Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba T-90 là loại chiến xa đầu tiên do Nga thiết kế chế tạo sau thời Liên Xô, là sự chuyển tiếp tổng hợp cả sức mạnh của T-72 và T-80 nhưng với một hiệu suất chiến đấu ấn tượng hơn nhiều. Kể từ khi chính thức được trang bị cho quân đội Nga trong thập niên 1990 cho đến nay, đã có hàng ngàn chiếc T-90 được chế tạo bên cạnh đó cũng cực kỳ thành công trên thị trường xuất khẩu. Ảnh: Xe tăng T-90A của quân đội Nga.Trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991, Liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu với sự tham chiến của những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Mỹ-NATO thế hệ ba đã có sự đối đầu trực tiếp với chiến xa T-72M1 của Iraq do Liên Xô cung cấp. Trong cuộc tranh tài này, chiếc xe tăng huyền thoại của Liên Xô khi đó có một màn thể hiện cực kỳ yếu kém và thất bại một cách dễ dàng, Iraq phải chịu sự tổn thất cực kỳ nặng nề về lực lượng xe tăng của mình. Ảnh: Một chiếc T-72M1 của Iraq bị bắn cháy trên chiến trường.Sự thê thảm này khiến cho Phương Tây đã có một cái nhìn rất khác về xe tăng Liên Xô, họ chế giễu và coi thường những chiếc T-72, đánh giá rằng đây là loại xe tăng yếu ớt. Điều này cũng phần nào khiến các đối tác và đồng minh của Nga thời điểm đó có sự ngờ vực với xe tăng Liên Xô. Ảnh: Một chiếc T-72M1 bị bắn cháySau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, người Nga đã nhận thấy rõ những mặt hạn chế của xe tăng Liên Xô so với xe tăng Phương Tây. Có thể cũng vì lẽ đó, Nga đã nhanh chóng phát triển và cho ra đời mẫu xe tăng mới, và không ai khác đó chính là T-90. Trước thông tin này, Phương Tây vẫn dửng dưng và coi rằng đây chỉ là một phiên bản khác của T-72, tuy nhiên thời gian sau đó đã chứng minh một điều rằng họ đã có cái nhìn cực kỳ sai lầm. Ảnh: Xe tăng T-90A của Nga duyệt binh tại Quảng trường Đỏ năm 2013.Lần đầu tiên T-90 thực chiến đó là ở chiến trường Syria. Nga đã cung cấp cho quân đội chính phủ Syria một lô T-90A nhằm nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng này trước phiến quân và thử nghiệm tính năng thực tế. Màn trình diễn của T-90A sau đó là cực kỳ thuyết phục. Năm 2016, một chiếc T-90A của quân đội Syria đã bị tấn công bởi tên lửa chống tăng TOW do Mỹ chế tạo, một phát bắn trúng đích tuy nhiên bất ngờ là xe tăng Nga không hề hấn gì, tên lửa đã không thể xuyên phá nổi xe tăng và chỉ bị hư hỏng một số thiết bị điện tử bên ngoài xe. Ảnh: Xe tăng T-90A của quân đội Syria bị TOW bắn trúng.Một minh chứng nữa cho sự lì lợm của T-90. Trong cuộc diễn tập Caucasus 2020 do quân đội Nga tổ chức tại vùng Astrakhan, một chiếc T-90A đã bị đồng đội trên xe chiến đấu bộ binh BMP-2 bắn nhầm bằng một phát đạn tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs vào phía sau tháp pháo, nơi không có sự bảo vệ của giáp phản ứng nổ. Tuy nhiên phát đạn đã không thể xuyên thủng qua giáp chính của xe dù cho gây thiệt hại nhẹ bên ngoài, kíp lái vẫn an toàn sau sự việc. Ảnh: Cận cảnh chiếc T-90A bị đồng đội bắn nhầm.Hay sự việc gần đây nhất đó là trong cuộc xung đột quân sự giữa Armenia và Azerbaijan, quân đội Armenia đã tấn công một chiếc xe tăng T-90S của Azerbaijan nhập khẩu từ Nga bằng tên lửa chống tăng nhưng xe chỉ bị hư hại nhẹ thiết bị điện tử bên ngoài, gần như là nguyên vẹn và còn hoạt động được. Kíp lái sau đó do quá vội vã đã phải thoát ly xe bỏ chạy và chiếc T-90S lọt vào tay Armenia nhưng nó vẫn là minh chứng hùng hồn về độ lì đòn của T-90. Ảnh: Chiếc T-90S của quân đội Azerbaijan bị Armenia bắt sống.Xe tăng T-90A/S sử dụng pháo chính 2A46M nòng trơn cỡ 125mm có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng với phạm vi tối đa lên tới 5km, giúp nó dễ dàng tiêu