Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, xe tăng (đặc biệt là các nhóm tác chiến xe tăng) vẫn là vũ khí nguy hiểm nhất trên chiến trường; nhưng chúng đang phải đối đầu với một đối thủ mới, đó là UAV mang vũ khí và kết quả là xe tăng bị thiệt hại nặng nề. Một số chuyên gia cho rằng, xe tăng đã hết thời và hoàn thành vai trò lịch sử, nhưng hoàn toàn không phải vậy.Xe tăng ra đời trong Thế chiến thứ nhất, đặc điểm lớn nhất của nó là có lớp giáp dày, khả năng bảo vệ tốt, hỏa lực mạnh và có thể cơ động. Do vậy xe tăng được coi là vũ khí đột kích trên chiến trường, hỗ trợ hỏa lực trong tiến công và phòng ngự, làm nền tảng hỏa lực chiến trường và làm vỏ bọc cho bộ binh.Trong Thế chiến thứ hai, khi đó chưa có xe chiến đấu bộ binh, Quân đội Liên Xô còn sử dụng xe tăng để vận chuyển bộ binh ra chiến trường. Trong chiến tranh đô thị thời hậu chiến, xe tăng vẫn là vũ khí không thể thiếu trong chiến đấu.Trong môi trường chiến đấu đô thị với đường phố chật hẹp, độ che khuất lớn, phức tạp và nhiều mối nguy hiểm rình rập, xe tăng có thể dựa vào lớp giáp dày để tấn công với hỏa lực mạnh, khi sử dụng pháo bắn thẳng, để tấn công các công trình phòng ngự kiên cố, làm chỗ dựa cho bộ binh chiến đấu.Tuy nhiên, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, xe tăng đột nhiên trở nên rất dễ bị tiêu diệt bởi máy bay không người lái (UAV) mang vũ khí chống tăng. Nguyên nhân lớn nhất là hầu như tất cả các xe tăng chủ lực này đều được thiết kế từ thời trước khi có UAV.Cho dù đó là Abrams, được mệnh danh là “vua tăng” hay Leopard 2, được coi là loại xe tăng tốt nhất, hay T-80 “xe tăng bay” của Nga, Challenger 2 “kẻ hủy diệt”, về cơ bản chúng đều được thiết kế trước khi xuất hiện kỷ nguyên UAV.Do lớp giáp trên cùng của những chiếc xe tăng này, đặc biệt là lối ra vào khoang chiến đấu trên đỉnh tháp pháo, là nơi được bảo vệ yếu nhất và UAV đã tập trung vào những bộ phận này để tấn công.Trước đây, những khuyết điểm này không phải là vấn đề lớn, nhưng trong thời đại UAV tấn công, chúng đã trở thành gót chân Achilles. Vì vậy, điều xe tăng cần không phải là rút lui khỏi giai đoạn lịch sử, mà phải được nâng cấp.Kinh nghiệm xung đột Nga-Ukraine nhanh chóng được người Israel tiếp thu. Khi Israel tấn công vào Dải Gaza, họ đã lắp một tấm lưới sắt phía trên xe tăng Merkava, tuy không thể chặn hết được UAV mang vũ khí chống tăng, nhưng nó có thể tăng khả năng bảo vệ cho phần yếu nhất phía trên của xe tăng.Nga cũng đã sử dụng các phương pháp tương tự để nâng cao khả năng bảo vệ của xe tăng trước UAV tự sát. Tuy nhiên, những cải tiến này cũng gây bất tiện cho tổ lái khi ra vào tháp pháo. Súng máy phòng không, trạm vũ khí điều khiển từ xa và các thiết bị khác trên đỉnh tháp pháo cũng phải tháo dỡ, khiến khả năng tấn công và phòng thủ của xe tăng bị suy yếu.Gần đây, Quân đội Nga cũng bắt đầu cải thiện khả năng tàng hình của xe tăng để ngăn chặn UAV phát hiện ra chúng, chẳng hạn như xe tăng chiến đấu chủ lực cải tiến thế hệ thứ ba và xe chiến đấu bộ binh BMP-2M và BMP-3 được Quân đội Nga trưng bày, đều được trang bị thiết bị tàng hình tiêu chuẩn của xe chiến đấu bọc thép.Chỉ tăng cường phòng thủ thôi là chưa đủ, tấn công là cách phòng thủ tốt nhất. Thiết bị chống UAV là trang bị bắt buộc phải có đối với xe tăng. Có một số lượng lớn các loại UAV và tên lửa hành trình trên chiến trường Ukraine, và Quân đội Nga cũng đã đưa vào sử dụng một số lượng lớn các thiết bị chống UAV khác nhau.Ví dụ, hệ thống gây nhiễu mô-đun Salamander chống UAV