Theo trang Topwar của Nga đưa tin, Quân đội Ukraine đã thực hiện một cuộc không kích bằng UAV nhỏ, mang chất nổ vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga, khiến lễ kỷ niệm Ngày Hải quân được tổ chức tại trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol đã bị hủy bỏ. Có nguồn tin cho rằng, máy bay không người lái của Ukraine đã vượt qua hệ thống phòng không của Nga tại Crimea và đã không kích thành công vào Bộ chỉ huy Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol. Trong khi theo thống đốc Sevastopol, cuộc tấn công được thực hiện trực tiếp từ ngay thành phố, chứ không phải từ xa.Dù cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine từ đâu chăng nữa, cũng đã khiến 5 người bị thương và phía Nga đã khẩn cấp hủy bỏ lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở Sevastopol. Thị trưởng Sevastopol Mikhail Razvozaev yêu cầu: Xin hãy bình tĩnh và nếu có thể, hãy ở trong nhà. Cùng với đó là việc tên lửa HIMARS của Ukraine liên tục tấn công các mục tiêu sâu trong hậu phương, đến các UAV liên tục phát động các cuộc tấn công vào các mục tiêu quan trọng của Nga; gây cho Quân đội Nga nhiều thiệt hại và tâm lý bất ổn. Có thể thấy, các loại tên lửa phòng không S-300, S-350, S-400, Buk-M2 của Nga rất khó phát hiện và có thể đánh chặn mục tiêu tầm thấp một cách hiệu quả. Các tên lửa này, chỉ thích hợp để đánh chặn các mục tiêu ở độ cao lớn và trung bình.Quân đội Nga thiếu vũ khí phòng không chuyên dụng để đánh chặn tên lửa và UAV. Ví dụ, tên lửa HIMARS chỉ cần 10 giây để bắn trúng mục tiêu vào thời điểm cuối cùng, nhưng phải mất 25 giây để hoàn thành việc chuẩn bị cho tên lửa S-400 phóng đi; và khi đó, tên lửa HIMARS đã trúng mục tiêu. Nếu so sánh, hệ thống Iron Dome của Israel là vũ khí được thiết kế đặc biệt để đánh chặn tên lửa hành trình và rocket và nó không cần thiết kế để đánh chặn máy bay và tên lửa đạn đạo; mặc dù hiệu suất bị giảm đi rất nhiều, nhưng giá thành rất thấp và rất hiệu quả trong đánh chặn mục tiêu như tên lửa HIMARS.Công nghệ cốt lõi thực sự của hệ thống Iron Dome và thứ thực sự có giá trị nhất, đó là hệ thống xác nhận quỹ đạo mục tiêu trên mặt đất và hệ thống phân phối hỏa lực tự động. Hệ thống này có thể dự đoán đường bay hàng nghìn quả tên lửa và chỉ kích hoạt tên lửa đánh chặn những quả rocket có thể gây nguy hại.Mặc dù tên lửa phòng không của Nga đã bắn hạ một số tên lửa HIMARS ở Donbass và Kherson, nhưng không hề dễ dàng để thực hiện điều này. Sĩ quan Lực lượng Phòng không Nga cho biết trên tờ Topwar: Do đường bay của tên lửa HIMARS rất cao, nên các radar của hệ thống phòng không Buk-M2 (tên lửa chủ lực để đánh chặn HIMARS), khó có thể phát hiện tên lửa HIMARS bay ở độ cao đến 22.000 mét.Khó khăn trong việc đánh chặn tên lửa HIMARS là giai đoạn bay cuối cùng, tên lửa HIMARS đã hạ độ cao và tấn công mục tiêu gần theo phương thẳng đứng và tên lửa phòng không chỉ có thể đưa ra quyết định trong thời gian rất ngắn. Hành động bắt buộc phải được hoàn thành trong vòng 10 giây. Khi nói đến việc tìm kiếm và đánh chặn UAV, thì các tên lửa phòng không của Nga phần lớn được thiết kế để đánh chặn máy bay chiến đấu có người lái. Ví dụ, máy bay chiến đấu có người lái thường có đặc trưng bởi tốc độ nhanh, thân máy bay lớn và độ phản xạ radar (RCS) mạnh. Đồng thời máy bay có người lái thường có tốc độ bay cao, khiến bề mặt máy bay nóng hơn do ma sát với không khí sinh nhiệt, do vậy đặc điểm tia hồng ngoại thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, tốc độ của UAV về cơ bản là dưới 200 km/h; do đó, sự phản xạ sóng radar từ UAV, để có thể dẫn bắn cho tên lửa phòng không là rất nhỏ.Ngoài ra, nhiều UAV được làm bằng vật liệu tổng hợp (composite), do vậy đặc tính hồng ngoại nhỏ hơn. Do đó, radar của các hệ thống tên