Giống như vũ khí đặc trưng trên máy bay không người lái MQ-1 Predator, đó là tên lửa AGM-114 Hellfire, đã được sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ; Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát triển một vũ khí lý tưởng cho UAV của họ, đó là tên lửa MAM-L.Tuy nhiên, không giống như tên lửa Hellfire, có thể sử dụng cả trên UAV và trực thăng vũ trang, tên lửa MAM-L của Thổ Nhĩ Kỳ được thiết kế lại, từ mẫu tên lửa mẹ của nó, để trở thành một vũ khí giành riêng cho máy bay không người lái vũ trang.Sự thành công của UAV có vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc tấn công của nó trên chiến trường Syria vào tháng 2 và tháng 3 năm 2020, cũng như tại chiến trường Lybia và gần đây nhất là Nagorno-Karabakh, đã quảng bá ngành công nghiệp sản xuất UAV và vũ khí nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ.Các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ, được cho là đã phá hủy nhiều phương tiện phòng không do Nga sản xuất, nhưng do Quân đội Syria sử dụng; mặc dù các nguồn tin của Nga phản đối điều này. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng trong tấn công các mục tiêu khác là không thể bàn cãi.Tên lửa MAM-L trang bị trên UAV có nguồn gốc từ tên lửa chống tăng L-UMTAS. Nhưng vì nó được thiết kế để phóng từ máy bay không người lái, nên MAM-L không sử dụng động cơ của tên lửa L-UMTAS; do vậy MAM-L có chiều dài bằng một nửa và nhẹ hơn L-UMTAS.Công nghệ tìm kiếm mục tiêu, hệ thống dẫn đường và đầu đạn được bê nguyên từ tên lửa L-UMTAS. Điểm khác là MAM-L sử dụng nhiều loại đầu đạn hơn tên lửa L-UMTAS; trong khi L-UMTAS chỉ sử dụng một loại đầu đạn nổ lõm liều song song.Tên lửa MAM-L sử dụng các đầu đạn như nổ phá phân mảnh cao, nhiệt áp và nổ lõm liều nối tiếp (tandem); cho phép sử dụng chống lại đa dạng các mục tiêu hơn của tên lửa L-UMTAS.Với việc trang bị tên lửa đa đầu đạn, UAV của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ phá hủy xe tăng, xe bọc thép, phương tiện cơ giới, mà còn cả sinh lực ẩn/lộ, công sự, kho tàng; khả năng tiêu diệt mục tiêu vượt xa tên lửa AGM-114 của Mỹ.Tuy nhiên, MAM-L có một số nhược điểm, MAM-L có trọng lượng dưới 25 kg và dài khoảng 1m; tính năng chỉ tương đương với tên lửa AGM-176 Griffin của Mỹ. Điểm yếu nữa là các cánh nâng của MAM-L là cố định, nên chỉ sử dụng được trên các UAV.Còn tên lửa Griffin khi bình thường, các cánh ở tư thế gập vào, nên Griffin được cất giữ trong các ống phóng kiêm ống bảo quản; đồng thời cấu tạo này cho phép một phương tiện phóng, có thể mang được nhiều tên lửa Griffin và đặc biệt là có thể lắp được ở nhiều vị trí.Có thể những tính năng này sẽ được bổ sung vào tên lửa MAM-L trong thời gian tới; nhưng theo công ty Roketsan, nhà sản xuất tên lửa MAM-L, có khả năng, Roketsan đang tập trung nhiều hơn vào phát triển phiên bản tên lửa MAM-C.Theo những thông tin, MAM-C là loại tên lửa có đường kính nhỏ hơn, nhưng dài hơn, nhưng vẫn giữ các cánh nâng cố định. Dù vậy, MAM-L cũng chứng minh rằng, việc đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngành công nghiệp vũ khí của họ, đã thu được thành tựu.Cùng với UAV Bayraktar TB2, những tên lửa đi kèm MAM-L đã chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành cường quốc chế tạo UAV; và Thổ cũng đã cho thế giới thấy, có thể phát triển những vũ khí hiện đại một cách nhanh chóng và hiệu quả, thích ứng với công nghệ hiện có và các thiết kế tự phát triển. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh máy bay không người lái Bayraktar TB2 trứ danh nhất của Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại. Nguồn: TBD.
