Trong trận chung kết giải đua bảng 2 Tank Biathlon 2020 vào chiều 4/9, Đội tuyển xe tăng Việt Nam đã xuất sắc dành huy chương vàng chung cuộc. Đây là một thành tích vô cùng đáng tự hào, là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng hết mình của các cán bộ chiến sĩ ta, đảm bảo hoàn thành thắng lợi cuối cùng. Để đạt được kết quả đó, chúng ta đã làm chủ rất tốt khí tài là xe tăng T-72B3 Mod 2011 hiện đại do chủ nhà Nga cung cấp, vậy mẫu xe tăng này có gì khác biệt so với xe tăng T-90S/SK Việt Nam đang có trong nước? Ảnh: QĐND.Xe tăng T-72B3 là phiên bản nâng cấp sâu và hiện đại nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 nổi tiếng. Phiên bản T-72B3 Mod 2011 được sử dụng trong cuộc thi Tank Biathlon do nhà máy Uralvagonzavod thực hiện, chính thức biên chế trong quân đội Nga từ sau những năm 2010. Theo đánh giá, nó có sức mạnh có thể nói là gần như tương đương dòng T-90 A/S sau này.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2011 của quân đội Nga chuẩn bị cho duyệt binh.Trên thực tế, phiên bản nâng cấp T-72B3 Mod 2011 vẫn có một số điểm thua kém so với xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 S/SK của lực lượng Tăng - thiết giáp Việt Nam hiện nay.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2011 của lục quân Nga.Đầu tiên là về hệ thống động cơ: Xe tăng T-72B3 Mod 2011 sử dụng hệ thống động cơ V-84 công suất 840 mã lực, yếu hơn khá nhiều so với động cơ V-92S2 Turbo tăng áp công suất 1000 mã lực trên T-90 S/SK Việt Nam. Điều này giúp xe tăng T-90 Việt Nam có lợi thế về độ cơ động và tốc độ trên chiến trường.
Ảnh: Đuôi xe tăng T-90 S/SK Việt Nam, nơi chứa khoang động cơ.Thứ hai, về hệ thống bảo vệ, T-90 S/SK có phần nhỉnh hơn với việc được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Shtora-1-M với đặc trưng là cặp đèn gây nhiễu tên lửa chống tăng (ATGM) thế hệ 1 & 2 mang tên OTShU-1-7-M và các cảm biến laser đặt xung quanh tháp pháo.
Ảnh: Tháp pháo xe tăng T-90 S/SK Việt Nam với cặp đèn nhiễu OTShU-1-7-M.Cả hai loại xe đều sử dụng giáp phản ứng nổ thế hệ thứ hai Kontakt-5 cho độ bảo vệ tốt, cách bố trí cũng tương đương nhau, tuy nhiên T-90 S/SK còn được bố trí thêm 3 miếng giáp phản ứng nổ đặt ở vị trí bên hông phía trước của xe, giúp bảo vệ lái xe trong trường hợp bị tấn công từ hai bên.
Ảnh: Ba miếng giáp ở bên hông xe T-90 S/SK Việt Nam.Thứ ba là về súng máy phòng không, Súng máy phòng không hạng nặng 12.7mm trên T-72B3 vẫn được vận hành thủ công bằng việc trưởng xa phải trực tiếp chui ra khỏi xe để tác xạ, đồng thời được bổ sung thêm kính ngắm quang học hỗ trợ quan sát mục tiêu. Việc này khiến cho trưởng xa rất dễ bị tổn thương bởi các loại hoả lực từ đối phương trong thực tế chiến đấu trên chiến trường.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 của quân đội Nga trong lễ duyệt binh.Trên T-90 S/SK lắp đặt cụm súng máy 12.7mm được điều khiển từ trong xe. Trưởng xa có thể sử dụng kính ngắm trưởng xa và kính ngắm phòng không để quan sát và bắt bám mục tiêu, đồng thời có thể nhận được sự trợ giúp từ kính ngắm đa kênh Sosna-U của pháo thủ. Đây là điểm khác biệt lớn giữa T-90 S/SK trong nước và T-72B3 Mod 2011. Dẫu vậy, trong năm nay, các trưởng xa của ta đã khắc phục rất tốt điểm yếu của năm ngoái, sử dụng súng máy 12.7mm vô cùng thuần thục và đã tiêu diệt toàn bộ mục tiêu bia số 25 mô phỏng máy bay trực thăng từ vòng bảng cho đến nay.