lửa phòng không và radar bán chủ động của đầu đạn tên lửa, khó có thể phát hiện và sàng lọc ra các mục tiêu lộn xộn và tiêu diệt các mục tiêu đó. Cùng với đó là UAV thường bay cực thấp, do đó radar của hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 rất khó phát hiện ra những chiếc UAV này. Còn loại vũ khí của Quân đội Nga, thực sự đánh chặn hiệu quả UAV, là hệ thống tên lửa phòng không Pantsir S1 và Tor-M1. Tuy nhiên radar của các hệ thống Pantsir S1 và Tor-M1 không thể phát hiện mục tiêu được xa, nên cần có hệ thống báo động cảnh báo sớm. Khi đó, cách tốt nhất là dùng máy bay cảnh báo sớm của Nga, tuần tra biên giới 24/24 giờ và kịp thời phát hiện các mục tiêu có thể tấn công đất liền Nga. Tất nhiên, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Nga đã bắn hạ một số lượng lớn UAV của Quân đội Ukraine. Theo hãng tin Sputnik của Nga, Quân đội Nga cho biết, số UAV tấn công của Quân đội Ukraine gần như đã cạn kiệt. Hầu hết các vụ bắn rơi gần đây của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3, đều là UAV trinh sát. Quân đội Nga cho biết, họ đã phá hủy 1.611 UAV ở Ukraine kể khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ. Như vậy Quân đội Nga đã phải phóng ít nhất một nghìn quả tên lửa phòng không, để đánh chặn các UAV của Ukraine. Tuy nhiên vẫn không thể chặn hoàn toàn, vẫn có những con cá lọt lưới và tiếp tục tung đòn. Nếu một ngày nào đó Quân đội Ukraine sở hữu loại tên lửa HIMARS với tầm bắn 300 km, Quân đội Ukraine mới thực sự có khả năng tấn công căn cứ và tàu chiến của Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol. Mặc dù các cuộc tấn công như vậy, khó có thể gây ra nhiều thiệt hại cho Quân đội Nga, nhưng cũng tăng thêm một mối nguy cho Quân đội Nga.
Theo trang Topwar của Nga đưa tin, Quân đội Ukraine đã thực hiện một cuộc không kích bằng UAV nhỏ, mang chất nổ vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga, khiến lễ kỷ niệm Ngày Hải quân được tổ chức tại trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol đã bị hủy bỏ.
Có nguồn tin cho rằng, máy bay không người lái của Ukraine đã vượt qua hệ thống phòng không của Nga tại Crimea và đã không kích thành công vào Bộ chỉ huy Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol. Trong khi theo thống đốc Sevastopol, cuộc tấn công được thực hiện trực tiếp từ ngay thành phố, chứ không phải từ xa.
Dù cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine từ đâu chăng nữa, cũng đã khiến 5 người bị thương và phía Nga đã khẩn cấp hủy bỏ lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở Sevastopol. Thị trưởng Sevastopol Mikhail Razvozaev yêu cầu: Xin hãy bình tĩnh và nếu có thể, hãy ở trong nhà.
Cùng với đó là việc tên lửa HIMARS của Ukraine liên tục tấn công các mục tiêu sâu trong hậu phương, đến các UAV liên tục phát động các cuộc tấn công vào các mục tiêu quan trọng của Nga; gây cho Quân đội Nga nhiều thiệt hại và tâm lý bất ổn.
Có thể thấy, các loại tên lửa phòng không S-300, S-350, S-400, Buk-M2 của Nga rất khó phát hiện và có thể đánh chặn mục tiêu tầm thấp một cách hiệu quả. Các tên lửa này, chỉ thích hợp để đánh chặn các mục tiêu ở độ cao lớn và trung bình.
Quân đội Nga thiếu vũ khí phòng không chuyên dụng để đánh chặn tên lửa và UAV. Ví dụ, tên lửa HIMARS chỉ cần 10 giây để bắn trúng mục tiêu vào thời điểm cuối cùng, nhưng phải mất 25 giây để hoàn thành việc chuẩn bị cho tên lửa S-400 phóng đi; và khi đó, tên lửa HIMARS đã trúng mục tiêu.
Nếu so sánh, hệ thống Iron Dome của Israel là vũ khí được thiết kế đặc biệt để đánh chặn tên lửa hành trình và rocket và nó không cần thiết kế để đánh chặn máy bay và tên lửa đạn đạo; mặc dù hiệu suất bị giảm đi rất nhiều, nhưng giá thành rất thấp và rất hiệu quả trong đánh chặn mục tiêu như tên lửa HIMARS.