đã được lắp đặt trên nóc của xe tăng T-72B3M. Ăng-ten của hệ thống Salamander có thể lắp đặt tích hợp cùng với trần bọc thép của xe tăng, giúp đỡ vướng víu thiết bị.Hệ thống Salamander có bốn mô-đun ăng-ten để can thiệp hoạt động của Ukraine ở bốn dải tần số vô tuyến: 868, 915, 1300 và 2400 MHz. Khi UAV được điều khiển bởi bốn dải tần này, đi vào trường che chắn của hệ thống Salamander, có thể mất kiểm soát, bay xoắn ốc và tự rơi.Trong tương lai, những dạng thiết bị gây nhiễu UAV có công suất lớn hơn, dải tần chế áp rộng hơn sẽ xuất hiện trên xe tăng; chẳng hạn như xe tăng không người lái chở và thả những phương tiện chiến đấu không người lái (UGV) hay UAV, sẽ được trang bị các thiết bị hoặc khả năng tác chiến điện tử chống UAV.Hiện máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đều chiến đấu cùng những UAV như những người bạn chiến đấu đồng hành và xe tăng cũng có thể làm được điều đó. Có thể có phương tiện chiến đấu không người lái (UGV) và xe tăng không người lái song hành cùng nhau.Xe tăng không người lái sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ hơn nhiều so với các phương tiện chiến đấu có người lái. Xe tăng không người lái, cùng với phương tiện chiến đấu có người lái và UAV để phối hợp hoạt động, sẽ là một hình thức tác chiến mới trong tương lai.Xe chiến đấu có người lái có thể cho phép xe tăng không người lái đi tiên phong và thả UAV gắn trên xe, để phát hiện và tấn công quân địch cũng như phương tiện chiến đấu của chúng; đồng thời hỗ trợ hỏa lực và sử dụng vũ khí chống UAV gắn trên xe để tự vệ , tạo thành xe chiến đấu đa tầng. (Nguồn ảnh: CNN, Topwar, RIA Novosti).UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy một chiếc xe tăng T-72 của Ukraine tại chiến trường Donetsk. Nguồn: Topwar.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, xe tăng (đặc biệt là các nhóm tác chiến xe tăng) vẫn là vũ khí nguy hiểm nhất trên chiến trường; nhưng chúng đang phải đối đầu với một đối thủ mới, đó là UAV mang vũ khí và kết quả là xe tăng bị thiệt hại nặng nề. Một số chuyên gia cho rằng, xe tăng đã hết thời và hoàn thành vai trò lịch sử, nhưng hoàn toàn không phải vậy.
Xe tăng ra đời trong Thế chiến thứ nhất, đặc điểm lớn nhất của nó là có lớp giáp dày, khả năng bảo vệ tốt, hỏa lực mạnh và có thể cơ động. Do vậy xe tăng được coi là vũ khí đột kích trên chiến trường, hỗ trợ hỏa lực trong tiến công và phòng ngự, làm nền tảng hỏa lực chiến trường và làm vỏ bọc cho bộ binh.
Trong Thế chiến thứ hai, khi đó chưa có xe chiến đấu bộ binh, Quân đội Liên Xô còn sử dụng xe tăng để vận chuyển bộ binh ra chiến trường. Trong chiến tranh đô thị thời hậu chiến, xe tăng vẫn là vũ khí không thể thiếu trong chiến đấu.
Trong môi trường chiến đấu đô thị với đường phố chật hẹp, độ che khuất lớn, phức tạp và nhiều mối nguy hiểm rình rập, xe tăng có thể dựa vào lớp giáp dày để tấn công với hỏa lực mạnh, khi sử dụng pháo bắn thẳng, để tấn công các công trình phòng ngự kiên cố, làm chỗ dựa cho bộ binh chiến đấu.
Tuy nhiên, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, xe tăng đột nhiên trở nên rất dễ bị tiêu diệt bởi máy bay không người lái (UAV) mang vũ khí chống tăng. Nguyên nhân lớn nhất là hầu như tất cả các xe tăng chủ lực này đều được thiết kế từ thời trước khi có UAV.
Cho dù đó là Abrams, được mệnh danh là “vua tăng” hay Leopard 2, được coi là loại xe tăng tốt nhất, hay T-80 “xe tăng bay” của Nga, Challenger 2 “kẻ hủy diệt”, về cơ bản chúng đều được thiết kế trước khi xuất hiện kỷ nguyên UAV.
