Đầu tiên phải kể đến BTR-60P - loại xe hỗ trợ hoả lực có khẩu pháo cỡ nòng 100mm được đặt trên khung gầm BTR-60 do quân đội Cuba tự nghiên cứu và sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.Kiểu thiết kế "năm cha ba mẹ" này cho phép tăng cường hoả lực cực kỳ lớn cho xe thiết giáp BTR-60. Những tháp pháo được sử dụng để cung cấp hoả lực cho loại phương tiện này là tháp pháo của xe tăng T-54. Nguồn ảnh: Pinterest.Cũng bằng phương thức tương tự, Cuba cũng biến dàn xe BTR-60 thành pháo phòng không tự hành với việc mang dàn pháo phòng không ZSU-57-2. Nguồn ảnh: Pinterest.Phương thức chế tạo khá đơn giản này tỏ ra hiệu quả khi tăng sức cơ động cho tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 vốn rất hiệu quả trong việc đối phó với các mục tiêu bay tầm thấp. Nguồn ảnh: Pinterest.Cũng bằng cách thức tương tự, Cuba đã mang pháo 122mm lên xe chiến đấu bộ binh BMP-1 để biến nó thành một khẩu pháo tự hành. Nguồn ảnh: Pinterest.Không rõ cơ cấu này có thể chịu được sức giật của khẩu pháo 122mm hay không, tuy nhiên có thể thấy khả năng sáng tạo của người Cuba gần như là vô hạn. Nguồn ảnh: Pinterest.Thậm chí, Cuba còn mang được tên lửa phòng không SAM-2 lên khung gầm của xe tăng T-54, biến đấy thành tổ hợp tên lửa phòng không tự hành độ cơ động cao. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù dàn phóng chỉ mang theo được một tên lửa duy nhất, tuy nhiên đổi lại khả năng cơ động sẽ được đẩy lên mức tối đa. Nguồn ảnh: Pinterest.Như vậy có thể thấy Cuba không bỏ đi bất cứ thành phần nào của xe tăng T-54 khi tháp pháo được gắn lên BTR-60 còn khung thân được sử dụng làm khung gầm cho tên lửa phòng không SAM-2. Nguồn ảnh: Pinterest.Thậm chí Hải quân Cuba cũng sử dụng phương thức tương tự. Cụ thể lực lượng này đã "độ" lại một tàu đánh cá của Tây Ban Nha thành tàu chiến khi đóng thêm sàn đỗ trực thăng ở phía sau và thêm tháp pháo ZSU-57-2 ở phía trước. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài tháp pháo phòng không, khoang trước của tàu đánh cá cải biên thành tàu quân sự này còn được trang bị hai tổ hợp tên lửa SS-N-2 Styx. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây có thể coi là phương án cải biến cực kỳ sáng tạo. Dù không cung cấp cho tàu đánh cá này khả năng tấn công quá cao, tuy nhiên cũng đáp ứng tốt nhu cầu phòng thủ cảng biển. Nguồn ảnh: Pinterest. Video Quân đội Cuba duyệt binh với dàn vũ khí cực dị.
Đầu tiên phải kể đến BTR-60P - loại xe hỗ trợ hoả lực có khẩu pháo cỡ nòng 100mm được đặt trên khung gầm BTR-60 do quân đội Cuba tự nghiên cứu và sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kiểu thiết kế "năm cha ba mẹ" này cho phép tăng cường hoả lực cực kỳ lớn cho xe thiết giáp BTR-60. Những tháp pháo được sử dụng để cung cấp hoả lực cho loại phương tiện này là tháp pháo của xe tăng T-54. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng bằng phương thức tương tự, Cuba cũng biến dàn xe BTR-60 thành pháo phòng không tự hành với việc mang dàn pháo phòng không ZSU-57-2. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phương thức chế tạo khá đơn giản này tỏ ra hiệu quả khi tăng sức cơ động cho tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 vốn rất hiệu quả trong việc đối phó với các mục tiêu bay tầm thấp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng bằng cách thức tương tự, Cuba đã mang pháo 122mm lên xe chiến đấu bộ binh BMP-1 để biến nó thành một khẩu pháo tự hành. Nguồn ảnh: Pinterest.
Không rõ cơ cấu này có thể chịu được sức giật của khẩu pháo 122mm hay không, tuy nhiên có thể thấy khả năng sáng tạo của người Cuba gần như là vô hạn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thậm chí, Cuba còn mang được tên lửa phòng không SAM-2 lên khung gầm của xe tăng T-54, biến đấy thành tổ hợp tên lửa phòng không tự hành độ cơ động cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù dàn phóng chỉ mang theo được một tên lửa duy nhất, tuy nhiên đổi lại khả năng cơ động sẽ được đẩy lên mức tối đa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Như vậy có thể thấy Cuba không bỏ đi bất cứ thành phần nào của xe tăng T-54 khi tháp pháo được gắn lên BTR-60 còn khung thân được sử dụng làm khung gầm cho tên lửa phòng không SAM-2. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thậm chí Hải quân Cuba cũng sử dụng phương thức tương tự. Cụ thể lực lượng này đã "độ" lại một tàu đánh cá của Tây Ban Nha thành tàu chiến khi đóng thêm sàn đỗ trực thăng ở phía sau và thêm tháp pháo ZSU-57-2 ở phía trước. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài tháp pháo phòng không, khoang trước của tàu đánh cá cải biên thành tàu quân sự này còn được trang bị hai tổ hợp tên lửa SS-N-2 Styx. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây có thể coi là phương án cải biến cực kỳ sáng tạo. Dù không cung cấp cho tàu đánh cá này khả năng tấn công quá cao, tuy nhiên cũng đáp ứng tốt nhu cầu phòng thủ cảng biển. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video Quân đội Cuba duyệt binh với dàn vũ khí cực dị.