Trong giai đoạn 2015 - 2016, khi Việt Nam còn đang rất quan tâm tới lớp tàu hộ vệ tên lửa đa năng của Hà Lan là Sigma 9814... thì Tập đoàn quốc phòng DCNS của Pháp cũng đã "chào hàng" nước ta một lớp hộ vệ hạm săn ngầm, đó chính là lớp Gowind. Tập đoàn của Pháp cho rằng Gowind hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và quy mô của Hải quân Việt Nam thời điểm đó và một điều quan trọng là tàu Gowind có giá "mềm" hơn lớp Sigma 9814 của Hà Lan khá nhiều.Cách đây vài năm tàu hộ vệ lớp Gowind của Hải quân Cộng hòa Pháp đã có chuyến thăm cảng Hải Phòng, Việt Nam. Đấy là lần thăm đầu tiên của lớp Gowind tới Việt Nam kể từ khi được đưa vào sử dụng. Thời điểm đó, có những ý kiến cho rằng phía Pháp đưa Gowind tới thăm đồng thời là chào bán mẫu tàu hiện đại này.Gowind là một lớp tàu chiến đa năng được thiết kế với 3 cấu hình khác nhau bao gồm: Tàu khu trục nhỏ, tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tra ngoài khơi. Tàu được thiết kế theo dạng module nên việc chuyển đổi cấu hình nhiệm vụ cho tàu khá dễ dàng.Tàu có chiều dài từ 85-105m, lượng giãn nước dao động từ 1.000-2.500 tấn, trang bị hệ thống đẩy kết hợp diesel - tuốc bin khí cho tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 6.900km với tốc độ kinh tế 15 hải lý/h.Gowind thiết kế thủy động lực học khá độc đáo với khả năng tàng hình cao, tàu có cấu trúc thượng tầng khá lạ mắt với cấu trúc hình kim tự tháp, buồng chỉ huy được thiết kế dạng tam giác có phần mũi nhọn hướng về phía trước chứ không bằng phẳng như các tàu khác.Thiết kế này được đánh giá có khả năng làm tán xạ sóng radar rất cao, điều này giúp tàu có tính năng tàng hình ưu việt hơn những tàu khác.Đặc trưng của công nghệ quốc phòng Pháp là hệ thống cảm biến, điện tử cực kỳ hiện đại. Đương nhiên Gowin cũng không là ngoại lệ, cột buồm được thiết kế dạng kim tự tháp bên trong được trang bị radar trinh sát SMART-S Mk2 3D với phạm vi tìm kiếm mục tiêu lên đến 250km với khả năng kiểm soát lên đến 500 mục tiêu. Đặc biệt, loại radar này được cho là có thể phát hiện được cả máy bay tàng hình B-2 hay F-22.Ngoài ra, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gowind được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu SETIS với khả năng tự động hóa cao cho phép đối phó hiệu quả với nhiều loại mục tiêu khác nhau.Cận cảnh buồng lái cực kỳ tiện nghi với dày đặc các màn hình màu sắt nét, hiển thị thông số kỹ thuật hàng hải của tàu Gowind khi đang ở thăm Hải Phòng.Tàu hộ vệ Gowind có khả năng chống ngầm khá mạnh với việc trang bị hệ thống sonar dưới thân Kingklip, hệ thống sonar đo mọi độ sâu Captass. Ảnh: Hệ thống hiển thị thông tin radar trên cabin Gowind.Về vũ khí, Gowind được thiết kế tùy biến nhiều loại trang bị thoải mái cho khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, cả hai cấu hình Gowind 1000 và 2500 cơ bản sẽ dùng chung tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không, và chỉ khác về mặt số lượng. Theo đó, vũ khí chống hạm chủ lực sẽ là tên lửa hành trình MM40 Exocet Block 3 đạt tầm bắn 180km, được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar chủ động. Tên lửa mang theo đầu đạn chất nổ mạnh nặng 165kg đủ sức nhấn chìm tàu chiến có tải trọng tới 5.000 tấn.Về phòng không, lớp tàu hộ vệ Gowind trang bị trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Sylver VLS với 16 ống phóng sử dụng đạn tên lửa phòng không MBDA VL-MICA tầm bắn 12km. Tên lửa được dẫn đường bằng radar chủ động hoặc hồng ngoại với khả năng chống nhiễu rất tốt.Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng trọng lượng 5 tấn, sàn đáp này có khả năng tiếp nhận trực thăng có tải trọng khoảng 10 tấn. Gowind có các hệ thống hỗ trợ cho phép trực thăng không người lái hoạt động tốt.Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN
Trong giai đoạn 2015 - 2016, khi Việt Nam còn đang rất quan tâm tới lớp tàu hộ vệ tên lửa đa năng của Hà Lan là Sigma 9814... thì Tập đoàn quốc phòng DCNS của Pháp cũng đã "chào hàng" nước ta một lớp hộ vệ hạm săn ngầm, đó chính là lớp Gowind. Tập đoàn của Pháp cho rằng Gowind hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và quy mô của Hải quân Việt Nam thời điểm đó và một điều quan trọng là tàu Gowind có giá "mềm" hơn lớp Sigma 9814 của Hà Lan khá nhiều.
