1. Nằm: Nhiều tác giả nổi tiếng chỉ cần nằm cũng có thể giúp họ tập trung và sáng tạo hơn trong việc viết lách. Một vài tiểu thuyết gia quen nằm khi sáng tác có thể kể tới Mark Twain, George Orwell, Edith Wharton, Woody Allen và Marcel Proust. Đặc biệt, tác giả kiêm nhà viết kịch người Mỹ Truman Capote thậm chí còn tự nhận mình là một “tác giả nằm ngang” vì ông ta không thể suy nghĩ và viết lách trừ khi ông được nằm thoải mái. Ảnh: Tác giả Mark Twain/Time. 2. Đứng: Ngược lại với thói quen nằm sáng tác, nhiều người lại thích đứng để tìm kiếm mạch cảm xúc khi sáng tác. Các tác giả nổi tiếng có thói quen này là Hemingway, Charles Dickens, Virginia Woolf, Lewis Carroll và Philip Roth. Thực tế, đối với những nhà văn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, việc sử dụng bàn đứng để làm việc sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Điều này đã được khoa học chứng minh từ lâu. Ảnh: Tác giả Hemingway/Daidoanket. 3. Thẻ ghi nhớ: Tác giả Nabokov thường cất một số tấm thẻ ghi nhớ dưới gối của mình. Khi nào ý tưởng đến ông sẽ nhanh chóng lấy ra và ghi lại để không bị quên. Đây có thể vừa là thói quen, vừa là một phương pháp hay khi viết lách. Nó cho phép tác giả sáng tác mà không cần để tâm quá nhiều tới trật tự của các phân đoạn và dễ dàng sắp xếp lại thứ tự của chúng bằng các tấm thẻ ghi nhớ. Ảnh: Tác giả Nabokov/Woodberrypoetryroom. 4. Màu sắc: Alexandre Dumas, cha đẻ của Ba chàng lính ngự lâm và Bá tước Monte Cristo có một cách thức sáng tác rất khác biệt. Ông có thói quen sử dụng một hệ thống mã màu riêng biệt cho các sáng tác của mình. Trong nhiều thập kỷ, Alexandre Dumas đã sử dụng nhiều màu sắc khác nhau để chỉ phong cách sáng tác trong các tác phẩm của mình. Ông dùng màu xanh lam cho tiểu thuyết viễn tưởng, màu hồng cho truyện phi hư cấu hoặc các bài báo và màu vàng cho thơ. Ảnh: Tác giả Alexandre Dumas/Franceint. 5. Treo ngược người: Đây có thể là một cách chữa trị cho chứng mất cảm hứng sáng tác. Hoặc ít nhất, điều này có hiệu quả đối với Dan Brown. Ông thường áp dụng thói quen này khi sáng tác để có thể thư giãn và tập trung hơn. Một thói quen bất thường khác của tác giả Mật mã Da Vinci là để một chiếc đồng hồ cát trên bàn làm việc. Cứ hết một giờ làm việc, ông sẽ gác mọi việc sang một bên để tập thể dục nhẹ nhàng. Ảnh: Tác giả Dan Brown/AARP. 6. Nhìn vào tường: Francine Prose, tác giả của cuốn sách Blue Angel, tin rằng ngồi viết đối diện một bức tường là phép ẩn dụ hoàn hảo cho công việc của một nhà văn. Khi phải ngồi sáng tác trong một căn hộ xa lạ, giải pháp của Prose để hạn chế bị phân tâm là di chuyển bàn làm việc để nhìn ra bức tường phía trước. Bà cho rằng điều này có ích cho việc viết lách của mình, nhất là sau một quãng thời gian dài sáng tác. Ảnh: Tác giả Francine Prose/KCRW. 7. Khỏa thân: Nhà văn nổi tiếng Victor Hugo cũng có thói quen viết lách kì lạ khi thường sáng tác trong tình trạng hoàn toàn khỏa thân. Trong thời gian sáng tác cuốn tiểu thuyết Thằng gù nhà thờ Đức Bà, phải đối mặt với một lịch trình dày đặc để hoàn thành cuốn sách nên Victor Hugo đã nhờ trợ lý đem hết quần áo đi để ông không thể rời khỏi nhà và tập trung xử lý bản thảo. Ảnh: Tác giả Victor Hugo/The Guardian.