Ảnh: Cận cảnh súng máy hạng nặng 12.7mm trên nóc T-90 S/SK Việt Nam.Thứ tư là về tiện nghi bên trong xe: Xe tăng T-90 S/SK của Việt Nam được bổ sung thêm cấu hình có điều hoà nhiệt độ, giúp kíp xe vận hành tốt hơn khi mà bên trong xe bao giờ cũng rất nóng, đặc biệt với khí hậu Đông Nam Á cận xích đạo như ở nước ta. T-72B3 Nga hoạt động tại khu vực hàn đới nên không được trang bị điều hoà.
Ảnh: Cục nóng của điều hoà trên xe tăng T-90 Việt Nam, phía sau bên trái tháp pháo.Tuy nhiên, nhìn chung về cơ bản thì T-72B3 và T-90 S/SK không có quá nhiều khác biệt, các kíp xe tăng của ta đi thi đấu đều là cán bộ chiến sĩ có kinh nghiệm và đều là kíp xe sử dụng xe tăng T-90 nên vận hành vô cùng thuần thục, không gặp khó khăn lớn trong việc làm chủ khí tài. Nắm chắc yếu lĩnh kỹ thuật và đảm bảo sử dụng xe đạt hiệu suất chiến đấu vô cùng cao.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2011, loại xe tăng được cung cấp cho các đội thi Tank Biathlon năm nay. dịp thi đấu Tank Biathlon do Nga tổ chức là một cơ hội vô cùng quý giá cho quân đội Việt Nam có thể trau dồi hơn nữa kỹ năng chiến đấu của các cán bộ chiến sĩ, đặc biệt là các cán bộ chiến sĩ kíp xe T-90 S/SK trong nước. Qua đó, làm nâng cao tinh thần chiến đấu, bản lĩnh xử lý trong các tình huống phức tạp, nâng cao kỹ năng sử dụng khí tài và tích luỹ hơn nữa những kinh nghiệm cho người lính, phục vụ công tác huấn luyện sử dụng loại xe tăng mới hiện đại
Ảnh: Các kíp xe tăng Việt Nam vận hành chiến xa T-90 S/SK trong nước. Video Xe tăng T-90, hệ thống tên lửa phòng không Spyder Việt Nam xuất hiện trên truyền hình - Nguồn: QPVN
Trong trận chung kết giải đua bảng 2 Tank Biathlon 2020 vào chiều 4/9, Đội tuyển xe tăng Việt Nam đã xuất sắc dành huy chương vàng chung cuộc. Đây là một thành tích vô cùng đáng tự hào, là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng hết mình của các cán bộ chiến sĩ ta, đảm bảo hoàn thành thắng lợi cuối cùng. Để đạt được kết quả đó, chúng ta đã làm chủ rất tốt khí tài là xe tăng T-72B3 Mod 2011 hiện đại do chủ nhà Nga cung cấp, vậy mẫu xe tăng này có gì khác biệt so với xe tăng T-90S/SK Việt Nam đang có trong nước? Ảnh: QĐND.
Xe tăng T-72B3 là phiên bản nâng cấp sâu và hiện đại nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 nổi tiếng. Phiên bản T-72B3 Mod 2011 được sử dụng trong cuộc thi Tank Biathlon do nhà máy Uralvagonzavod thực hiện, chính thức biên chế trong quân đội Nga từ sau những năm 2010. Theo đánh giá, nó có sức mạnh có thể nói là gần như tương đương dòng T-90 A/S sau này.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2011 của quân đội Nga chuẩn bị cho duyệt binh.
Trên thực tế, phiên bản nâng cấp T-72B3 Mod 2011 vẫn có một số điểm thua kém so với xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 S/SK của lực lượng Tăng - thiết giáp Việt Nam hiện nay.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2011 của lục quân Nga.
Đầu tiên là về hệ thống động cơ: Xe tăng T-72B3 Mod 2011 sử dụng hệ thống động cơ V-84 công suất 840 mã lực, yếu hơn khá nhiều so với động cơ V-92S2 Turbo tăng áp công suất 1000 mã lực trên T-90 S/SK Việt Nam. Điều này giúp xe tăng T-90 Việt Nam có lợi thế về độ cơ động và tốc độ trên chiến trường.
Ảnh: Đuôi xe tăng T-90 S/SK Việt Nam, nơi chứa khoang động cơ.
Thứ hai, về hệ thống bảo vệ, T-90 S/SK có phần nhỉnh hơn với việc được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Shtora-1-M với đặc trưng là cặp đèn gây nhiễu tên lửa chống tăng (ATGM) thế hệ 1 & 2 mang tên OTShU-1-7-M và các cảm biến laser đặt xung quanh tháp pháo.
