Ngày 5/4/2023, những hình ảnh rõ nét đầu tiên được công bố cho thấy chiếc tiêm kích thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc đang bay thử nghiệm với mẫu động cơ thế hệ tiếp theo WS-15.Chiếc máy bay chiến đấu J-20 lần đầu tiên được nhìn thấy bay với động cơ WS-15 vào tháng 1/2022, tuy nhiên tất cả các hình ảnh về chiếc máy bay trong những lần thử trước đều có chất lượng kém và khó có thể phân tích.Theo các chuyên gia quân sự, chiếc máy bay thử nghiệm lần này là nguyên mẫu thứ hai có số hiệu khung máy bay là 2012. Liệu các nguyên mẫu khác cũng đã được sử dụng để bay thử nghiệm WS-15 hay không vẫn chưa có thông tin cụ thể.Trung Quốc từng cho ra mắt sáu nguyên mẫu J-20 từ tháng 10/2012 đến tháng 11/2015, trước đó là hai nguyên mẫu trình diễn công nghệ lần đầu vào tháng 12/2010.Những chiếc J-20 được sản xuất hàng loạt để chuyển giao cho Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) từ cuối năm 2016, phiên bản này sử dụng động cơ dự phòng AL-31FM2 của Nga.Quá trình phát triển WS-15 diễn ra đồng thời với chương trình J-20 vào những năm 1990, khi đó chỉ có Mỹ phát triển được động cơ có tính năng tương đương, trong khi những nỗ lực phát triển chương trình động cơ AL- 41F của Liên Xô sụp đổ ngay sau khi nhà nước tan rã.WS-15 được ước tính có lực đẩy xấp xỉ 19 tấn, sẽ cung cấp cho J-20 lực đẩy mạnh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác trên thế giới. Các chương trình phát triển động cơ máy bay thường có thời gian dài, ví dụ như động cơ F119 của Mỹ đã mất hơn 25 năm để chuyển từ giai đoạn thiết kế sang giai đoạn sản xuất.F119 được trang bị cho các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ thứ năm F-22 Raptor và có lực đẩy 17,5 tấn. F-22 sử dụng hệ thống điện tử hàng không cũ hơn so với hệ thống điện tử của J-20, do một loạt vấn đề đã khiến F-22 ngừng sản xuất chỉ chưa đầy bốn năm sau khi nó được đưa vào biên chế.Những thiếu sót đáng kể của chương trình F-22 đã khiến J-20 trở thành đối thủ nặng ký trong số ít các máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ năm hiện nay trên thế giới.Sự xuất hiện của chuyến bay J-20 thử nghiệm động cơ WS-15 cho thấy rằng động cơ mới đã bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt. Động cơ này dự kiến sẽ giúp cho J-20 dễ điều khiển hơn, đồng thời cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các cảm biến và hệ thống điện tử hàng không trên máy bay.J-20 được đánh giá có độ bền cao hơn nhiều so với các loại máy bay chiến đấu phương Tây, đặc biệt khi sử dụng động cơ WS-15 sẽ giúp máy bay có hiệu suất nhiên liệu cao hơn.Theo các nguồn tin trước đó, một biến thể J-20 mới đã được nhìn thấy lần đầu tiên vào tháng 12/2022, chiếc máy bay này có các tính năng tàng hình được cải thiện và nâng cấp, sửa đổi để có thể sử dụng động cơ mới tốt hơn.J-20 được đưa vào sản xuất quy mô lớn vào cuối năm 2021 và được sản xuất với số lượng đứng thứ ba trong các loại máy bay chiến đấu, xếp sau J-10C và F-35 của Mỹ.J-20 đã có cuộc “chạm trán” đầu tiên với F-35 được xác nhận vào tháng 3/2022 trên Biển Hoa Đông và được các chỉ huy Mỹ đánh giá cao khả năng của chiếc máy bay này.
