Ít người có thể tin rằng dù không có nhiều danh tiếng nhưng lực lượng tàu ngầm của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai mới chính xác là lực lượng tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới thời bấy giờ chứ không phải Đức. Nguồn ảnh: Archive.Tổng cộng, các tàu ngầm Mỹ ở Thái Bình Dương trong thời gian từ năm 1941 tới năm 1945 đã đánh chìm tới 1.314 tàu nổi và tàu ngầm các loại của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Archive.Trong số đó bao gồm một thiết giáp hạm, tám tàu sân bay, 15 tàu tuần dương, 42 tàu khu trục hạm và 23 tàu ngầm, trong số này chưa bao gồm các tàu vận tải. Nguồn ảnh: Archive.Đổi lại, phía Mỹ chỉ mất có 42 tàu ngầm - mặc dù vậy nhiều tài liệu cho rằng có tới 1/4 số tàu ngầm của Mỹ mất ở mặt trận Thái Bình Dương là do tai nạn hoặc quân ta bắn nhầm quân mình. Nguồn ảnh: Archive.Ngoài ra, số liệu thống kê của Mỹ cũng có phần rất... bất hợp lý. Cụ thể, khi tàu ngầm Mỹ ra khơi và không trở về, nó sẽ được đánh dấu là... vẫn đang tuần tra chứ không được coi là đã chìm. Một tàu ngầm Mỹ chỉ chìm khi phía đối phương hoặc phía Mỹ vớt được xác thuỷ thủ hoặc tìm thấy các mảnh vỡ, vệt dầu được cho là của con tàu đó. Nguồn ảnh: Archive.Vậy nên có không ít tàu ngầm Mỹ tới nay vẫn... đang "tuần tra" dù chiến tranh đã kết thúc hơn 70 năm. Nguồn ảnh: Archive.Chỉ sáu tiếng sau cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, toàn bộ tàu ngầm Mỹ ở Thái Bình Dương đã nhận lệnh đánh chìm mọi tàu mang cờ Nhật, kể cả tàu chở khách mà không cần cảnh báo trước. Nguồn ảnh: Archive.Cũng trong trận tấn công vào Trân Châu Cảng, Không quân Hải quân Nhật Bản không thể đánh chìm hay thậm chí là làm hư hại được bất cứ một tàu ngầm Mỹ nào. Nguồn ảnh: Archive.Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai Mỹ có trong tay tới 288 tàu ngầm trong đó có tới 263 chiếc từng tham chiến. Số còn lại phần lớn phục vụ nhiệm vụ huấn luyện hoặc ra đời quá muộn, chưa kịp tham chiến trước khi chiến tranh kết thúc. Nguồn ảnh: Archive.Nếu so sánh số lượng tàu ngầm Mỹ mất và số lượng tàu chiến Hải quân Nhật bị đánh chìm bởi tàu ngầm Mỹ thì đây là một thảm hoạ. Cụ thể, Mỹ chỉ mất 2% số lượng tàu ngầm trong hạm đội của mình trong khi các tàu ngầm Mỹ đã đánh chìm được 30% số lượng tàu của Hải quân Đế quốc Nhật. Nguồn ảnh: Archive.Tổng cộng hải quân Mỹ đã thực hiện 1474 cuộc tuần tra bằng tàu ngầm ở Thái Bình Dương trong toàn bộ cuộc chiến - nhiều hơn cả số phi vụ được thực hiện bởi tàu ngầm của Đức ở Đại Tây Dương. Nguồn ảnh: Archive.Nhờ các chiến công của mình, lực lượng tàu ngầm Mỹ được coi là vũ khí thành công nhất Mỹ từng sử dụng trong cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên do các cuộc chiến giữa tàu ngầm và tàu vận tải hoặc Hải quân đối phương quá... nhàm chán nên chiến công của họ ít được báo chí nhắc tới và không được coi là một "tượng đài chiến tranh" như các chiến công khác của Hải quân, không quân và Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Archive. Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.