Ảnh: Tháp pháo xe tăng T-90 S/SK Việt Nam với cặp đèn nhiễu OTShU-1-7-M.
Cả hai loại xe đều sử dụng giáp phản ứng nổ thế hệ thứ hai Kontakt-5 cho độ bảo vệ tốt, cách bố trí cũng tương đương nhau, tuy nhiên T-90 S/SK còn được bố trí thêm 3 miếng giáp phản ứng nổ đặt ở vị trí bên hông phía trước của xe, giúp bảo vệ lái xe trong trường hợp bị tấn công từ hai bên.
Ảnh: Ba miếng giáp ở bên hông xe T-90 S/SK Việt Nam.
Thứ ba là về súng máy phòng không, Súng máy phòng không hạng nặng 12.7mm trên T-72B3 vẫn được vận hành thủ công bằng việc trưởng xa phải trực tiếp chui ra khỏi xe để tác xạ, đồng thời được bổ sung thêm kính ngắm quang học hỗ trợ quan sát mục tiêu. Việc này khiến cho trưởng xa rất dễ bị tổn thương bởi các loại hoả lực từ đối phương trong thực tế chiến đấu trên chiến trường.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 của quân đội Nga trong lễ duyệt binh.
Trên T-90 S/SK lắp đặt cụm súng máy 12.7mm được điều khiển từ trong xe. Trưởng xa có thể sử dụng kính ngắm trưởng xa và kính ngắm phòng không để quan sát và bắt bám mục tiêu, đồng thời có thể nhận được sự trợ giúp từ kính ngắm đa kênh Sosna-U của pháo thủ. Đây là điểm khác biệt lớn giữa T-90 S/SK trong nước và T-72B3 Mod 2011. Dẫu vậy, trong năm nay, các trưởng xa của ta đã khắc phục rất tốt điểm yếu của năm ngoái, sử dụng súng máy 12.7mm vô cùng thuần thục và đã tiêu diệt toàn bộ mục tiêu bia số 25 mô phỏng máy bay trực thăng từ vòng bảng cho đến nay.
Ảnh: Cận cảnh súng máy hạng nặng 12.7mm trên nóc T-90 S/SK Việt Nam.
Thứ tư là về tiện nghi bên trong xe: Xe tăng T-90 S/SK của Việt Nam được bổ sung thêm cấu hình có điều hoà nhiệt độ, giúp kíp xe vận hành tốt hơn khi mà bên trong xe bao giờ cũng rất nóng, đặc biệt với khí hậu Đông Nam Á cận xích đạo như ở nước ta. T-72B3 Nga hoạt động tại khu vực hàn đới nên không được trang bị điều hoà.
Ảnh: Cục nóng của điều hoà trên xe tăng T-90 Việt Nam, phía sau bên trái tháp pháo.
Tuy nhiên, nhìn chung về cơ bản thì T-72B3 và T-90 S/SK không có quá nhiều khác biệt, các kíp xe tăng của ta đi thi đấu đều là cán bộ chiến sĩ có kinh nghiệm và đều là kíp xe sử dụng xe tăng T-90 nên vận hành vô cùng thuần thục, không gặp khó khăn lớn trong việc làm chủ khí tài. Nắm chắc yếu lĩnh kỹ thuật và đảm bảo sử dụng xe đạt hiệu suất chiến đấu vô cùng cao.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2011, loại xe tăng được cung cấp cho các đội thi Tank Biathlon năm nay.
dịp thi đấu Tank Biathlon do Nga tổ chức là một cơ hội vô cùng quý giá cho quân đội Việt Nam có thể trau dồi hơn nữa kỹ năng chiến đấu của các cán bộ chiến sĩ, đặc biệt là các cán bộ chiến sĩ kíp xe T-90 S/SK trong nước. Qua đó, làm nâng cao tinh thần chiến đấu, bản lĩnh xử lý trong các tình huống phức tạp, nâng cao kỹ năng sử dụng khí tài và tích luỹ hơn nữa những kinh nghiệm cho người lính, phục vụ công tác huấn luyện sử dụng loại xe tăng mới hiện đại
Ảnh: Các kíp xe tăng Việt Nam vận hành chiến xa T-90 S/SK trong nước.
Video Xe tăng T-90, hệ thống tên lửa phòng không Spyder Việt Nam xuất hiện trên truyền hình - Nguồn: QPVN