diệt xe tăng đối phương ngoài tầm phát hiện của địch. Ngoài ra, T-90A/S còn được trang bị một súng máy đồng trục PKTM cỡ 7.62mm chuyên biệt cho tiêu diệt bộ binh và một súng máy phòng không hạng nặng NSVT cỡ 12.7mm có thể điều khiển từ trong xe, giúp trưởng xa không còn phải trực tiếp tác xạ lộ thiên như T-72 cũ. Ảnh: Xe tăng T-90A của quân đội Nga.Về hệ thống phòng thủ, T-90A/S được bảo vệ bởi cả phòng thủ chủ động lẫn thụ động. Về phòng thủ thụ động, xe sử dụng giáp chính Composite kết hợp cho khả năng chống xuyên phá cực tốt, cùng với đó là sự bổ sung lớp giáp phản ứng nổ thế hệ thứ hai Kontakt-5 hiện đại của Nga, khiến cho mặt trước giáp xe có thể dày tới 900mm đủ sức chống lại loại đạn xuyên phá dưới cỡ nòng Sabot 120mm từ các xe tăng hàng đầu của Phương Tây hiện nay. Ảnh: Xe tăng T-90A của quân đội Nga.Về phòng thủ chủ động, T-90A/S được trang bị hệ thống Shtora-1 cực kỳ tiên tiến với đặc trưng là cặp đèn nhiễu hồng ngoại OTShU-1-7 gây nhiễu làm trệch hướng các loại tên lửa chống tăng thế hệ 1 và 2 hướng vào xe tăng. Ngoài ra còn có các cảm biến laser nhằm phát hiện tín hiệu đe dọa của tên lửa đối phương từ đó phóng lựu đạn ngói để ngụy trang cho xe. Xe cũng được trang bị kính ngắm đa kênh ESSA và cảm biến gió giúp cho pháo thủ có các thông số nhanh chóng để thực hiện phát bắn tiêu diệt mục tiêu. Ảnh: Xe tăng T-90A bật cặp đèn hồng ngoại OTShU-1-7.Hiện nay, Nga đã bắt đầu đưa vào trang bị phiên bản nâng cấp vượt trội hơn của T-90 đó chính là T-90M Provy-3. Dù cho xe tăng thế hệ thứ 4 mới nhất của Nga là T-14 Armata đã ra đời tuy nhiên trong tương lai xa thì T-90 vẫn sẽ là lực lượng xe tăng nòng cốt tạo nên sức mạnh răn đe lợi hại của quân đội Nga. Ảnh: Xe tăng T-90M của Nga trên thao trường. Video Lữ đoàn Xe tăng 201 huấn luyện, làm chủ xe tăng T-90 hiện đại - Nguồn: QPVN
Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba T-90 là loại chiến xa đầu tiên do Nga thiết kế chế tạo sau thời Liên Xô, là sự chuyển tiếp tổng hợp cả sức mạnh của T-72 và T-80 nhưng với một hiệu suất chiến đấu ấn tượng hơn nhiều. Kể từ khi chính thức được trang bị cho quân đội Nga trong thập niên 1990 cho đến nay, đã có hàng ngàn chiếc T-90 được chế tạo bên cạnh đó cũng cực kỳ thành công trên thị trường xuất khẩu. Ảnh: Xe tăng T-90A của quân đội Nga.
Trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991, Liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu với sự tham chiến của những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Mỹ-NATO thế hệ ba đã có sự đối đầu trực tiếp với chiến xa T-72M1 của Iraq do Liên Xô cung cấp. Trong cuộc tranh tài này, chiếc xe tăng huyền thoại của Liên Xô khi đó có một màn thể hiện cực kỳ yếu kém và thất bại một cách dễ dàng, Iraq phải chịu sự tổn thất cực kỳ nặng nề về lực lượng xe tăng của mình. Ảnh: Một chiếc T-72M1 của Iraq bị bắn cháy trên chiến trường.
Sự thê thảm này khiến cho Phương Tây đã có một cái nhìn rất khác về xe tăng Liên Xô, họ chế giễu và coi thường những chiếc T-72, đánh giá rằng đây là loại xe tăng yếu ớt. Điều này cũng phần nào khiến các đối tác và đồng minh của Nga thời điểm đó có sự ngờ vực với xe tăng Liên Xô. Ảnh: Một chiếc T-72M1 bị bắn cháy
Sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, người Nga đã nhận thấy rõ những mặt hạn chế của xe tăng Liên Xô so với xe tăng Phương Tây. Có thể cũng vì lẽ đó, Nga đã nhanh chóng phát triển và cho ra đời mẫu xe tăng mới, và không ai khác đó chính là T-90. Trước thông tin này, Phương Tây vẫn dửng dưng và coi rằng đây chỉ là một phiên bản khác của T-72, tuy nhiên thời gian sau đó đã chứng minh một điều rằng họ đã có cái nhìn cực kỳ sai lầm. Ảnh: Xe tăng T-90A của Nga duyệt binh tại Quảng trường Đỏ năm 2013.
