Hải quân Việt Nam vừa tự đại tu thành công tàu phá thuỷ lôi lớp Sonya do Liên Xô chế tạo và chuyển giao cho chúng ta trong quá khứ. Nguồn ảnh: Nhà máy X51.Tàu quét thuỷ lôi vừa được chúng ta đại tu mang số hiệu 861, hiện đang phục vụ trong biên chế Lữ đoàn Hải quân 161, thuộc vùng 3 hải quân. Nguồn ảnh: Nhà máy X51.Các tàu phá thuỷ lôi lớp Sonya được coi là một trong những tàu phá thuy lôi hiện đại nhất trong biên chế Hải quân Việt Nam, dù đã ra đời cách đây gần 50 năm. Nguồn ảnh: Rumil.Điểm đặc biệt của các tàu này đó là chúng có thiết kế vỏ bằng gỗ giống với các tàu phá mìn lớp Vanya trước đây Liên Xô từng sử dụng rất nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.Việc được trang bị vỏ gỗ như tàu đánh cá cho phép tàu phá lôi lớp Sonya tránh được việc kích hoạt các quả thuỷ lôi phát hiện từ trường. Nguồn ảnh: Pinterest.Thuỷ lôi phát hiện từ trường sẽ phát nổ khi một vật có từ trường lớn như vỏ tàu làm bằng kim loại tiếp cận trong khoảng cách gần. Do được làm bằng vỏ gỗ và sơn cách điện, tàu phá lôi lớp Sonya sẽ không thể kích nổ được thuỷ lôi từ trường khi đến gần nó. Nguồn ảnh: Rumil.Ngoài thiết kế vỏ gỗ cực độc đáo, các tàu phá lôi lớp Sonya này còn được trang bị hệ thống định vị sonar cực kỳ hiện đại cũng như cánh quét mìn kiểu mới, tăng hiệu quả dọn thuỷ lôi trên biển. Nguồn ảnh: Rumil.Khoang điều khiển chính của tàu được cấu tạo bằng thép kiên cố rất dày và kín hoàn toàn, mọi hệ thống thiết yếu trên tàu đều có thể được điều khiển từ xa từ khoang an toàn này. Nguồn ảnh: Rumil.Trong trường hợp tàu chẳng may gặp nguy hiểm, dính thủy lôi, thuỷ thủ đoàn có thể ở trong khoang an toàn và chờ thợ lặn cứu hộ tiếp cận giải cứu. Nguồn ảnh: Rumil.Trong quá khứ, Hải quân Liên Xô từng đóng 72 tàu phá thuỷ lôi loại này. Hiện tại, các tàu lớp Sonya vẫn đang được sử dụng trong biên chế hải quân 7 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: Rumil.Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của Hải quân Việt Nam. Nguồn: QPVN.
Hải quân Việt Nam vừa tự đại tu thành công tàu phá thuỷ lôi lớp Sonya do Liên Xô chế tạo và chuyển giao cho chúng ta trong quá khứ. Nguồn ảnh: Nhà máy X51.
Tàu quét thuỷ lôi vừa được chúng ta đại tu mang số hiệu 861, hiện đang phục vụ trong biên chế Lữ đoàn Hải quân 161, thuộc vùng 3 hải quân. Nguồn ảnh: Nhà máy X51.
Các tàu phá thuỷ lôi lớp Sonya được coi là một trong những tàu phá thuy lôi hiện đại nhất trong biên chế Hải quân Việt Nam, dù đã ra đời cách đây gần 50 năm. Nguồn ảnh: Rumil.
Điểm đặc biệt của các tàu này đó là chúng có thiết kế vỏ bằng gỗ giống với các tàu phá mìn lớp Vanya trước đây Liên Xô từng sử dụng rất nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc được trang bị vỏ gỗ như tàu đánh cá cho phép tàu phá lôi lớp Sonya tránh được việc kích hoạt các quả thuỷ lôi phát hiện từ trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thuỷ lôi phát hiện từ trường sẽ phát nổ khi một vật có từ trường lớn như vỏ tàu làm bằng kim loại tiếp cận trong khoảng cách gần. Do được làm bằng vỏ gỗ và sơn cách điện, tàu phá lôi lớp Sonya sẽ không thể kích nổ được thuỷ lôi từ trường khi đến gần nó. Nguồn ảnh: Rumil.
Ngoài thiết kế vỏ gỗ cực độc đáo, các tàu phá lôi lớp Sonya này còn được trang bị hệ thống định vị sonar cực kỳ hiện đại cũng như cánh quét mìn kiểu mới, tăng hiệu quả dọn thuỷ lôi trên biển. Nguồn ảnh: Rumil.
Khoang điều khiển chính của tàu được cấu tạo bằng thép kiên cố rất dày và kín hoàn toàn, mọi hệ thống thiết yếu trên tàu đều có thể được điều khiển từ xa từ khoang an toàn này. Nguồn ảnh: Rumil.
Trong trường hợp tàu chẳng may gặp nguy hiểm, dính thủy lôi, thuỷ thủ đoàn có thể ở trong khoang an toàn và chờ thợ lặn cứu hộ tiếp cận giải cứu. Nguồn ảnh: Rumil.
Trong quá khứ, Hải quân Liên Xô từng đóng 72 tàu phá thuỷ lôi loại này. Hiện tại, các tàu lớp Sonya vẫn đang được sử dụng trong biên chế hải quân 7 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: Rumil.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của Hải quân Việt Nam. Nguồn: QPVN.