"Món quà vô giá" mà Việt Nam từng tặng cho Liên Xô là chiến đấu cơ F-5 - loại chiến đấu cơ được Mỹ cho ra đời để đối chọi lại các tiêm kích MiG-21 và MiG-23 của Liên Xô phổ biến ở thời điểm bấy giờ. Nguồn ảnh: Airliners.Việc có trong tay một chiến đấu cơ đối nghịch của đối phương và quan trọng hơn cả là chiếc tiêm kích đó còn bay được đã giúp Liên Xô thu được rất nhiều bài học có giá trị, trong đó có cả những điểm yếu của loại chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Airliners.Sau khi bay thực nghiệm, thậm chí Liên Xô còn tiến hành tháo bỏ chiếc tiêm kích F-5 để nghiên cứu chi tiết cấu thành của từng bộ phận bên trong máy bay - một trong những điều trước đó chỉ một năm, có nằm mơ Liên Xô cũng không dám mơ. Nguồn ảnh: TL.Từ những kinh nghiệm quý báu sau quá trình bay thực nghiệm và tháo dỡ F-5, Liên Xô đã cải biên các chiến đấu cơ hiện tại của mình cũng như của những nước đồng minh nhằm tăng khả năng áp đảo khi phải đối phó với những tiêm kích Mỹ này trên không. Nguồn ảnh: Airliners.Ngoài ra, cũng từ những cải biên này, thế hệ chiến đấu cơ tiếp theo mà Liên Xô đang thiết kế sẽ đi theo hướng đối nghịch hoàn toàn, tận dụng triệt để những điểm yếu mà họ đã tìm thấy trên tiêm kích của đối phương. Nguồn ảnh: TL.Về cơ bản, F-5 là một tiêm kích siêu âm hạng nhẹ hai động cơ được sử dụng khá rộng rãi bởi Mỹ và các quốc gia đồng minh của nước này trong giai đoạn diễn ra Chiến tranh Việt Nam và cho tới tận những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Airliners.Loại chiến đấu cơ này từng phục vụ trong lực lượng không quân khảng 30 quốc gia trên thế giới, tới nay vẫn còn được một vài nước tiếp tục tăng niên hạn để tiếp tục phục vụ. Nguồn ảnh: TL.Trong Chiến tranh Việt Nam, đây là một trong những loại máy bay chiến thuật được Mỹ cùng đồng minh sử dụng với số lượng rất lớn do nó có giá thành rẻ và hiệu năng chiến đấu khá nổi bật. Nguồn ảnh: TL.Sau khi chiến tranh kết thúc, phía Việt Nam đã thu giữ làm chiến lợi phẩm khoảng 877 máy bay Mỹ trong đó có 87 chiếc F-5A và 27 chiếc F-5E. Ngoài việc gửi một chiếc F-5E cho Liên Xô, một vài tài liệu còn khẳng định Việt Nam đã hào phóng tặng loại phi cơ này cho cả Phần Lan và Séc. Nguồn ảnh: Airliners.Trong quá khứ, Trung đoàn 935 của Không quân Nhân dân Việt Nam là đơn vị duy nhất trên thế giới từng sử dụng cả MiG-21 và F-5 trong biên chế - hai loại chiến đấu cơ ra đời để bắn hạ nhau đã được chúng ta sử dụng khôn khéo nhằm yểm trợ cho nhau trong các chiến dịch sau này. Nguồn ảnh: Airliners.Tuy nhiên, do thiếu linh kiện thay thế, số lượng F-5 này dần được ta cho "nghỉ hưu" trong khi một vài quốc gia khác trên thế giới như Đài Loan, Indonesia hay Myanmar vẫn tiếp tục sử dụng loại chiến đấu cơ này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Airliners.Trong quá khứ, tổng cộng đã có khoảng 2200 chiếc F-5 từng được Mỹ chế tạo và mỗi chiếc có giá khoảng 2 triệu USD. Nguồn ảnh: Airliners.Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-5E thể hiện khả năng tác chiến cực kỳ "nóng nảy" trên không.