Lần đầu tiên T-90 thực chiến đó là ở chiến trường Syria. Nga đã cung cấp cho quân đội chính phủ Syria một lô T-90A nhằm nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng này trước phiến quân và thử nghiệm tính năng thực tế. Màn trình diễn của T-90A sau đó là cực kỳ thuyết phục. Năm 2016, một chiếc T-90A của quân đội Syria đã bị tấn công bởi tên lửa chống tăng TOW do Mỹ chế tạo, một phát bắn trúng đích tuy nhiên bất ngờ là xe tăng Nga không hề hấn gì, tên lửa đã không thể xuyên phá nổi xe tăng và chỉ bị hư hỏng một số thiết bị điện tử bên ngoài xe. Ảnh: Xe tăng T-90A của quân đội Syria bị TOW bắn trúng.
Một minh chứng nữa cho sự lì lợm của T-90. Trong cuộc diễn tập Caucasus 2020 do quân đội Nga tổ chức tại vùng Astrakhan, một chiếc T-90A đã bị đồng đội trên xe chiến đấu bộ binh BMP-2 bắn nhầm bằng một phát đạn tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs vào phía sau tháp pháo, nơi không có sự bảo vệ của giáp phản ứng nổ. Tuy nhiên phát đạn đã không thể xuyên thủng qua giáp chính của xe dù cho gây thiệt hại nhẹ bên ngoài, kíp lái vẫn an toàn sau sự việc. Ảnh: Cận cảnh chiếc T-90A bị đồng đội bắn nhầm.
Hay sự việc gần đây nhất đó là trong cuộc xung đột quân sự giữa Armenia và Azerbaijan, quân đội Armenia đã tấn công một chiếc xe tăng T-90S của Azerbaijan nhập khẩu từ Nga bằng tên lửa chống tăng nhưng xe chỉ bị hư hại nhẹ thiết bị điện tử bên ngoài, gần như là nguyên vẹn và còn hoạt động được. Kíp lái sau đó do quá vội vã đã phải thoát ly xe bỏ chạy và chiếc T-90S lọt vào tay Armenia nhưng nó vẫn là minh chứng hùng hồn về độ lì đòn của T-90. Ảnh: Chiếc T-90S của quân đội Azerbaijan bị Armenia bắt sống.
Xe tăng T-90A/S sử dụng pháo chính 2A46M nòng trơn cỡ 125mm có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng với phạm vi tối đa lên tới 5km, giúp nó dễ dàng tiêu diệt xe tăng đối phương ngoài tầm phát hiện của địch. Ngoài ra, T-90A/S còn được trang bị một súng máy đồng trục PKTM cỡ 7.62mm chuyên biệt cho tiêu diệt bộ binh và một súng máy phòng không hạng nặng NSVT cỡ 12.7mm có thể điều khiển từ trong xe, giúp trưởng xa không còn phải trực tiếp tác xạ lộ thiên như T-72 cũ. Ảnh: Xe tăng T-90A của quân đội Nga.
Về hệ thống phòng thủ, T-90A/S được bảo vệ bởi cả phòng thủ chủ động lẫn thụ động. Về phòng thủ thụ động, xe sử dụng giáp chính Composite kết hợp cho khả năng chống xuyên phá cực tốt, cùng với đó là sự bổ sung lớp giáp phản ứng nổ thế hệ thứ hai Kontakt-5 hiện đại của Nga, khiến cho mặt trước giáp xe có thể dày tới 900mm đủ sức chống lại loại đạn xuyên phá dưới cỡ nòng Sabot 120mm từ các xe tăng hàng đầu của Phương Tây hiện nay. Ảnh: Xe tăng T-90A của quân đội Nga.
Về phòng thủ chủ động, T-90A/S được trang bị hệ thống Shtora-1 cực kỳ tiên tiến với đặc trưng là cặp đèn nhiễu hồng ngoại OTShU-1-7 gây nhiễu làm trệch hướng các loại tên lửa chống tăng thế hệ 1 và 2 hướng vào xe tăng. Ngoài ra còn có các cảm biến laser nhằm phát hiện tín hiệu đe dọa của tên lửa đối phương từ đó phóng lựu đạn ngói để ngụy trang cho xe. Xe cũng được trang bị kính ngắm đa kênh ESSA và cảm biến gió giúp cho pháo thủ có các thông số nhanh chóng để thực hiện phát bắn tiêu diệt mục tiêu. Ảnh: Xe tăng T-90A bật cặp đèn hồng ngoại OTShU-1-7.
Hiện nay, Nga đã bắt đầu đưa vào trang bị phiên bản nâng cấp vượt trội hơn của T-90 đó chính là T-90M Provy-3. Dù cho xe tăng thế hệ thứ 4 mới nhất của Nga là T-14 Armata đã ra đời tuy nhiên trong tương lai xa thì T-90 vẫn sẽ là lực lượng xe tăng nòng cốt tạo nên sức mạnh răn đe lợi hại của quân đội Nga. Ảnh: Xe tăng T-90M của Nga trên thao trường.
Video Lữ đoàn Xe tăng 201 huấn luyện, làm chủ xe tăng T-90 hiện đại - Nguồn: QPVN