Sau S-200, thêm một hệ thống phòng không Nga nổi tiếng tiếp tục trở thành chủ đề “bàn ra tán vào” mang cảm xúc đầy thất vọng nhất ở mặt trận Syria. Đó là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 danh tiếng. Có những thời điểm, cứ nhắc tới việc Moscow muốn chuyển giao S-300 cho Syria là giới chức phương Tây lại “nhảy dựng” và phản ứng dữ dội. Và sau đó, phải chịu thiệt hại kinh khủng Nga mới có thể đường hoàng đưa “rồng lửa ba trăm” tới Syria. Nguồn ảnh: SputnikNgày 17/9/2018, một máy bay trinh sát Il-20M của Không quân Nga bất ngờ bị bắn rơi trên bờ biển tỉnh Latakia khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Nguyên nhân vụ việc sau đó “gây ra cú sốc” – tên lửa S-200 của Syria đã bắn nhầm trong tình thế bầu trời hỗn độn khi Israel tiến hành cuộc tập kích đường không. Theo giới chức Nga, Israel cũng có phần trách nhiệm khi họ lấy chiếc Il-20 có diện tích phản xạ radar cao hơn tốp F-16 làm “bia đỡ đạn”. Nguồn ảnh: The Defense PostTuy tổn thất nặng nề, nhưng cũng phải “nhờ thảm kịch này”, nước Nga có cớ hoàn hảo để chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không tối tân cho Syria mà giới chức phương Tây phải “cứng họng”. Phản đối cũng có xảy ra, nhưng việc S-300 tới Syria là điều không thể trì hoãn. Nguồn ảnh: The Times of IsraelChỉ nửa tháng sau khi xảy ra thảm kịch, ngày 1/10/2018, máy bay An-124 đã không vận 3 tiểu đoàn S-300 với 24 xe phóng tự hành tới Hmeymim chuyển giao cho Quân đội Syria. Tốc độ chuyển giao vô cùng thần tốc, chóng mặt cho thấy quyết tâm của Nga muốn chặn đứng hoàn toàn Không quân Israel. Nguồn ảnh: Sputnik InternationalTheo các nguồn tin rò rỉ, phiên bản tên lửa S-300 mà Nga chuyển giao cho Syria thuộc các bản nâng cấp S-300PM hoặc S-300PM1/PM2 có tính năng tương đương loại S-300PMU1/PMU2 phục vụ xuất khẩu. Chúng có khả năng đánh chặn mọi loại máy bay và cả tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, bảo vệ một vùng không gian rộng lớn... Nguồn ảnh: RFE/RLTầm bắn của tên lửa S-300 Syria có thể từ 150-200km, thậm chí có nguồn cho là lên tới 250km tùy theo các loại đạn tên lửa mà Nga chuyển giao. Với tầm bắn và độ cao tối đa tác chiến đến 27km, S-300 thừa sức tiêu diệt bất kỳ máy bay nào của Israel và Mỹ, gồm cả máy bay tàng hình F-35.Thời điểm đó, giới phân tích quốc tế đều cho rằng sự xuất hiện của S-300 đặt dấu chấm hết cho sự tung hoàng của Không quân Israel trên bầu trời Syria. Sự có mặt của S-300 kết hợp với hệ thống phòng không Nga đặt tại Hmeymim đủ sức khống chế một vùng trời rộng lớn, phát hiện sớm mọi dị biến từ Israel. Nhưng than ôi, chuyện này hóa ra chẳng dễ dàng… Nguồn ảnh: SputnikQuả thật, sự xuất hiện của S-300 đã khiến Không quân Israel “câm nín” hoàn toàn trong tháng 10, nhưng không khiến họ chịu thua. Cuối tháng 11/2018, máy bay Israel bất thình lình mở cuộc không kích mới nhắm vào mục tiêu Iran ở Syria. Hệ thống phòng không S-300 đáng tiếc đã không “lên tiếng”… Nguồn ảnh: The Times of IsraelTháng 12/2018 rồi tháng 1/2019, máy bay Israel liên tiếp tổ chức nhiều đợt không kích mới, có thời điểm tấn công các mục tiêu nằm chình ình giữa thủ đô Damascus… Vậy nhưng S-300 chẳng thấy đâu? Nguồn ảnh: The Jerusalem PostTới lúc này, mới rò rỉ thông tin rằng kíp trắc thủ Syria vẫn đang huấn luyện, chưa chính thức triển khai chiến đấu S-300. Nguồn ảnh: The National InterestPhải tới gần cuối tháng 3 mới xuất hiện thông tin hệ thống S-300 Syria đã sẵn sàng kích hoạt, việc huấn luyện đã