Công nghệ cốt lõi thực sự của hệ thống Iron Dome và thứ thực sự có giá trị nhất, đó là hệ thống xác nhận quỹ đạo mục tiêu trên mặt đất và hệ thống phân phối hỏa lực tự động. Hệ thống này có thể dự đoán đường bay hàng nghìn quả tên lửa và chỉ kích hoạt tên lửa đánh chặn những quả rocket có thể gây nguy hại.
Mặc dù tên lửa phòng không của Nga đã bắn hạ một số tên lửa HIMARS ở Donbass và Kherson, nhưng không hề dễ dàng để thực hiện điều này. Sĩ quan Lực lượng Phòng không Nga cho biết trên tờ Topwar: Do đường bay của tên lửa HIMARS rất cao, nên các radar của hệ thống phòng không Buk-M2 (tên lửa chủ lực để đánh chặn HIMARS), khó có thể phát hiện tên lửa HIMARS bay ở độ cao đến 22.000 mét.
Khó khăn trong việc đánh chặn tên lửa HIMARS là giai đoạn bay cuối cùng, tên lửa HIMARS đã hạ độ cao và tấn công mục tiêu gần theo phương thẳng đứng và tên lửa phòng không chỉ có thể đưa ra quyết định trong thời gian rất ngắn. Hành động bắt buộc phải được hoàn thành trong vòng 10 giây.
Khi nói đến việc tìm kiếm và đánh chặn UAV, thì các tên lửa phòng không của Nga phần lớn được thiết kế để đánh chặn máy bay chiến đấu có người lái. Ví dụ, máy bay chiến đấu có người lái thường có đặc trưng bởi tốc độ nhanh, thân máy bay lớn và độ phản xạ radar (RCS) mạnh.
Đồng thời máy bay có người lái thường có tốc độ bay cao, khiến bề mặt máy bay nóng hơn do ma sát với không khí sinh nhiệt, do vậy đặc điểm tia hồng ngoại thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, tốc độ của UAV về cơ bản là dưới 200 km/h; do đó, sự phản xạ sóng radar từ UAV, để có thể dẫn bắn cho tên lửa phòng không là rất nhỏ.
Ngoài ra, nhiều UAV được làm bằng vật liệu tổng hợp (composite), do vậy đặc tính hồng ngoại nhỏ hơn. Do đó, radar của các hệ thống tên lửa phòng không và radar bán chủ động của đầu đạn tên lửa, khó có thể phát hiện và sàng lọc ra các mục tiêu lộn xộn và tiêu diệt các mục tiêu đó.
Cùng với đó là UAV thường bay cực thấp, do đó radar của hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 rất khó phát hiện ra những chiếc UAV này. Còn loại vũ khí của Quân đội Nga, thực sự đánh chặn hiệu quả UAV, là hệ thống tên lửa phòng không Pantsir S1 và Tor-M1.
Tuy nhiên radar của các hệ thống Pantsir S1 và Tor-M1 không thể phát hiện mục tiêu được xa, nên cần có hệ thống báo động cảnh báo sớm. Khi đó, cách tốt nhất là dùng máy bay cảnh báo sớm của Nga, tuần tra biên giới 24/24 giờ và kịp thời phát hiện các mục tiêu có thể tấn công đất liền Nga.
Tất nhiên, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Nga đã bắn hạ một số lượng lớn UAV của Quân đội Ukraine. Theo hãng tin Sputnik của Nga, Quân đội Nga cho biết, số UAV tấn công của Quân đội Ukraine gần như đã cạn kiệt. Hầu hết các vụ bắn rơi gần đây của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3, đều là UAV trinh sát.
Quân đội Nga cho biết, họ đã phá hủy 1.611 UAV ở Ukraine kể khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ. Như vậy Quân đội Nga đã phải phóng ít nhất một nghìn quả tên lửa phòng không, để đánh chặn các UAV của Ukraine. Tuy nhiên vẫn không thể chặn hoàn toàn, vẫn có những con cá lọt lưới và tiếp tục tung đòn.
Nếu một ngày nào đó Quân đội Ukraine sở hữu loại tên lửa HIMARS với tầm bắn 300 km, Quân đội Ukraine mới thực sự có khả năng tấn công căn cứ và tàu chiến của Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol. Mặc dù các cuộc tấn công như vậy, khó có thể gây ra nhiều thiệt hại cho Quân đội Nga, nhưng cũng tăng thêm một mối nguy cho Quân đội Nga.