Giống như vũ khí đặc trưng trên máy bay không người lái MQ-1 Predator, đó là tên lửa AGM-114 Hellfire, đã được sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ; Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát triển một vũ khí lý tưởng cho UAV của họ, đó là tên lửa MAM-L.
Tuy nhiên, không giống như tên lửa Hellfire, có thể sử dụng cả trên UAV và trực thăng vũ trang, tên lửa MAM-L của Thổ Nhĩ Kỳ được thiết kế lại, từ mẫu tên lửa mẹ của nó, để trở thành một vũ khí giành riêng cho máy bay không người lái vũ trang.
Sự thành công của UAV có vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc tấn công của nó trên chiến trường Syria vào tháng 2 và tháng 3 năm 2020, cũng như tại chiến trường Lybia và gần đây nhất là Nagorno-Karabakh, đã quảng bá ngành công nghiệp sản xuất UAV và vũ khí nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ.
Các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ, được cho là đã phá hủy nhiều phương tiện phòng không do Nga sản xuất, nhưng do Quân đội Syria sử dụng; mặc dù các nguồn tin của Nga phản đối điều này. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng trong tấn công các mục tiêu khác là không thể bàn cãi.
Tên lửa MAM-L trang bị trên UAV có nguồn gốc từ tên lửa chống tăng L-UMTAS. Nhưng vì nó được thiết kế để phóng từ máy bay không người lái, nên MAM-L không sử dụng động cơ của tên lửa L-UMTAS; do vậy MAM-L có chiều dài bằng một nửa và nhẹ hơn L-UMTAS.
Công nghệ tìm kiếm mục tiêu, hệ thống dẫn đường và đầu đạn được bê nguyên từ tên lửa L-UMTAS. Điểm khác là MAM-L sử dụng nhiều loại đầu đạn hơn tên lửa L-UMTAS; trong khi L-UMTAS chỉ sử dụng một loại đầu đạn nổ lõm liều song song.
Tên lửa MAM-L sử dụng các đầu đạn như nổ phá phân mảnh cao, nhiệt áp và nổ lõm liều nối tiếp (tandem); cho phép sử dụng chống lại đa dạng các mục tiêu hơn của tên lửa L-UMTAS.
Với việc trang bị tên lửa đa đầu đạn, UAV của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ phá hủy xe tăng, xe bọc thép, phương tiện cơ giới, mà còn cả sinh lực ẩn/lộ, công sự, kho tàng; khả năng tiêu diệt mục tiêu vượt xa tên lửa AGM-114 của Mỹ.
Tuy nhiên, MAM-L có một số nhược điểm, MAM-L có trọng lượng dưới 25 kg và dài khoảng 1m; tính năng chỉ tương đương với tên lửa AGM-176 Griffin của Mỹ. Điểm yếu nữa là các cánh nâng của MAM-L là cố định, nên chỉ sử dụng được trên các UAV.
Còn tên lửa Griffin khi bình thường, các cánh ở tư thế gập vào, nên Griffin được cất giữ trong các ống phóng kiêm ống bảo quản; đồng thời cấu tạo này cho phép một phương tiện phóng, có thể mang được nhiều tên lửa Griffin và đặc biệt là có thể lắp được ở nhiều vị trí.
Có thể những tính năng này sẽ được bổ sung vào tên lửa MAM-L trong thời gian tới; nhưng theo công ty Roketsan, nhà sản xuất tên lửa MAM-L, có khả năng, Roketsan đang tập trung nhiều hơn vào phát triển phiên bản tên lửa MAM-C.
Theo những thông tin, MAM-C là loại tên lửa có đường kính nhỏ hơn, nhưng dài hơn, nhưng vẫn giữ các cánh nâng cố định. Dù vậy, MAM-L cũng chứng minh rằng, việc đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngành công nghiệp vũ khí của họ, đã thu được thành tựu.
Cùng với UAV Bayraktar TB2, những tên lửa đi kèm MAM-L đã chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành cường quốc chế tạo UAV; và Thổ cũng đã cho thế giới thấy, có thể phát triển những vũ khí hiện đại một cách nhanh chóng và hiệu quả, thích ứng với công nghệ hiện có và các thiết kế tự phát triển. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh máy bay không người lái Bayraktar TB2 trứ danh nhất của Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại. Nguồn: TBD.