xong. Lúc này, người ta một lần nữa kỳ vọng S-300 sẽ quật ngã một hoặc vài chiếc máy bay Israel. Nguồn ảnh: hispantv.comVậy nhưng, ngày 27/3/2019, máy bay Israel bất ngờ không kích dữ dội các mục tiêu ở tỉnh Aleppo. Lần thứ “N”, tên lửa S-300 lại không chịu lên tiếng để tiêm kích Israel mặc sức quần thảo, đánh phá đạt mục đích rồi ung dung bay về ăn mừng chiến thắng tuyệt đối. Nguồn ảnh: Defense NewsSau trận đánh, phía Nga – Syria tới giờ vẫn chưa đưa ra bất cứ lý do nào biện minh vì sao S-300 không thể tấn công kẻ địch. Các phân tích đều cho rằng S-300 có khả năng tiêu diệt máy bay Israel tấn công Aleppo ngay khi nó còn đang trên đường tới mục tiêu. Phải chăng S-300 không mạnh như người ta vẫn thường ca ngợi, nó chẳng phát hiện được gì trên không? Nguồn ảnh: The Times of IsraelThực tế thì, trong lịch sử hoạt động S-300 chủ yếu chỉ lập công trong các cuộc diễn tập, nó chưa bao giờ trải qua thực chiến hẳn hoi với đối thủ khác. Hi vọng rằng, S-300 Syria sẽ sớm sửa lỗi trong thời gian tới nếu không họ sẽ lại “ghi thêm một vết nhơ” mới trong dòng tên lửa nổi tiếng của Nga. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video S-300 bắn đạn thật. Nguồn: Zvezda
Sau S-200, thêm một hệ thống phòng không Nga nổi tiếng tiếp tục trở thành chủ đề “bàn ra tán vào” mang cảm xúc đầy thất vọng nhất ở mặt trận Syria. Đó là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 danh tiếng. Có những thời điểm, cứ nhắc tới việc Moscow muốn chuyển giao S-300 cho Syria là giới chức phương Tây lại “nhảy dựng” và phản ứng dữ dội. Và sau đó, phải chịu thiệt hại kinh khủng Nga mới có thể đường hoàng đưa “rồng lửa ba trăm” tới Syria. Nguồn ảnh: Sputnik
Ngày 17/9/2018, một máy bay trinh sát Il-20M của Không quân Nga bất ngờ bị bắn rơi trên bờ biển tỉnh Latakia khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Nguyên nhân vụ việc sau đó “gây ra cú sốc” – tên lửa S-200 của Syria đã bắn nhầm trong tình thế bầu trời hỗn độn khi Israel tiến hành cuộc tập kích đường không. Theo giới chức Nga, Israel cũng có phần trách nhiệm khi họ lấy chiếc Il-20 có diện tích phản xạ radar cao hơn tốp F-16 làm “bia đỡ đạn”. Nguồn ảnh: The Defense Post
Tuy tổn thất nặng nề, nhưng cũng phải “nhờ thảm kịch này”, nước Nga có cớ hoàn hảo để chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không tối tân cho Syria mà giới chức phương Tây phải “cứng họng”. Phản đối cũng có xảy ra, nhưng việc S-300 tới Syria là điều không thể trì hoãn. Nguồn ảnh: The Times of Israel
Chỉ nửa tháng sau khi xảy ra thảm kịch, ngày 1/10/2018, máy bay An-124 đã không vận 3 tiểu đoàn S-300 với 24 xe phóng tự hành tới Hmeymim chuyển giao cho Quân đội Syria. Tốc độ chuyển giao vô cùng thần tốc, chóng mặt cho thấy quyết tâm của Nga muốn chặn đứng hoàn toàn Không quân Israel. Nguồn ảnh: Sputnik International
Theo các nguồn tin rò rỉ, phiên bản tên lửa S-300 mà Nga chuyển giao cho Syria thuộc các bản nâng cấp S-300PM hoặc S-300PM1/PM2 có tính năng tương đương loại S-300PMU1/PMU2 phục vụ xuất khẩu. Chúng có khả năng đánh chặn mọi loại máy bay và cả tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, bảo vệ một vùng không gian rộng lớn... Nguồn ảnh: RFE/RL
Tầm bắn của tên lửa S-300 Syria có thể từ 150-200km, thậm chí có nguồn cho là lên tới 250km tùy theo các loại đạn tên lửa mà Nga chuyển giao. Với tầm bắn và độ cao tối đa tác chiến đến 27km, S-300 thừa sức tiêu diệt bất kỳ máy bay nào của Israel và Mỹ, gồm cả máy bay tàng hình F-35.
