Là phương tiện đổ bộ chính của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong giai đoạn từ năm 1950-1980, LVTP-5 được Hải quân Mỹ sử dụng trong những ngày đầu tiên lực lượng này đặt chân tới chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Eldiab.Với thiết kế dành riêng cho đổ quân, LVTP-5 có kiểu dáng rất dễ nhận ra và loại phương tiện bọc thép lớn nhất mà Mỹ từng sử dụng tại Việt Nam. Thậm chí lính Mỹ còn ví von nó như chiếc "xe buýt" chiến trường. Nguồn ảnh: Fewg.Một chiếc LVTP-5 có khối lượng lên tới 37,4 tấn, xe có chiều dài 9 mét, rộng 3,5 mét và cao tới 2,9 mét. Có thể thấy, kích thước của phương tiện này không khác gì một chiếc xe buýt thực thụ, chỉ có điều nó được bọc thép từ đầu đến chân và sử dụng bánh xích. Nguồn ảnh: Flickr.Phương tiện đổ bộ LVTP-5 có khả năng chở theo tới 34 binh lính với đầy đủ trang bị vũ khí và tổ lái bao gồm 3 người trong đó có xa trưởng, lái xe và súng máy. Nguồn ảnh: FineScale Modeler.Dù được thiết kế sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhưng người Mỹ vẫn không rút ra được bài học trên Mặt trận Thái Bình Dương, khi vẫn để cửa đổ quân của LVTP-5 ở phía trước thay vì cửa đổ quân phía sau. Điều này khiến lính Mỹ bên trong xe trở thành mục tiêu dễ dàng cho hỏa lực bắn thẳng của quân ta. Nguồn ảnh: FineScale Modeler.LVTP-5 được trang bị một động cơ xăng V-12 có công suất 704 sức ngựa. Động cơ này cung cấp cho xe sức kéo tương đương với 19 sức ngựa trên tấn. Đủ để nó có thể vượt qua được địa hình phức tạp tại Việt Nam. Nguồn ảnh: FineScale Modeler.Động cơ xăng V-12 cho phép phương tiện đổ bộ bánh xích này có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 48 km/h trên bộ và khoảng 11 km/h dưới nước. So với các phương tiện đổ bộ cùng thời, tốc độ của LVTP-5 có phần vượt trội hơn. Nguồn ảnh: Wiki.Được phát triển từ dòng LVT-1 và LVT-4 từ thời CTTG 2, LVTP-5 được ra đời để tăng cường khả năng đổ bộ với bọc thép dày hơn và chở được nhiều lính hơn. Tuy nhiên để làm được điều đó nó phải từ bỏ khả năng được vũ trang của mình, chính vì vậy mẫu vũ khí duy nhất LVTP-5 được trang bị sẵn chỉ có súng máy 7.62mm. Nguồn ảnh: Pinterest.Với thiết kế đặc biệt của mình Thủy quân Lục chiến Mỹ chỉ cần 10 chiếc LVTP-5 là đã có thể triển khai hơn 300 lính lên trên bờ biển , đảm bảo khả năng tác chiến với quân số đông đảo. Nhưng điểm trừ của LVTP-5 là nó không thể hỗ trợ hỏa lực cho nhóm quân này. Nguồn ảnh: Prob.Bên cạnh đó, phương tiện quá khổ này hoạt động cực kỳ kém hiệu quả trên chiến trường Việt Nam khi càng di chuyển sau vào trong đất liền. Với bề ngang lên tới 3.5m và dài tới 9m đi kèm một hệ thống khung gầm bánh xích thấp, LVTP-5 khá khó khăn khi phải di chuyển trong các khu vực có không gian hẹp, vùng nước nông nhiều bùn, thậm chí một con đường đầy bùn sau một cơn mưa cũng có thể trở thành chướng ngại mà LVTP-5 không thể vượt qua. Nguồn ảnh: Military.Ngoài ra, vì là một phương tiện đổ bộ nên LVTP-5 có vỏ thép không thực sự tốt, nó dễ dàng bị bắn hạ bởi những khẩu súng phóng lựu chống tăng RPG-7 hay súng máy hạng nặng vốn dĩ được trang bị rất nhiều trong lực lượng quân giải phóng. Chính điều này đã khiến LVTP-5 sớm bị loại thải trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Youtube.Tổng cộng đã có 1124 chiếc LVTP-5 được biên chế cho Hải quân Mỹ trong suốt giai đoạn từ năm 1956 cho đến giữa những năm 1970, và hình ảnh của nó luôn gắn liền với Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Việt Nam. Tuy nhiên chẳng lính Mỹ nào mặn mà với loại phương tiện này và nó chỉ có ích khi chở họ từ tàu đổ bộ vào đất liền . Nguồn ảnh: Prob.
Là phương tiện đổ bộ chính của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong giai đoạn từ năm 1950-1980, LVTP-5 được Hải quân Mỹ sử dụng trong những ngày đầu tiên lực lượng này đặt chân tới chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Eldiab.
Với thiết kế dành riêng cho đổ quân, LVTP-5 có kiểu dáng rất dễ nhận ra và loại phương tiện bọc thép lớn nhất mà Mỹ từng sử dụng tại Việt Nam. Thậm chí lính Mỹ còn ví von nó như chiếc "xe buýt" chiến trường. Nguồn ảnh: Fewg.
Một chiếc LVTP-5 có khối lượng lên tới 37,4 tấn, xe có chiều dài 9 mét, rộng 3,5 mét và cao tới 2,9 mét. Có thể thấy, kích thước của phương tiện này không khác gì một chiếc xe buýt thực thụ, chỉ có điều nó được bọc thép từ đầu đến chân và sử dụng bánh xích. Nguồn ảnh: Flickr.
Phương tiện đổ bộ LVTP-5 có khả năng chở theo tới 34 binh lính với đầy đủ trang bị vũ khí và tổ lái bao gồm 3 người trong đó có xa trưởng, lái xe và súng máy. Nguồn ảnh: FineScale Modeler.
Dù được thiết kế sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhưng người Mỹ vẫn không rút ra được bài học trên Mặt trận Thái Bình Dương, khi vẫn để cửa đổ quân của LVTP-5 ở phía trước thay vì cửa đổ quân phía sau. Điều này khiến lính Mỹ bên trong xe trở thành mục tiêu dễ dàng cho hỏa lực bắn thẳng của quân ta. Nguồn ảnh: FineScale Modeler.
LVTP-5 được trang bị một động cơ xăng V-12 có công suất 704 sức ngựa. Động cơ này cung cấp cho xe sức kéo tương đương với 19 sức ngựa trên tấn. Đủ để nó có thể vượt qua được địa hình phức tạp tại Việt Nam. Nguồn ảnh: FineScale Modeler.
Động cơ xăng V-12 cho phép phương tiện đổ bộ bánh xích này có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 48 km/h trên bộ và khoảng 11 km/h dưới nước. So với các phương tiện đổ bộ cùng thời, tốc độ của LVTP-5 có phần vượt trội hơn. Nguồn ảnh: Wiki.
Được phát triển từ dòng LVT-1 và LVT-4 từ thời CTTG 2, LVTP-5 được ra đời để tăng cường khả năng đổ bộ với bọc thép dày hơn và chở được nhiều lính hơn. Tuy nhiên để làm được điều đó nó phải từ bỏ khả năng được vũ trang của mình, chính vì vậy mẫu vũ khí duy nhất LVTP-5 được trang bị sẵn chỉ có súng máy 7.62mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với thiết kế đặc biệt của mình Thủy quân Lục chiến Mỹ chỉ cần 10 chiếc LVTP-5 là đã có thể triển khai hơn 300 lính lên trên bờ biển , đảm bảo khả năng tác chiến với quân số đông đảo. Nhưng điểm trừ của LVTP-5 là nó không thể hỗ trợ hỏa lực cho nhóm quân này. Nguồn ảnh: Prob.
Bên cạnh đó, phương tiện quá khổ này hoạt động cực kỳ kém hiệu quả trên chiến trường Việt Nam khi càng di chuyển sau vào trong đất liền. Với bề ngang lên tới 3.5m và dài tới 9m đi kèm một hệ thống khung gầm bánh xích thấp, LVTP-5 khá khó khăn khi phải di chuyển trong các khu vực có không gian hẹp, vùng nước nông nhiều bùn, thậm chí một con đường đầy bùn sau một cơn mưa cũng có thể trở thành chướng ngại mà LVTP-5 không thể vượt qua. Nguồn ảnh: Military.
Ngoài ra, vì là một phương tiện đổ bộ nên LVTP-5 có vỏ thép không thực sự tốt, nó dễ dàng bị bắn hạ bởi những khẩu súng phóng lựu chống tăng RPG-7 hay súng máy hạng nặng vốn dĩ được trang bị rất nhiều trong lực lượng quân giải phóng. Chính điều này đã khiến LVTP-5 sớm bị loại thải trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Youtube.
Tổng cộng đã có 1124 chiếc LVTP-5 được biên chế cho Hải quân Mỹ trong suốt giai đoạn từ năm 1956 cho đến giữa những năm 1970, và hình ảnh của nó luôn gắn liền với Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Việt Nam. Tuy nhiên chẳng lính Mỹ nào mặn mà với loại phương tiện này và nó chỉ có ích khi chở họ từ tàu đổ bộ vào đất liền . Nguồn ảnh: Prob.