Ngày 5/4/2023, những hình ảnh rõ nét đầu tiên được công bố cho thấy chiếc tiêm kích thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc đang bay thử nghiệm với mẫu động cơ thế hệ tiếp theo WS-15.
Chiếc máy bay chiến đấu J-20 lần đầu tiên được nhìn thấy bay với động cơ WS-15 vào tháng 1/2022, tuy nhiên tất cả các hình ảnh về chiếc máy bay trong những lần thử trước đều có chất lượng kém và khó có thể phân tích.
Theo các chuyên gia quân sự, chiếc máy bay thử nghiệm lần này là nguyên mẫu thứ hai có số hiệu khung máy bay là 2012. Liệu các nguyên mẫu khác cũng đã được sử dụng để bay thử nghiệm WS-15 hay không vẫn chưa có thông tin cụ thể.
Trung Quốc từng cho ra mắt sáu nguyên mẫu J-20 từ tháng 10/2012 đến tháng 11/2015, trước đó là hai nguyên mẫu trình diễn công nghệ lần đầu vào tháng 12/2010.
Những chiếc J-20 được sản xuất hàng loạt để chuyển giao cho Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) từ cuối năm 2016, phiên bản này sử dụng động cơ dự phòng AL-31FM2 của Nga.
Quá trình phát triển WS-15 diễn ra đồng thời với chương trình J-20 vào những năm 1990, khi đó chỉ có Mỹ phát triển được động cơ có tính năng tương đương, trong khi những nỗ lực phát triển chương trình động cơ AL- 41F của Liên Xô sụp đổ ngay sau khi nhà nước tan rã.
WS-15 được ước tính có lực đẩy xấp xỉ 19 tấn, sẽ cung cấp cho J-20 lực đẩy mạnh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác trên thế giới. Các chương trình phát triển động cơ máy bay thường có thời gian dài, ví dụ như động cơ F119 của Mỹ đã mất hơn 25 năm để chuyển từ giai đoạn thiết kế sang giai đoạn sản xuất.
F119 được trang bị cho các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ thứ năm F-22 Raptor và có lực đẩy 17,5 tấn. F-22 sử dụng hệ thống điện tử hàng không cũ hơn so với hệ thống điện tử của J-20, do một loạt vấn đề đã khiến F-22 ngừng sản xuất chỉ chưa đầy bốn năm sau khi nó được đưa vào biên chế.
Những thiếu sót đáng kể của chương trình F-22 đã khiến J-20 trở thành đối thủ nặng ký trong số ít các máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ năm hiện nay trên thế giới.
Sự xuất hiện của chuyến bay J-20 thử nghiệm động cơ WS-15 cho thấy rằng động cơ mới đã bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt. Động cơ này dự kiến sẽ giúp cho J-20 dễ điều khiển hơn, đồng thời cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các cảm biến và hệ thống điện tử hàng không trên máy bay.
J-20 được đánh giá có độ bền cao hơn nhiều so với các loại máy bay chiến đấu phương Tây, đặc biệt khi sử dụng động cơ WS-15 sẽ giúp máy bay có hiệu suất nhiên liệu cao hơn.
Theo các nguồn tin trước đó, một biến thể J-20 mới đã được nhìn thấy lần đầu tiên vào tháng 12/2022, chiếc máy bay này có các tính năng tàng hình được cải thiện và nâng cấp, sửa đổi để có thể sử dụng động cơ mới tốt hơn.
J-20 được đưa vào sản xuất quy mô lớn vào cuối năm 2021 và được sản xuất với số lượng đứng thứ ba trong các loại máy bay chiến đấu, xếp sau J-10C và F-35 của Mỹ.
J-20 đã có cuộc “chạm trán” đầu tiên với F-35 được xác nhận vào tháng 3/2022 trên Biển Hoa Đông và được các chỉ huy Mỹ đánh giá cao khả năng của chiếc máy bay này.