Thời điểm đó, giới phân tích quốc tế đều cho rằng sự xuất hiện của S-300 đặt dấu chấm hết cho sự tung hoàng của Không quân Israel trên bầu trời Syria. Sự có mặt của S-300 kết hợp với hệ thống phòng không Nga đặt tại Hmeymim đủ sức khống chế một vùng trời rộng lớn, phát hiện sớm mọi dị biến từ Israel. Nhưng than ôi, chuyện này hóa ra chẳng dễ dàng… Nguồn ảnh: Sputnik
Quả thật, sự xuất hiện của S-300 đã khiến Không quân Israel “câm nín” hoàn toàn trong tháng 10, nhưng không khiến họ chịu thua. Cuối tháng 11/2018, máy bay Israel bất thình lình mở cuộc không kích mới nhắm vào mục tiêu Iran ở Syria. Hệ thống phòng không S-300 đáng tiếc đã không “lên tiếng”… Nguồn ảnh: The Times of Israel
Tháng 12/2018 rồi tháng 1/2019, máy bay Israel liên tiếp tổ chức nhiều đợt không kích mới, có thời điểm tấn công các mục tiêu nằm chình ình giữa thủ đô Damascus… Vậy nhưng S-300 chẳng thấy đâu? Nguồn ảnh: The Jerusalem Post
Tới lúc này, mới rò rỉ thông tin rằng kíp trắc thủ Syria vẫn đang huấn luyện, chưa chính thức triển khai chiến đấu S-300. Nguồn ảnh: The National Interest
Phải tới gần cuối tháng 3 mới xuất hiện thông tin hệ thống S-300 Syria đã sẵn sàng kích hoạt, việc huấn luyện đã xong. Lúc này, người ta một lần nữa kỳ vọng S-300 sẽ quật ngã một hoặc vài chiếc máy bay Israel. Nguồn ảnh: hispantv.com
Vậy nhưng, ngày 27/3/2019, máy bay Israel bất ngờ không kích dữ dội các mục tiêu ở tỉnh Aleppo. Lần thứ “N”, tên lửa S-300 lại không chịu lên tiếng để tiêm kích Israel mặc sức quần thảo, đánh phá đạt mục đích rồi ung dung bay về ăn mừng chiến thắng tuyệt đối. Nguồn ảnh: Defense News
Sau trận đánh, phía Nga – Syria tới giờ vẫn chưa đưa ra bất cứ lý do nào biện minh vì sao S-300 không thể tấn công kẻ địch. Các phân tích đều cho rằng S-300 có khả năng tiêu diệt máy bay Israel tấn công Aleppo ngay khi nó còn đang trên đường tới mục tiêu. Phải chăng S-300 không mạnh như người ta vẫn thường ca ngợi, nó chẳng phát hiện được gì trên không? Nguồn ảnh: The Times of Israel
Thực tế thì, trong lịch sử hoạt động S-300 chủ yếu chỉ lập công trong các cuộc diễn tập, nó chưa bao giờ trải qua thực chiến hẳn hoi với đối thủ khác. Hi vọng rằng, S-300 Syria sẽ sớm sửa lỗi trong thời gian tới nếu không họ sẽ lại “ghi thêm một vết nhơ” mới trong dòng tên lửa nổi tiếng của Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video S-300 bắn đạn thật. Nguồn: Zvezda