"Món quà vô giá" mà Việt Nam từng tặng cho Liên Xô là chiến đấu cơ F-5 - loại chiến đấu cơ được Mỹ cho ra đời để đối chọi lại các tiêm kích MiG-21 và MiG-23 của Liên Xô phổ biến ở thời điểm bấy giờ. Nguồn ảnh: Airliners.
Việc có trong tay một chiến đấu cơ đối nghịch của đối phương và quan trọng hơn cả là chiếc tiêm kích đó còn bay được đã giúp Liên Xô thu được rất nhiều bài học có giá trị, trong đó có cả những điểm yếu của loại chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Airliners.
Sau khi bay thực nghiệm, thậm chí Liên Xô còn tiến hành tháo bỏ chiếc tiêm kích F-5 để nghiên cứu chi tiết cấu thành của từng bộ phận bên trong máy bay - một trong những điều trước đó chỉ một năm, có nằm mơ Liên Xô cũng không dám mơ. Nguồn ảnh: TL.
Từ những kinh nghiệm quý báu sau quá trình bay thực nghiệm và tháo dỡ F-5, Liên Xô đã cải biên các chiến đấu cơ hiện tại của mình cũng như của những nước đồng minh nhằm tăng khả năng áp đảo khi phải đối phó với những tiêm kích Mỹ này trên không. Nguồn ảnh: Airliners.
Ngoài ra, cũng từ những cải biên này, thế hệ chiến đấu cơ tiếp theo mà Liên Xô đang thiết kế sẽ đi theo hướng đối nghịch hoàn toàn, tận dụng triệt để những điểm yếu mà họ đã tìm thấy trên tiêm kích của đối phương. Nguồn ảnh: TL.
Về cơ bản, F-5 là một tiêm kích siêu âm hạng nhẹ hai động cơ được sử dụng khá rộng rãi bởi Mỹ và các quốc gia đồng minh của nước này trong giai đoạn diễn ra Chiến tranh Việt Nam và cho tới tận những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Airliners.
Loại chiến đấu cơ này từng phục vụ trong lực lượng không quân khảng 30 quốc gia trên thế giới, tới nay vẫn còn được một vài nước tiếp tục tăng niên hạn để tiếp tục phục vụ. Nguồn ảnh: TL.
Trong Chiến tranh Việt Nam, đây là một trong những loại máy bay chiến thuật được Mỹ cùng đồng minh sử dụng với số lượng rất lớn do nó có giá thành rẻ và hiệu năng chiến đấu khá nổi bật. Nguồn ảnh: TL.
Sau khi chiến tranh kết thúc, phía Việt Nam đã thu giữ làm chiến lợi phẩm khoảng 877 máy bay Mỹ trong đó có 87 chiếc F-5A và 27 chiếc F-5E. Ngoài việc gửi một chiếc F-5E cho Liên Xô, một vài tài liệu còn khẳng định Việt Nam đã hào phóng tặng loại phi cơ này cho cả Phần Lan và Séc. Nguồn ảnh: Airliners.
Trong quá khứ, Trung đoàn 935 của Không quân Nhân dân Việt Nam là đơn vị duy nhất trên thế giới từng sử dụng cả MiG-21 và F-5 trong biên chế - hai loại chiến đấu cơ ra đời để bắn hạ nhau đã được chúng ta sử dụng khôn khéo nhằm yểm trợ cho nhau trong các chiến dịch sau này. Nguồn ảnh: Airliners.
Tuy nhiên, do thiếu linh kiện thay thế, số lượng F-5 này dần được ta cho "nghỉ hưu" trong khi một vài quốc gia khác trên thế giới như Đài Loan, Indonesia hay Myanmar vẫn tiếp tục sử dụng loại chiến đấu cơ này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Airliners.
Trong quá khứ, tổng cộng đã có khoảng 2200 chiếc F-5 từng được Mỹ chế tạo và mỗi chiếc có giá khoảng 2 triệu USD. Nguồn ảnh: Airliners.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-5E thể hiện khả năng tác chiến cực kỳ "nóng nảy" trên không.