenheit 9/11 gây một cơn bão chính trị khi ra mắt tại Liên hoan Phim Cannes 2004, dù bộ phim đã được trao giải Cành Cọ Vàng năm đó. Bộ phim đã khiến phái hữu ở Mỹ tức giận và hãng phim Disney từ chối chiếu. (Ảnh: AP)
Năm 2002, 250 khán giả đã đứng dậy bỏ xem bộ phim Irreversible và một số người phải thở oxy vì những cảnh quay sex quá bạo lực trong phim. Tuy nhiên, những khán giả nào ở lại tới cuối buổi chiếu đã đứng lại 5 phút để vỗ tay cổ vũ. (Ảnh: Getty Images)
Trong LHP Cannes 1998, ban tổ chức quyết định chiếu nửa tiếng bộ phim Armageddon có sự tham gia của Bruce Willis. Tuy nhiên phản ứng của khán giả lại đi ngược lại với mong muốn của BTC, cả rạp cười rần rần khi nghe thấy đoạn hội thoại giữa hai nhân vật chính. Không may, ngôi sao Hollywood Willis lại có mặt trong rạp lúc đó và anh khẳng định bộ phim chưa phải là sản phẩm hoàn chỉnh. (Ảnh: Rex)
Liên hoan Phim Cannes 1992 chấn động bởi tưởng hai ngôi sao Dolph Lundgren và Jean Claude Van Damme đánh nhau. Tuy nhiên sau đó, hai nam diễn viên thừa nhận đó chỉ là một màn quảng bá phim của hai người Universal Soldier. (Ảnh: Rex)
Đạo diễn Pháp Maurice Pialat bị chỉ trích kịch liệt với thái độ hiếu chiến khi bị khán giả la ó chê bộ phim “Under the Sun of Satan” của mình, khi biết phim đoạt gải Grand Prix tại LHP Cannes 1987. Đáp lại sự chê bai của khán giả, Maurice nói: “Nếu các vị không thích tôi, tôi cũng chả thích gì các vị”. (Ảnh: Rex)
Năm 1961, bộ phim Viridiana của đạo diễn Luis Bunuel bị Nhà thờ Thiên chúa giáo chỉ trích vì phim có cảnh sex của một nữ tu sĩ trẻ, cảnh hiếp dâm, loạn luân. Nhưng cuối cùng bộ phim vẫn giành giải Cành Cọ Vàng. (Ảnh: Rex)