Cách đây vài năm tàu hộ vệ lớp Gowind của Hải quân Cộng hòa Pháp đã có chuyến thăm cảng Hải Phòng, Việt Nam. Đấy là lần thăm đầu tiên của lớp Gowind tới Việt Nam kể từ khi được đưa vào sử dụng. Thời điểm đó, có những ý kiến cho rằng phía Pháp đưa Gowind tới thăm đồng thời là chào bán mẫu tàu hiện đại này.
Gowind là một lớp tàu chiến đa năng được thiết kế với 3 cấu hình khác nhau bao gồm: Tàu khu trục nhỏ, tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tra ngoài khơi. Tàu được thiết kế theo dạng module nên việc chuyển đổi cấu hình nhiệm vụ cho tàu khá dễ dàng.
Tàu có chiều dài từ 85-105m, lượng giãn nước dao động từ 1.000-2.500 tấn, trang bị hệ thống đẩy kết hợp diesel - tuốc bin khí cho tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 6.900km với tốc độ kinh tế 15 hải lý/h.
Gowind thiết kế thủy động lực học khá độc đáo với khả năng tàng hình cao, tàu có cấu trúc thượng tầng khá lạ mắt với cấu trúc hình kim tự tháp, buồng chỉ huy được thiết kế dạng tam giác có phần mũi nhọn hướng về phía trước chứ không bằng phẳng như các tàu khác.Thiết kế này được đánh giá có khả năng làm tán xạ sóng radar rất cao, điều này giúp tàu có tính năng tàng hình ưu việt hơn những tàu khác.
Đặc trưng của công nghệ quốc phòng Pháp là hệ thống cảm biến, điện tử cực kỳ hiện đại. Đương nhiên Gowin cũng không là ngoại lệ, cột buồm được thiết kế dạng kim tự tháp bên trong được trang bị radar trinh sát SMART-S Mk2 3D với phạm vi tìm kiếm mục tiêu lên đến 250km với khả năng kiểm soát lên đến 500 mục tiêu. Đặc biệt, loại radar này được cho là có thể phát hiện được cả máy bay tàng hình B-2 hay F-22.
Ngoài ra, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gowind được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu SETIS với khả năng tự động hóa cao cho phép đối phó hiệu quả với nhiều loại mục tiêu khác nhau.
Cận cảnh buồng lái cực kỳ tiện nghi với dày đặc các màn hình màu sắt nét, hiển thị thông số kỹ thuật hàng hải của tàu Gowind khi đang ở thăm Hải Phòng.
Tàu hộ vệ Gowind có khả năng chống ngầm khá mạnh với việc trang bị hệ thống sonar dưới thân Kingklip, hệ thống sonar đo mọi độ sâu Captass. Ảnh: Hệ thống hiển thị thông tin radar trên cabin Gowind.
Về vũ khí, Gowind được thiết kế tùy biến nhiều loại trang bị thoải mái cho khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, cả hai cấu hình Gowind 1000 và 2500 cơ bản sẽ dùng chung tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không, và chỉ khác về mặt số lượng. Theo đó, vũ khí chống hạm chủ lực sẽ là tên lửa hành trình MM40 Exocet Block 3 đạt tầm bắn 180km, được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar chủ động. Tên lửa mang theo đầu đạn chất nổ mạnh nặng 165kg đủ sức nhấn chìm tàu chiến có tải trọng tới 5.000 tấn.
Về phòng không, lớp tàu hộ vệ Gowind trang bị trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Sylver VLS với 16 ống phóng sử dụng đạn tên lửa phòng không MBDA VL-MICA tầm bắn 12km. Tên lửa được dẫn đường bằng radar chủ động hoặc hồng ngoại với khả năng chống nhiễu rất tốt.
Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng trọng lượng 5 tấn, sàn đáp này có khả năng tiếp nhận trực thăng có tải trọng khoảng 10 tấn. Gowind có các hệ thống hỗ trợ cho phép trực thăng không người lái hoạt động tốt.
Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN