Ván bài lật ngửa là một trong những tiểu thuyết viết về tình báo. Tác giả của cuốn tiểu thuyết này là nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn Trần Bạch Đằng với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý. Ảnh: HTV.Ván bài lật ngửa ban đầu có tên Giữa biển giáo rừng gươm. Tác phẩm được Xí nghiệp phim Tổng hợp TP.HCM chuyển thể thành phim đen trắng với tên Ván bài lật ngửa. Năm 1986, chính tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý viết lại tiểu thuyết từ kịch bản phim. Do bộ phim quá thành công, nhà văn lấy luôn tên tác phẩm văn học là Ván bài lật ngửa. Ảnh: Tạo hình phim Ván bài lật ngửa.Nguyên mẫu của Ván bài lật ngửa là anh hùng Phạm Ngọc Thảo. Ngay tại cuốn sách, tác giả Trần Bạch Đằng đề tặng: "Tưởng nhớ anh Chín T. và các đồng chí đã chiến đấu, hy sinh thầm lặng". Nhà cách mạng Trần Bạch Đằng từng giải thích Chín T. tức là Chín Thảo (Phạm Ngọc Thảo). Ảnh: Tạo hình phim Ván bài lật ngửa.Trong cuộc đời sáng tác văn học, tác giả Trần Bạch Đằng viết 4 vở kịch, trong đó có Hưng Đạo bình Nguyên năm 1951, nêu chiến công đánh tan quân Nguyên xâm lược của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng từng có một số cuốn sách viết về địa chí các địa phương gồm: Địa chí văn hóa TP.HCM, Địa chí Đồng Tháp Mười, Địa chí Sông Bé (Bình Dương, Bình Phước hiện nay). Ảnh: Công An Nhân Dân.Về lĩnh vực văn xuôi, Trần Bạch Đằng là tác giả của các tác phẩm như: Bác Sáu Rồng, Một ngày của bí thư tỉnh ủy, Ngày về của ngoại, Chân dung một quản đốc. Ảnh: NXB QĐND.Cả 3 tập thơ trên đều do nhà văn hóa Trần Bạch Đằng sáng tác. Ngoài ra, ông còn một số tập thơ khác như: Bài ca khởi nghĩa, Hành trình, Đất nước lại vào Xuân, Tuyển tập Hưởng Triều. Ảnh: NXB QĐND.
Ván bài lật ngửa là một trong những tiểu thuyết viết về tình báo. Tác giả của cuốn tiểu thuyết này là nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn Trần Bạch Đằng với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý. Ảnh: HTV.
Ván bài lật ngửa ban đầu có tên Giữa biển giáo rừng gươm. Tác phẩm được Xí nghiệp phim Tổng hợp TP.HCM chuyển thể thành phim đen trắng với tên Ván bài lật ngửa. Năm 1986, chính tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý viết lại tiểu thuyết từ kịch bản phim. Do bộ phim quá thành công, nhà văn lấy luôn tên tác phẩm văn học là Ván bài lật ngửa. Ảnh: Tạo hình phim Ván bài lật ngửa.
Nguyên mẫu của Ván bài lật ngửa là anh hùng Phạm Ngọc Thảo. Ngay tại cuốn sách, tác giả Trần Bạch Đằng đề tặng: "Tưởng nhớ anh Chín T. và các đồng chí đã chiến đấu, hy sinh thầm lặng". Nhà cách mạng Trần Bạch Đằng từng giải thích Chín T. tức là Chín Thảo (Phạm Ngọc Thảo). Ảnh: Tạo hình phim Ván bài lật ngửa.
Trong cuộc đời sáng tác văn học, tác giả Trần Bạch Đằng viết 4 vở kịch, trong đó có Hưng Đạo bình Nguyên năm 1951, nêu chiến công đánh tan quân Nguyên xâm lược của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng từng có một số cuốn sách viết về địa chí các địa phương gồm: Địa chí văn hóa TP.HCM, Địa chí Đồng Tháp Mười, Địa chí Sông Bé (Bình Dương, Bình Phước hiện nay). Ảnh: Công An Nhân Dân.
Về lĩnh vực văn xuôi, Trần Bạch Đằng là tác giả của các tác phẩm như: Bác Sáu Rồng, Một ngày của bí thư tỉnh ủy, Ngày về của ngoại, Chân dung một quản đốc. Ảnh: NXB QĐND.
Cả 3 tập thơ trên đều do nhà văn hóa Trần Bạch Đằng sáng tác. Ngoài ra, ông còn một số tập thơ khác như: Bài ca khởi nghĩa, Hành trình, Đất nước lại vào Xuân, Tuyển tập Hưởng Triều. Ảnh: NXB QĐND.