Xe tăng T-55 và T-62 do Liên Xô sản xuất bắt đầu được Quân đội Nga "gọi tái ngũ" hàng loạt không còn là bí mật nữa, nhưng thực tế này không có nghĩa là Moskva hết T-72, T-80 hay T-90.Vậy tại sao những chiếc xe tăng cũ lại được lấy ra khỏi kho dự trữ và được gửi đến nơi đang diễn ra các trận chiến ác liệt, trong đó có sự hiện diện của những loại chiến xa tốt nhất thế giới hiện nay?Hóa ra xe tăng T-55 và T-62 có những lợi thế đáng kể, nghịch lý thay, điều này lại trở thành hậu quả trực tiếp từ những thiếu sót của chúng.Nhược điểm chính của thế hệ xe tăng được sản xuất ngay sau chiến tranh thế giới như T-55/62 là thiếu giáp phản ứng nổ cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực cùng với kính ngắm đã lỗi thời. Có vẻ như trong trận chiến hiện đại, đây là thiếu sót nghiêm trọng.Nhưng cần phải nói ngay rằng T-55 và T-62 không được gửi thẳng đến khu vực chiến đấu sau khi chúng được "tái kích hoạt". Chúng đang trải qua quá trình hiện đại hóa, dễ nhận thấy nhất là sự bổ sung các khối giáp phản ứng nổ che các vị trí trọng yếu.Xe tăng cũng được trang bị kính ngắm ảnh nhiệt để tác chiến ban đêm và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hơn được lắp đặt, đi kèm một số nâng cấp nhỏ khác, và chỉ sau đó chúng mới có mặt trên chiến trường.Đáng ngạc nhiên ở chỗ điểm mạnh của T-55 lại là khẩu pháo D-102TS 100 mm có rãnh xoắn mà cho đến gần đây vẫn bị coi là lỗi thời. Vũ khí chính của T-55 được phân biệt bởi đường đạn tuyệt vời và độ chính xác rất cao.Ở khoảng cách 1.000 mét, một viên đạn phân mảnh có sức nổ cao sẽ bắn trúng điểm mà xạ thủ đang nhắm tới. Trên thực tế, T-55 là "súng bắn tỉa cỡ nòng lớn" được bảo vệ bởi lớp giáp dày.Như kinh nghiệm tác chiến đã chứng minh, xe tăng về cơ bản có thể đóng vai trò "súng bắn tỉa", khi đánh vào các hỏa điểm kiên cố, xe bọc thép bánh xích hạng nhẹ và nhân lực của đối phương.Cuộc chiến ngày nay cũng cho thấy một cái gì đó đã không được tính đến trước kia. Điển hình như xe tăng hiện đại, đặc biệt là của phương Tây có rất nhiều hệ thống quang điện tử trên tháp pháo, nếu mất chúng thì cỗ chiến xa sẽ bị vô hiệu hóa.Tuy nhiên nếu T-55 đã được hiện đại hóa mất đi hệ thống quang học được lắp đặt bổ sung, nó vẫn giữ được khả năng chiến đấu, ngay cả với kính ngắm tiêu chuẩn lỗi thời vẫn cho phép pháo thủ tìm mục tiêu, chĩa vũ khí vào nó và bắn chính xác.T-62 cũng có thể mang lại nhiều rắc rối hơn cho kẻ thù, nó được thiết kế vào đầu những năm 1960 bởi Leonid Nikolaevich Kartsev - nhà thiết kế đã tạo ra khái niệm T-72.Tuy nhiên ông Kartsev coi T-62 là chiếc xe tăng yêu thích của mình. Lần đầu tiên trên thế giới, pháo nòng trơn 115 mm được lắp đặt trên cỗ chiến xa, điều này đã mang lại kết quả tuyệt vời.Nếu tốc độ của đạn bắn ra từ xe tăng là khoảng 1.000 m/s đối với đạn xuyên giáp cổ điển, thì trường hợp của pháo nòng trơn, sơ tốc đầu nòng của đạn xuyên động năng dưới cỡ vượt quá 1.600 m/s.Vào những năm 1960, T-62 hóa ra là loại xe tăng mạnh nhất thế giới, đồng thời rất dễ vận hành và bảo dưỡng, nó vẫn giữ được những phẩm chất tốt nhất của mình cho đến ngày nay, sẽ trở thành chiếc xe tăng bắn tỉa đơn giản và hiệu quả.Chính vì vậy, những chiếc xe tăng cũ của Quân đội Nga hoàn toàn không lỗi thời, và chúng sẽ không phải là "vật trang trí" như một số ý kiến lo ngại trước đó.
