Ra đời vào năm 1963, khẩu pháo tự hành M109 đã được quân đội Mỹ sử dụng để thay thế cho khẩu M44 - khẩu pháo tự hành được quân đội nước này sử dụng từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Flickr.Quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng khẩu pháo tự hành này ở Việt Nam từ khoảng năm 1964, 1965. Phiên bản được Mỹ sử dụng ở Việt Nam là bản đầu tiên được ra đời từ năm 1963. Nguồn ảnh: Fineart.Phiên bản đầu tiên của khẩu pháo tự hành này có cỡ nòng 155mm và chiều dài nòng pháo gấp 23 lần đường kích nòng. Khẩu pháo này là loại M126 và được gắn trên tháp pháo M127 cùng với cơ số đạn dự trữ tối đa 28 viên. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài khẩu pháo chính, M109 ở chiến trường Việt Nam còn được trang bị thêm một khẩu súng máy 12,7mm cùng với cơ số đạn 500 viên để tự vệ ở khoảng cách gần. Nguồn ảnh: Fineart.Phiên bản đầu tiên này có thể dễ dàng phân biệt với các phiên bản sau do nó có hệ thống giảm giật gắn trên nòng pháo rất đặc trưng và nòng pháo khá ngắn so với thân xe. Tầm bắn tối đa của phiên bản này vào khoảng 14.600 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới phiên bản M109A1, cỡ nòng của khẩu pháo vẫn được giữ nguyên là 155mm nhưng chiều dài nòng đã được thay đổi, lên tới gấp 39 lần đường kính nòng, cho phép tăng khoảng cách bắn tối đa lên tới 18.100 mét. Nguồn ảnh: Fineart.Tới tận ngày nay, quân đội Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng khẩu pháo tự hành M109 trong biên chế của mình và đây vẫn là khẩu pháo tự hành nòng cốt nhất của lực lượng bộ binh Mỹ. Nguồn ảnh: Usmil.Phiên bản được Mỹ sử dụng phổ biến nhất hiện nay là M109A6 với biệt danh Paladin. Phiên bản này đã được nâng cấp toàn diện bao gồm các cải tiến ở tháp pháo, hệ thống giảm giật, hệ thống máy tính điều khiển hoả lực cùng các thiết bị cảm biến hiện đại. Nguồn ảnh: Usmil.Về cơ bản, khẩu pháo của M109A6 có khả năng khai hoả với tốc độ tối đa 4 phát mỗi 3 phút khi cần bắn tấp cập. Trong trạng thái giao tranh thông thường, khẩu pháo tự hành này có tốc độ bắn chỉ một phát mỗi phút. Nguồn ảnh: Usmil.Tầm bắn của các phiên bản M109 hiện đại vẫn chỉ loanh quanh trong khoảng dưới 20 km, tuy nhiên nếu sử dụng đạn tăng tầm có dẫn đường, tầm bắn của khẩu pháo này có thể mở rộng lên tới 30 km. Nguồn ảnh: Usmil.Hiện tại, trên thế giới đang có khoảng hơn 30 quốc gia sử dụng khẩu pháo này trong biên chế quân đội của mình, trong đó có nhiều quốc gia tới nay vẫn tiếp tục sử dụng các phiên bản đầu tiên của M109 vốn dĩ đã được sử dụng từ Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Usmil.Mời độc giả xem Video: Pháo tự hành M109 phiên bản Aladin tới nay vẫn được quân đội Mỹ sử dụng.
Ra đời vào năm 1963, khẩu pháo tự hành M109 đã được quân đội Mỹ sử dụng để thay thế cho khẩu M44 - khẩu pháo tự hành được quân đội nước này sử dụng từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Flickr.
Quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng khẩu pháo tự hành này ở Việt Nam từ khoảng năm 1964, 1965. Phiên bản được Mỹ sử dụng ở Việt Nam là bản đầu tiên được ra đời từ năm 1963. Nguồn ảnh: Fineart.
Phiên bản đầu tiên của khẩu pháo tự hành này có cỡ nòng 155mm và chiều dài nòng pháo gấp 23 lần đường kích nòng. Khẩu pháo này là loại M126 và được gắn trên tháp pháo M127 cùng với cơ số đạn dự trữ tối đa 28 viên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài khẩu pháo chính, M109 ở chiến trường Việt Nam còn được trang bị thêm một khẩu súng máy 12,7mm cùng với cơ số đạn 500 viên để tự vệ ở khoảng cách gần. Nguồn ảnh: Fineart.
Phiên bản đầu tiên này có thể dễ dàng phân biệt với các phiên bản sau do nó có hệ thống giảm giật gắn trên nòng pháo rất đặc trưng và nòng pháo khá ngắn so với thân xe. Tầm bắn tối đa của phiên bản này vào khoảng 14.600 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới phiên bản M109A1, cỡ nòng của khẩu pháo vẫn được giữ nguyên là 155mm nhưng chiều dài nòng đã được thay đổi, lên tới gấp 39 lần đường kính nòng, cho phép tăng khoảng cách bắn tối đa lên tới 18.100 mét. Nguồn ảnh: Fineart.
Tới tận ngày nay, quân đội Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng khẩu pháo tự hành M109 trong biên chế của mình và đây vẫn là khẩu pháo tự hành nòng cốt nhất của lực lượng bộ binh Mỹ. Nguồn ảnh: Usmil.
Phiên bản được Mỹ sử dụng phổ biến nhất hiện nay là M109A6 với biệt danh Paladin. Phiên bản này đã được nâng cấp toàn diện bao gồm các cải tiến ở tháp pháo, hệ thống giảm giật, hệ thống máy tính điều khiển hoả lực cùng các thiết bị cảm biến hiện đại. Nguồn ảnh: Usmil.
Về cơ bản, khẩu pháo của M109A6 có khả năng khai hoả với tốc độ tối đa 4 phát mỗi 3 phút khi cần bắn tấp cập. Trong trạng thái giao tranh thông thường, khẩu pháo tự hành này có tốc độ bắn chỉ một phát mỗi phút. Nguồn ảnh: Usmil.
Tầm bắn của các phiên bản M109 hiện đại vẫn chỉ loanh quanh trong khoảng dưới 20 km, tuy nhiên nếu sử dụng đạn tăng tầm có dẫn đường, tầm bắn của khẩu pháo này có thể mở rộng lên tới 30 km. Nguồn ảnh: Usmil.
Hiện tại, trên thế giới đang có khoảng hơn 30 quốc gia sử dụng khẩu pháo này trong biên chế quân đội của mình, trong đó có nhiều quốc gia tới nay vẫn tiếp tục sử dụng các phiên bản đầu tiên của M109 vốn dĩ đã được sử dụng từ Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Usmil.
Mời độc giả xem Video: Pháo tự hành M109 phiên bản Aladin tới nay vẫn được quân đội Mỹ sử dụng.