Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940 – 1945.Chỉ với 15 năm cầm bút, gia tài đồ sộ của Nam Cao gồm nhiều tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa hay Sống mòn, một thiên tiểu thuyết hiện thực vô cùng nổi tiếng.Nhân vật chính trong Sống mòn của Nam Cao là thầy giáo Thứ. Anh từ bỏ cuộc sống chốn làng quê và gia đình của mình để lên Hà Thành làm thầy giáo cho một trường tư với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.Tuy nhiên những mơ ước của Thứ dần lụi tàn theo cuộc sống cơ cực nơi tha phương, nhiều mối lo đè nặng lên vai anh, từ chuyện tiền nhà trọ, tiền lương không đủ sống hay bị đối xử ích kỷ, hẹp hòi bởi những người xung quanh.Cuộc sống khốn khó khiến Thứ có cảm giác như mình đang chết dần đi từng ngày: “Cái nghèo chẳng có ích cho ai, nó làm tiêu mòn sức lực, héo hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất, nó tạo nên thành nô lệ của đời người”.Tác phẩm đầu tiên có tên là Chết mòn, sau đó lại Nam Cao quyết định đổi thành Sống mòn nhằm nhấn mạnh vào cái bi kịch của Thứ, cái bi kịch mà chết không đáng sợ, đáng sợ là chết trong lúc sống.Sau khi tiểu thuyết Sống mòn xuất bản, tác phẩm nhanh chóng trở thành hiện tượng văn học nổi bật.Sau này, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã gộp tác phẩm Lão Hạc, Chí Phèo và Sống mòn chuyển thể thành Làng Vũ Đại ngày ấy.Bộ ba tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao kết hợp lại với nhau cùng xuất hiện trên màn ảnh đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Một Lão Hạc đáng thương, một Chí Phèo lưu manh và một ông giáo Thứ khắc khổ. Cả ba đều bị bóp nghẹt trong cái xã hội rối ren túng quẫn và u tối của cả làng Vũ Đại.Trong Làng Vũ Đại ngày ấy, nhân vật thầy giáo Thứ được giao cho diễn viên Hữu Mười. Với dáng người cao gầy, thư sinh cùng khuôn mặt khắc khổ, Hữu Mười đã diễn tả thành công nội tâm giằng xé của người trí thức nghèo trong cuộc sống tù túng, quẫn bách của xã hội đương thời.Mời độc giả xem video:Nan giải nạn "bùng hàng" thời mua sắm online. Nguồn: VTV24.
Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940 – 1945.
Chỉ với 15 năm cầm bút, gia tài đồ sộ của Nam Cao gồm nhiều tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa hay Sống mòn, một thiên tiểu thuyết hiện thực vô cùng nổi tiếng.
Nhân vật chính trong Sống mòn của Nam Cao là thầy giáo Thứ. Anh từ bỏ cuộc sống chốn làng quê và gia đình của mình để lên Hà Thành làm thầy giáo cho một trường tư với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên những mơ ước của Thứ dần lụi tàn theo cuộc sống cơ cực nơi tha phương, nhiều mối lo đè nặng lên vai anh, từ chuyện tiền nhà trọ, tiền lương không đủ sống hay bị đối xử ích kỷ, hẹp hòi bởi những người xung quanh.
Cuộc sống khốn khó khiến Thứ có cảm giác như mình đang chết dần đi từng ngày: “Cái nghèo chẳng có ích cho ai, nó làm tiêu mòn sức lực, héo hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất, nó tạo nên thành nô lệ của đời người”.
Tác phẩm đầu tiên có tên là Chết mòn, sau đó lại Nam Cao quyết định đổi thành Sống mòn nhằm nhấn mạnh vào cái bi kịch của Thứ, cái bi kịch mà chết không đáng sợ, đáng sợ là chết trong lúc sống.
Sau khi tiểu thuyết Sống mòn xuất bản, tác phẩm nhanh chóng trở thành hiện tượng văn học nổi bật.
Sau này, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã gộp tác phẩm Lão Hạc, Chí Phèo và Sống mòn chuyển thể thành Làng Vũ Đại ngày ấy.
Bộ ba tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao kết hợp lại với nhau cùng xuất hiện trên màn ảnh đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Một Lão Hạc đáng thương, một Chí Phèo lưu manh và một ông giáo Thứ khắc khổ. Cả ba đều bị bóp nghẹt trong cái xã hội rối ren túng quẫn và u tối của cả làng Vũ Đại.
Trong Làng Vũ Đại ngày ấy, nhân vật thầy giáo Thứ được giao cho diễn viên Hữu Mười. Với dáng người cao gầy, thư sinh cùng khuôn mặt khắc khổ, Hữu Mười đã diễn tả thành công nội tâm giằng xé của người trí thức nghèo trong cuộc sống tù túng, quẫn bách của xã hội đương thời.
Mời độc giả xem video:Nan giải nạn "bùng hàng" thời mua sắm online. Nguồn: VTV24.