Xe tăng T-55 và T-62 do Liên Xô sản xuất bắt đầu được Quân đội Nga "gọi tái ngũ" hàng loạt không còn là bí mật nữa, nhưng thực tế này không có nghĩa là Moskva hết T-72, T-80 hay T-90.
Vậy tại sao những chiếc xe tăng cũ lại được lấy ra khỏi kho dự trữ và được gửi đến nơi đang diễn ra các trận chiến ác liệt, trong đó có sự hiện diện của những loại chiến xa tốt nhất thế giới hiện nay?
Hóa ra xe tăng T-55 và T-62 có những lợi thế đáng kể, nghịch lý thay, điều này lại trở thành hậu quả trực tiếp từ những thiếu sót của chúng.
Nhược điểm chính của thế hệ xe tăng được sản xuất ngay sau chiến tranh thế giới như T-55/62 là thiếu giáp phản ứng nổ cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực cùng với kính ngắm đã lỗi thời. Có vẻ như trong trận chiến hiện đại, đây là thiếu sót nghiêm trọng.
Nhưng cần phải nói ngay rằng T-55 và T-62 không được gửi thẳng đến khu vực chiến đấu sau khi chúng được "tái kích hoạt". Chúng đang trải qua quá trình hiện đại hóa, dễ nhận thấy nhất là sự bổ sung các khối giáp phản ứng nổ che các vị trí trọng yếu.
Xe tăng cũng được trang bị kính ngắm ảnh nhiệt để tác chiến ban đêm và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hơn được lắp đặt, đi kèm một số nâng cấp nhỏ khác, và chỉ sau đó chúng mới có mặt trên chiến trường.
Đáng ngạc nhiên ở chỗ điểm mạnh của T-55 lại là khẩu pháo D-102TS 100 mm có rãnh xoắn mà cho đến gần đây vẫn bị coi là lỗi thời. Vũ khí chính của T-55 được phân biệt bởi đường đạn tuyệt vời và độ chính xác rất cao.
Ở khoảng cách 1.000 mét, một viên đạn phân mảnh có sức nổ cao sẽ bắn trúng điểm mà xạ thủ đang nhắm tới. Trên thực tế, T-55 là "súng bắn tỉa cỡ nòng lớn" được bảo vệ bởi lớp giáp dày.
Như kinh nghiệm tác chiến đã chứng minh, xe tăng về cơ bản có thể đóng vai trò "súng bắn tỉa", khi đánh vào các hỏa điểm kiên cố, xe bọc thép bánh xích hạng nhẹ và nhân lực của đối phương.
Cuộc chiến ngày nay cũng cho thấy một cái gì đó đã không được tính đến trước kia. Điển hình như xe tăng hiện đại, đặc biệt là của phương Tây có rất nhiều hệ thống quang điện tử trên tháp pháo, nếu mất chúng thì cỗ chiến xa sẽ bị vô hiệu hóa.
Tuy nhiên nếu T-55 đã được hiện đại hóa mất đi hệ thống quang học được lắp đặt bổ sung, nó vẫn giữ được khả năng chiến đấu, ngay cả với kính ngắm tiêu chuẩn lỗi thời vẫn cho phép pháo thủ tìm mục tiêu, chĩa vũ khí vào nó và bắn chính xác.
T-62 cũng có thể mang lại nhiều rắc rối hơn cho kẻ thù, nó được thiết kế vào đầu những năm 1960 bởi Leonid Nikolaevich Kartsev - nhà thiết kế đã tạo ra khái niệm T-72.
Tuy nhiên ông Kartsev coi T-62 là chiếc xe tăng yêu thích của mình. Lần đầu tiên trên thế giới, pháo nòng trơn 115 mm được lắp đặt trên cỗ chiến xa, điều này đã mang lại kết quả tuyệt vời.
Nếu tốc độ của đạn bắn ra từ xe tăng là khoảng 1.000 m/s đối với đạn xuyên giáp cổ điển, thì trường hợp của pháo nòng trơn, sơ tốc đầu nòng của đạn xuyên động năng dưới cỡ vượt quá 1.600 m/s.
Vào những năm 1960, T-62 hóa ra là loại xe tăng mạnh nhất thế giới, đồng thời rất dễ vận hành và bảo dưỡng, nó vẫn giữ được những phẩm chất tốt nhất của mình cho đến ngày nay, sẽ trở thành chiếc xe tăng bắn tỉa đơn giản và hiệu quả.
Chính vì vậy, những chiếc xe tăng cũ của Quân đội Nga hoàn toàn không lỗi thời, và chúng sẽ không phải là "vật trang trí" như một số ý kiến lo ngại trước đó.