Trang Avia-pro của Nga cho biết, vào buổi chiều 21/10 tại vùng Viễn Đông, trong khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến, một máy bay tiêm kích - ném bom (máy bay ném bom tiền tuyến) Su-34 Fullback của Nga đã bị rơi.Được biết phi hành đoàn đã kích hoạt ghế phóng thành công, không có bất cứ thương vong nghiêm trọng nào được ghi nhận đối với cả phi công lẫn những người dưới mặt đất.Tình tiết đáng chú ý là vụ rơi máy bay chiến đấu của Nga trùng hợp một cách bí ẩn với thời điểm hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer của Mỹ có mặt tại đây, rõ ràng chúng đã bị Lực lượng hàng không - vũ trụ Nga ngăn chặn.“Hai phi công đã nhảy dù an toàn, không có gì đe dọa đến sức khỏe của họ. Hiện tại, các thành viên của phi hành đoàn đã được đưa tới cơ sở y tế để điều trị", trang Avia-pro thông tin.Các nguồn tin cho rằng vụ rơi máy bay ném bom tiền tuyến của Nga xảy ra trong một chuyến bay theo lịch trình và bản thân chiếc phi cơ không trang bị đạn dược, điều này làm phát sinh một số nghi ngờ về nhiệm vụ đánh chặn máy bay ném bom Mỹ.Lý do chính dẫn đến vụ tai nạn được xác định là do trục trặc kỹ thuật, nhưng bản chất của sự việc không được công bố một cách rõ ràng trong thời gian trước mắt.Bên cạnh thắc mắc về việc chiếc Su-34 nói trên không mang theo vũ khí trong khi thực hiện nhiệm vụ, còn có ý kiến nghi ngờ về việc tại sao lại điều máy bay ném bom tiền tuyến thực hiện nhiệm vụ của tiêm kích chuyên nghiệp.Thực ra vấn đề này không quá khó hiểu, bởi Su-34 Fullback mặc dù được thiết kế để đảm nhiệm vai trò của oanh tạc cơ nhưng nó cũng có khả năng không chiến chẳng thua kém bao nhiêu khi đặt cạnh tiêm kích chuyên nghiệp.Mức độ linh hoạt của Su-34 theo đánh giá thì còn tốt hơn nhiều loại tiêm kích khác, chưa kể nó có khả năng sử dụng cả tên lửa không đối không trong tầm nhìn lẫn ngoài tầm nhìn, tạo ra sức mạnh tổng thể đáng gờm.Gần đây không quân Nga thậm chí còn cho phi công Su-34 luyện tập các bài không chiến đối kháng ở độ cao 15 km và duy trì tốc độ bay siêu âm, khẳng định một lần nữa năng lực tác chiến của "Thú mỏ vịt".Bên cạnh đó, nếu làm nhiệm vụ đánh chặn một máy bay ném bom như B-1B Lancer hoạt động gần không phận Nga thì cũng không phải là điều quá sức đối với Su-34, nhất là khi oanh tạc cơ Mỹ thường không được tiêm kích hộ tống.Một vấn đề nữa cần nhắc lại đó là các phi công Mỹ thường cáo buộc phi công Nga khi áp sát hay thực hiện những thao tác thiếu an toàn, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao, thực tế điều này đã làm xảy ra vài sự cố đáng tiếc trong quá khứ.Sự kiện gần đây nhất xảy ra với chiếc tiêm kích Su-27SM3 tại khu vực Biển Đen, khi nó đánh chặn khu trục hạm Pháp tiến vào, nhưng máy bay đã rơi và cho đến thời điểm này vẫn chưa trục vớt thành công.Ngoài ra cho tới thời điểm hiện tại, phía Mỹ cũng chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về việc có hay không xảy ra vụ đánh chặn của chiếc Su-34 Fullback đối với B-1B Lancer của họ.
Trang Avia-pro của Nga cho biết, vào buổi chiều 21/10 tại vùng Viễn Đông, trong khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến, một máy bay tiêm kích - ném bom (máy bay ném bom tiền tuyến) Su-34 Fullback của Nga đã bị rơi.
Được biết phi hành đoàn đã kích hoạt ghế phóng thành công, không có bất cứ thương vong nghiêm trọng nào được ghi nhận đối với cả phi công lẫn những người dưới mặt đất.
Tình tiết đáng chú ý là vụ rơi máy bay chiến đấu của Nga trùng hợp một cách bí ẩn với thời điểm hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer của Mỹ có mặt tại đây, rõ ràng chúng đã bị Lực lượng hàng không - vũ trụ Nga ngăn chặn.
“Hai phi công đã nhảy dù an toàn, không có gì đe dọa đến sức khỏe của họ. Hiện tại, các thành viên của phi hành đoàn đã được đưa tới cơ sở y tế để điều trị", trang Avia-pro thông tin.
Các nguồn tin cho rằng vụ rơi máy bay ném bom tiền tuyến của Nga xảy ra trong một chuyến bay theo lịch trình và bản thân chiếc phi cơ không trang bị đạn dược, điều này làm phát sinh một số nghi ngờ về nhiệm vụ đánh chặn máy bay ném bom Mỹ.
Lý do chính dẫn đến vụ tai nạn được xác định là do trục trặc kỹ thuật, nhưng bản chất của sự việc không được công bố một cách rõ ràng trong thời gian trước mắt.
Bên cạnh thắc mắc về việc chiếc Su-34 nói trên không mang theo vũ khí trong khi thực hiện nhiệm vụ, còn có ý kiến nghi ngờ về việc tại sao lại điều máy bay ném bom tiền tuyến thực hiện nhiệm vụ của tiêm kích chuyên nghiệp.
Thực ra vấn đề này không quá khó hiểu, bởi Su-34 Fullback mặc dù được thiết kế để đảm nhiệm vai trò của oanh tạc cơ nhưng nó cũng có khả năng không chiến chẳng thua kém bao nhiêu khi đặt cạnh tiêm kích chuyên nghiệp.
Mức độ linh hoạt của Su-34 theo đánh giá thì còn tốt hơn nhiều loại tiêm kích khác, chưa kể nó có khả năng sử dụng cả tên lửa không đối không trong tầm nhìn lẫn ngoài tầm nhìn, tạo ra sức mạnh tổng thể đáng gờm.
Gần đây không quân Nga thậm chí còn cho phi công Su-34 luyện tập các bài không chiến đối kháng ở độ cao 15 km và duy trì tốc độ bay siêu âm, khẳng định một lần nữa năng lực tác chiến của "Thú mỏ vịt".
Bên cạnh đó, nếu làm nhiệm vụ đánh chặn một máy bay ném bom như B-1B Lancer hoạt động gần không phận Nga thì cũng không phải là điều quá sức đối với Su-34, nhất là khi oanh tạc cơ Mỹ thường không được tiêm kích hộ tống.
Một vấn đề nữa cần nhắc lại đó là các phi công Mỹ thường cáo buộc phi công Nga khi áp sát hay thực hiện những thao tác thiếu an toàn, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao, thực tế điều này đã làm xảy ra vài sự cố đáng tiếc trong quá khứ.
Sự kiện gần đây nhất xảy ra với chiếc tiêm kích Su-27SM3 tại khu vực Biển Đen, khi nó đánh chặn khu trục hạm Pháp tiến vào, nhưng máy bay đã rơi và cho đến thời điểm này vẫn chưa trục vớt thành công.
Ngoài ra cho tới thời điểm hiện tại, phía Mỹ cũng chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về việc có hay không xảy ra vụ đánh chặn của chiếc Su-34 Fullback đối với B-1B Lancer của họ.