Do lớp giáp trên cùng của những chiếc xe tăng này, đặc biệt là lối ra vào khoang chiến đấu trên đỉnh tháp pháo, là nơi được bảo vệ yếu nhất và UAV đã tập trung vào những bộ phận này để tấn công.
Trước đây, những khuyết điểm này không phải là vấn đề lớn, nhưng trong thời đại UAV tấn công, chúng đã trở thành gót chân Achilles. Vì vậy, điều xe tăng cần không phải là rút lui khỏi giai đoạn lịch sử, mà phải được nâng cấp.
Kinh nghiệm xung đột Nga-Ukraine nhanh chóng được người Israel tiếp thu. Khi Israel tấn công vào Dải Gaza, họ đã lắp một tấm lưới sắt phía trên xe tăng Merkava, tuy không thể chặn hết được UAV mang vũ khí chống tăng, nhưng nó có thể tăng khả năng bảo vệ cho phần yếu nhất phía trên của xe tăng.
Nga cũng đã sử dụng các phương pháp tương tự để nâng cao khả năng bảo vệ của xe tăng trước UAV tự sát. Tuy nhiên, những cải tiến này cũng gây bất tiện cho tổ lái khi ra vào tháp pháo. Súng máy phòng không, trạm vũ khí điều khiển từ xa và các thiết bị khác trên đỉnh tháp pháo cũng phải tháo dỡ, khiến khả năng tấn công và phòng thủ của xe tăng bị suy yếu.
Gần đây, Quân đội Nga cũng bắt đầu cải thiện khả năng tàng hình của xe tăng để ngăn chặn UAV phát hiện ra chúng, chẳng hạn như xe tăng chiến đấu chủ lực cải tiến thế hệ thứ ba và xe chiến đấu bộ binh BMP-2M và BMP-3 được Quân đội Nga trưng bày, đều được trang bị thiết bị tàng hình tiêu chuẩn của xe chiến đấu bọc thép.
Chỉ tăng cường phòng thủ thôi là chưa đủ, tấn công là cách phòng thủ tốt nhất. Thiết bị chống UAV là trang bị bắt buộc phải có đối với xe tăng. Có một số lượng lớn các loại UAV và tên lửa hành trình trên chiến trường Ukraine, và Quân đội Nga cũng đã đưa vào sử dụng một số lượng lớn các thiết bị chống UAV khác nhau.
Ví dụ, hệ thống gây nhiễu mô-đun Salamander chống UAV đã được lắp đặt trên nóc của xe tăng T-72B3M. Ăng-ten của hệ thống Salamander có thể lắp đặt tích hợp cùng với trần bọc thép của xe tăng, giúp đỡ vướng víu thiết bị.
Hệ thống Salamander có bốn mô-đun ăng-ten để can thiệp hoạt động của Ukraine ở bốn dải tần số vô tuyến: 868, 915, 1300 và 2400 MHz. Khi UAV được điều khiển bởi bốn dải tần này, đi vào trường che chắn của hệ thống Salamander, có thể mất kiểm soát, bay xoắn ốc và tự rơi.
Trong tương lai, những dạng thiết bị gây nhiễu UAV có công suất lớn hơn, dải tần chế áp rộng hơn sẽ xuất hiện trên xe tăng; chẳng hạn như xe tăng không người lái chở và thả những phương tiện chiến đấu không người lái (UGV) hay UAV, sẽ được trang bị các thiết bị hoặc khả năng tác chiến điện tử chống UAV.
Hiện máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đều chiến đấu cùng những UAV như những người bạn chiến đấu đồng hành và xe tăng cũng có thể làm được điều đó. Có thể có phương tiện chiến đấu không người lái (UGV) và xe tăng không người lái song hành cùng nhau.
Xe tăng không người lái sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ hơn nhiều so với các phương tiện chiến đấu có người lái. Xe tăng không người lái, cùng với phương tiện chiến đấu có người lái và UAV để phối hợp hoạt động, sẽ là một hình thức tác chiến mới trong tương lai.
Xe chiến đấu có người lái có thể cho phép xe tăng không người lái đi tiên phong và thả UAV gắn trên xe, để phát hiện và tấn công quân địch cũng như phương tiện chiến đấu của chúng; đồng thời hỗ trợ hỏa lực và sử dụng vũ khí chống UAV gắn trên xe để tự vệ , tạo thành xe chiến đấu đa tầng. (Nguồn ảnh: CNN, Topwar, RIA Novosti).
UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy một chiếc xe tăng T-72 của Ukraine tại chiến trường Donetsk. Nguồn: Topwar.