1. Nằm: Nhiều tác giả nổi tiếng chỉ cần nằm cũng có thể giúp họ tập trung và sáng tạo hơn trong việc viết lách. Một vài tiểu thuyết gia quen nằm khi sáng tác có thể kể tới Mark Twain, George Orwell, Edith Wharton, Woody Allen và Marcel Proust. Đặc biệt, tác giả kiêm nhà viết kịch người Mỹ Truman Capote thậm chí còn tự nhận mình là một “tác giả nằm ngang” vì ông ta không thể suy nghĩ và viết lách trừ khi ông được nằm thoải mái. Ảnh: Tác giả Mark Twain/Time.
2. Đứng: Ngược lại với thói quen nằm sáng tác, nhiều người lại thích đứng để tìm kiếm mạch cảm xúc khi sáng tác. Các tác giả nổi tiếng có thói quen này là Hemingway, Charles Dickens, Virginia Woolf, Lewis Carroll và Philip Roth. Thực tế, đối với những nhà văn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, việc sử dụng bàn đứng để làm việc sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Điều này đã được khoa học chứng minh từ lâu. Ảnh: Tác giả Hemingway/Daidoanket.
3. Thẻ ghi nhớ: Tác giả Nabokov thường cất một số tấm thẻ ghi nhớ dưới gối của mình. Khi nào ý tưởng đến ông sẽ nhanh chóng lấy ra và ghi lại để không bị quên. Đây có thể vừa là thói quen, vừa là một phương pháp hay khi viết lách. Nó cho phép tác giả sáng tác mà không cần để tâm quá nhiều tới trật tự của các phân đoạn và dễ dàng sắp xếp lại thứ tự của chúng bằng các tấm thẻ ghi nhớ. Ảnh: Tác giả Nabokov/Woodberrypoetryroom.
4. Màu sắc: Alexandre Dumas, cha đẻ của Ba chàng lính ngự lâm và Bá tước Monte Cristo có một cách thức sáng tác rất khác biệt. Ông có thói quen sử dụng một hệ thống mã màu riêng biệt cho các sáng tác của mình. Trong nhiều thập kỷ, Alexandre Dumas đã sử dụng nhiều màu sắc khác nhau để chỉ phong cách sáng tác trong các tác phẩm của mình. Ông dùng màu xanh lam cho tiểu thuyết viễn tưởng, màu hồng cho truyện phi hư cấu hoặc các bài báo và màu vàng cho thơ. Ảnh: Tác giả Alexandre Dumas/Franceint.
5. Treo ngược người: Đây có thể là một cách chữa trị cho chứng mất cảm hứng sáng tác. Hoặc ít nhất, điều này có hiệu quả đối với Dan Brown. Ông thường áp dụng thói quen này khi sáng tác để có thể thư giãn và tập trung hơn. Một thói quen bất thường khác của tác giả Mật mã Da Vinci là để một chiếc đồng hồ cát trên bàn làm việc. Cứ hết một giờ làm việc, ông sẽ gác mọi việc sang một bên để tập thể dục nhẹ nhàng. Ảnh: Tác giả Dan Brown/AARP.
6. Nhìn vào tường: Francine Prose, tác giả của cuốn sách Blue Angel, tin rằng ngồi viết đối diện một bức tường là phép ẩn dụ hoàn hảo cho công việc của một nhà văn. Khi phải ngồi sáng tác trong một căn hộ xa lạ, giải pháp của Prose để hạn chế bị phân tâm là di chuyển bàn làm việc để nhìn ra bức tường phía trước. Bà cho rằng điều này có ích cho việc viết lách của mình, nhất là sau một quãng thời gian dài sáng tác. Ảnh: Tác giả Francine Prose/KCRW.
7. Khỏa thân: Nhà văn nổi tiếng Victor Hugo cũng có thói quen viết lách kì lạ khi thường sáng tác trong tình trạng hoàn toàn khỏa thân. Trong thời gian sáng tác cuốn tiểu thuyết Thằng gù nhà thờ Đức Bà, phải đối mặt với một lịch trình dày đặc để hoàn thành cuốn sách nên Victor Hugo đã nhờ trợ lý đem hết quần áo đi để ông không thể rời khỏi nhà và tập trung xử lý bản thảo. Ảnh: Tác giả Victor Hugo/The Guardian.