Ít người có thể tin rằng dù không có nhiều danh tiếng nhưng lực lượng tàu ngầm của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai mới chính xác là lực lượng tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới thời bấy giờ chứ không phải Đức. Nguồn ảnh: Archive.
Tổng cộng, các tàu ngầm Mỹ ở Thái Bình Dương trong thời gian từ năm 1941 tới năm 1945 đã đánh chìm tới 1.314 tàu nổi và tàu ngầm các loại của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Archive.
Trong số đó bao gồm một thiết giáp hạm, tám tàu sân bay, 15 tàu tuần dương, 42 tàu khu trục hạm và 23 tàu ngầm, trong số này chưa bao gồm các tàu vận tải. Nguồn ảnh: Archive.
Đổi lại, phía Mỹ chỉ mất có 42 tàu ngầm - mặc dù vậy nhiều tài liệu cho rằng có tới 1/4 số tàu ngầm của Mỹ mất ở mặt trận Thái Bình Dương là do tai nạn hoặc quân ta bắn nhầm quân mình. Nguồn ảnh: Archive.
Ngoài ra, số liệu thống kê của Mỹ cũng có phần rất... bất hợp lý. Cụ thể, khi tàu ngầm Mỹ ra khơi và không trở về, nó sẽ được đánh dấu là... vẫn đang tuần tra chứ không được coi là đã chìm. Một tàu ngầm Mỹ chỉ chìm khi phía đối phương hoặc phía Mỹ vớt được xác thuỷ thủ hoặc tìm thấy các mảnh vỡ, vệt dầu được cho là của con tàu đó. Nguồn ảnh: Archive.
Vậy nên có không ít tàu ngầm Mỹ tới nay vẫn... đang "tuần tra" dù chiến tranh đã kết thúc hơn 70 năm. Nguồn ảnh: Archive.
Chỉ sáu tiếng sau cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, toàn bộ tàu ngầm Mỹ ở Thái Bình Dương đã nhận lệnh đánh chìm mọi tàu mang cờ Nhật, kể cả tàu chở khách mà không cần cảnh báo trước. Nguồn ảnh: Archive.
Cũng trong trận tấn công vào Trân Châu Cảng, Không quân Hải quân Nhật Bản không thể đánh chìm hay thậm chí là làm hư hại được bất cứ một tàu ngầm Mỹ nào. Nguồn ảnh: Archive.
Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai Mỹ có trong tay tới 288 tàu ngầm trong đó có tới 263 chiếc từng tham chiến. Số còn lại phần lớn phục vụ nhiệm vụ huấn luyện hoặc ra đời quá muộn, chưa kịp tham chiến trước khi chiến tranh kết thúc. Nguồn ảnh: Archive.
Nếu so sánh số lượng tàu ngầm Mỹ mất và số lượng tàu chiến Hải quân Nhật bị đánh chìm bởi tàu ngầm Mỹ thì đây là một thảm hoạ. Cụ thể, Mỹ chỉ mất 2% số lượng tàu ngầm trong hạm đội của mình trong khi các tàu ngầm Mỹ đã đánh chìm được 30% số lượng tàu của Hải quân Đế quốc Nhật. Nguồn ảnh: Archive.
Tổng cộng hải quân Mỹ đã thực hiện 1474 cuộc tuần tra bằng tàu ngầm ở Thái Bình Dương trong toàn bộ cuộc chiến - nhiều hơn cả số phi vụ được thực hiện bởi tàu ngầm của Đức ở Đại Tây Dương. Nguồn ảnh: Archive.
Nhờ các chiến công của mình, lực lượng tàu ngầm Mỹ được coi là vũ khí thành công nhất Mỹ từng sử dụng trong cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên do các cuộc chiến giữa tàu ngầm và tàu vận tải hoặc Hải quân đối phương quá... nhàm chán nên chiến công của họ ít được báo chí nhắc tới và không được coi là một "tượng đài chiến tranh" như các chiến công khác của Hải quân, không quân và Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Archive.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.