Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã điều động một trung đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf tới triển khai thường trực trên lãnh thổ quốc gia láng giềng Belarus.Đây được xem là biện pháp của Moskva nhằm tăng cường khả năng bảo vệ bầu trời cho cả hai quốc gia trước nguy cơ từ NATO, trong khi không phải "bán rẻ" vũ khí cho đồng minh.Tuy vậy sự hiện diện của hệ thống S-400 Triumf thuộc biên chế Quân đội Nga ở nước láng giềng Belarus cũng khiến nhiều chuyên gia quân sự tại Moskva bày tỏ sự lo ngại.Lý do nằm ở chỗ vị trí triển khai S-400 chỉ nằm cách biên giới Ba Lan khoảng 4 km, trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc xung đột nào với NATO, khu vực trên sẽ bị phá hủy nhanh chóng chỉ bằng một chiếc xe tăng thông thường do nằm hoàn toàn trong tầm bắn thẳng."Các nguồn tin từ Belarus cho biết tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf đầu tiên đã được triển khai trong khuôn viên của Tiểu đoàn kỹ thuật vô tuyến độc lập số 2285 (đơn vị quân đội số 48685), nằm cách biên giới Ba Lan chỉ 4 km"."Tính hiệu quả của việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa có cự ly phát hiện mục tiêu lên đến 600 km và tiêu diệt mục tiêu khí động học tối đa 400 km nằm sát biên giới Ba Lan là hầu như không có"."Lý do là bởi chỉ cần phát động một cuộc tấn công thông thường bằng xe tăng thì S-400 cũng sẽ đối diện nguy cơ bị phá hủy”, trang Reporter của Nga nói rõ.Nguy cơ này là có thực khi Quân đội Ba Lan đã công bố kế hoạch mua tới 250 xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất M1A2 SEPv3 hay còn gọi là M1A2C từ Mỹ và sẽ bố trí sát biên giới.Phiên bản mới nhất của xe tăng M1 Abrams được coi là chiếc chiến xa kỹ thuật số tiên tiến nhất trên thế giới với hỏa lực nâng cấp, mức độ bảo vệ và cơ động vượt trội, các quan chức của Quân đội Mỹ cho biết.Điểm nhấn của M1A2 SEPv3 đó là xe được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Trophy do Israel sản xuất có khả năng vô hiệu hóa mọi loại đạn xuyên lõm lẫn đạn xuyên động năng, đi kèm các lớp giáp bổ sung và máy tính kiểm soát bắn cực kỳ tinh vi "không có đối thủ".Những công nghệ áp dụng trên phiên bản xe tăng M1A2 SEPv3 cho phép nó tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao từ khoảng cách rất xa, do vậy sự lo ngại từ phía Nga là hoàn toàn có cơ sở.Bên cạnh xe tăng Abrams, còn phải tính đến việc máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Quân đội Ba Lan sẽ đi vào hoạt động từ năm tới, S-400 hoàn toàn không được tối ưu hóa để đối diện mục tiêu dạng này.Nếu không huy động xe tăng, thậm chí Quân đội NATO hoàn toàn có thể nã pháo cấp tập vào địa điểm trên, dĩ nhiên S-400 không đủ tên lửa và cũng không có khả năng đánh chặn hiệu suất cao.Chi tiết cần lưu ý nữa đó là không có sự hiện diện của bất cứ trạm radar nào trong chuyến tàu đi từ Nga đến Belarus vài ngày trước, do vậy tổ hợp S-400 trên đất Belarus nhiều khả năng sẽ dùng radar phòng không của Nga ở khu vực Kaliningrad.
Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã điều động một trung đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf tới triển khai thường trực trên lãnh thổ quốc gia láng giềng Belarus.
Đây được xem là biện pháp của Moskva nhằm tăng cường khả năng bảo vệ bầu trời cho cả hai quốc gia trước nguy cơ từ NATO, trong khi không phải "bán rẻ" vũ khí cho đồng minh.
Tuy vậy sự hiện diện của hệ thống S-400 Triumf thuộc biên chế Quân đội Nga ở nước láng giềng Belarus cũng khiến nhiều chuyên gia quân sự tại Moskva bày tỏ sự lo ngại.
Lý do nằm ở chỗ vị trí triển khai S-400 chỉ nằm cách biên giới Ba Lan khoảng 4 km, trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc xung đột nào với NATO, khu vực trên sẽ bị phá hủy nhanh chóng chỉ bằng một chiếc xe tăng thông thường do nằm hoàn toàn trong tầm bắn thẳng.
"Các nguồn tin từ Belarus cho biết tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf đầu tiên đã được triển khai trong khuôn viên của Tiểu đoàn kỹ thuật vô tuyến độc lập số 2285 (đơn vị quân đội số 48685), nằm cách biên giới Ba Lan chỉ 4 km".
"Tính hiệu quả của việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa có cự ly phát hiện mục tiêu lên đến 600 km và tiêu diệt mục tiêu khí động học tối đa 400 km nằm sát biên giới Ba Lan là hầu như không có".
"Lý do là bởi chỉ cần phát động một cuộc tấn công thông thường bằng xe tăng thì S-400 cũng sẽ đối diện nguy cơ bị phá hủy”, trang Reporter của Nga nói rõ.
Nguy cơ này là có thực khi Quân đội Ba Lan đã công bố kế hoạch mua tới 250 xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất M1A2 SEPv3 hay còn gọi là M1A2C từ Mỹ và sẽ bố trí sát biên giới.
Phiên bản mới nhất của xe tăng M1 Abrams được coi là chiếc chiến xa kỹ thuật số tiên tiến nhất trên thế giới với hỏa lực nâng cấp, mức độ bảo vệ và cơ động vượt trội, các quan chức của Quân đội Mỹ cho biết.
Điểm nhấn của M1A2 SEPv3 đó là xe được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Trophy do Israel sản xuất có khả năng vô hiệu hóa mọi loại đạn xuyên lõm lẫn đạn xuyên động năng, đi kèm các lớp giáp bổ sung và máy tính kiểm soát bắn cực kỳ tinh vi "không có đối thủ".
Những công nghệ áp dụng trên phiên bản xe tăng M1A2 SEPv3 cho phép nó tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao từ khoảng cách rất xa, do vậy sự lo ngại từ phía Nga là hoàn toàn có cơ sở.
Bên cạnh xe tăng Abrams, còn phải tính đến việc máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Quân đội Ba Lan sẽ đi vào hoạt động từ năm tới, S-400 hoàn toàn không được tối ưu hóa để đối diện mục tiêu dạng này.
Nếu không huy động xe tăng, thậm chí Quân đội NATO hoàn toàn có thể nã pháo cấp tập vào địa điểm trên, dĩ nhiên S-400 không đủ tên lửa và cũng không có khả năng đánh chặn hiệu suất cao.
Chi tiết cần lưu ý nữa đó là không có sự hiện diện của bất cứ trạm radar nào trong chuyến tàu đi từ Nga đến Belarus vài ngày trước, do vậy tổ hợp S-400 trên đất Belarus nhiều khả năng sẽ dùng radar phòng không của Nga ở khu vực Kaliningrad.