Báo cáo của Cơ quan hợp tác an ninh – quốc phòng Mỹ (DSCA) cho thấy gần như chắc chắn Mỹ sẽ bán cho Việt Nam chiếc tàu tuần tra USCGC Morgenthau (WHEC-722) vốn thuộc lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ (USCG) vừa mới được cho nghỉ hưu. Đây thực sự là thông tin tốt lành với Hải quân Nhân dân Việt Nam. Chúng ta đang có cơ hội lớn nâng cấp đội tàu của mình. Hải quân Việt Nam những năm qua đã được trang bị nhiều tàu chiến mới, nhưng đa số là tàu nhỏ, thiếu tàu lớn hoạt động dài ngày trên biển. Và USCGC Morgenthau là sự bổ sung rất quý giá với hải quân ta. Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, không may, có khả năng Việt Nam sẽ không được nhận nguyên xi chiếc tàu chiến USCGC Morgenthau (WHEC-722). Bởi Mỹ vốn có “truyền thống” tháo gỡ nhiều loại khí tài chiến đấu trên các tàu chiến cũ, bán lại cho các quốc gia khác theo chương trình vũ khí thặng dư. Nguồn ảnh: WikipediaNgay cả những quốc gia được coi là đồng minh thân cận của Mỹ, ví dụ điển hình là Philippines đã tha thiết xin giữ lại vũ khí trên tàu chiến lớp Hamilton (cùng loại Việt Nam mua) nhưng không được Washington chấp thuận. Rốt cuộc, trước khi giao cho Philippines, chiếc USCGC Hamilton đã bị tháo bỏ đài radar SPS-40, tổ hợp pháo phòng không Phalanx và hai bệ pháo tự động Mk 38 M242, chỉ giữ lại khẩu pháo hạm đa năng Mk.75 76,2mm. Sau đó, Philippines lại phải nài nỉ Mỹ bán cho các bộ pháo Mk 38 để lắp lại trên chính Hamilton. Nguồn ảnh: WikipediaVới trường hợp Việt Nam, không loại trừ khả năng Mỹ có thể sẽ tháo hết vũ khí bao gồm cả pháo hạm Mk.75 76,2mm. Mặc dù vậy, chúng ta có thể sẽ không phải lo lắng lắm về việc tàu USCGC Morgenthau sẽ không còn là tàu chiến khi chẳng còn vũ khí bởi với trình độ công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam hiện nay, việc tự lắp lại vũ khí không phải là vấn đề quá khó khăn. Nguồn ảnh: WikipediaPhải nhớ rằng, công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam hiện nay đã làm chủ công nghệ chế tạo (bao gồm cả việc tự lắp vũ khí) các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya đặc biệt nguy hiểm; đã tự thiết kế chi tiết, chế tạo tàu pháo TT-400TP; đã tự đóng tàu, lắp vũ khí thành công cho các tàu tuần tra của cảnh sát biển; đặc biệt là tự lắp thêm vũ khí trên một số tàu tuần tra cũ mà Hàn Quốc, Nhật Bản chuyển giao cho ta… Có thể tin rằng, Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để tự lắp vũ khí cho tàu USCGC Morgenthau khi nó về tới Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVNChúng ta hoàn toàn có thể hi vọng lớn, đặt niềm tin vào việc Việt Nam có thể tích hợp thành công tổ hợp tên lửa hành trình chống KCT-15 (phiên bản nội địa Kh-35 Uran-E của Nga) lên tàu chiến mua từ Mỹ.Mặc dù việc tích hợp cả tổ hợp tên lửa hành trình lên tàu chiến là một công việc đồ sộ, bởi ngoài bệ phóng và đạn còn liên quan tới yếu tố khác đảm bảo tính ổn định hệ thống khi tác chiến trên biển (ví dụ như tên lửa phóng được khi tàu đang di chuyển), phải đi kèm với hệ thống điều khiển hỏa lực (radar, hệ thống điều khiển bắn)…nói chung là hết sức phức tạp. Tuy nhiên, như đã đề cập, Việt Nam đã có kinh nghiệm tích hợp tên lửa trong quá trình đóng tàu Molniya cho nên với trí tuệ, khối óc của người Việt mọi thứ đều có thể làm được.Còn về vấn đề liệu tàu chiến già nua được đóng theo kiểu tàu tuần tra biển như lớp Hamilton có đảm bảo để tích hợp hệ thống tên lửa. Câu trả lời là có! Mà thực tế thì đã diễn ra. Mỹ từng thử nghiệm tích hợp tên lửa hành trình Harpoon (tương đương Uran-E) lên tàu chiến lớp Hamilton. Nguồn ảnh: pinterestNgoài tên lửa, Việt Nam có thể tự tích hợp các hệ thống vũ khí phụ như pháo hạm AK-176 76,2mm mà chúng ta đang sử dụng phổ biến trên các tàu chiến của hải quân. Nguồn ảnh: QPVNHay tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630M. Tất nhiên việc tích hợp các loại pháo này cũng khó khăn không kém như việc đưa tên lửa bởi các tổ hợp pháo đặc biệt này được dẫn bắn bằng các loại radar phức tạp. Nguồn ảnh: QPVNViệc đưa súng máy lên tàu để phòng thủ tầm cực gần là điều quá đơn giản. Trong ảnh, nghiệm thu việc lắp đại liên 14,5mm lên tàu Cảnh sát biển mới. Nguồn ảnh: Cảnh sát biểnVề tên lửa phòng không, Việt Nam hiện mới chỉ có kinh nghiệm lắp các bệ bắn tên lửa phòng không tầm thấp vác vai lên tàu chiến. Tuy nhiên, có còn hơn không, có thêm tên lửa đối không là có thêm một vũ khí bảo vệ tàu. Trong ảnh, bệ phóng tên lửa được Việt Nam tự tích hợp lên tàu hộ vệ săn ngầm 159 Petya. Nguồn ảnh: QPVNĐuôi tàu chiến Mỹ bán cho Việt Nam được thiết kế với hangar lớn cùng sân đáp cho nên việc đưa trực thăng tuần tra lên con tàu này không phải là điều khó với hải quân ta. Nguồn ảnh: Cảnh sát biểnNếu được tích hợp đầy đủ các hệ thống vũ khí pháo – tên lửa, Việt Nam sẽ có tàu chiến mạnh mẽ, đặc biệt là khả năng hoạt động dài ngày trên biển đã được chứng minh trong lịch sử hoạt động. Nguồn ảnh: Wikipedia
Báo cáo của Cơ quan hợp tác an ninh – quốc phòng Mỹ (DSCA) cho thấy gần như chắc chắn Mỹ sẽ bán cho Việt Nam chiếc tàu tuần tra USCGC Morgenthau (WHEC-722) vốn thuộc lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ (USCG) vừa mới được cho nghỉ hưu. Đây thực sự là thông tin tốt lành với Hải quân Nhân dân Việt Nam. Chúng ta đang có cơ hội lớn nâng cấp đội tàu của mình. Hải quân Việt Nam những năm qua đã được trang bị nhiều tàu chiến mới, nhưng đa số là tàu nhỏ, thiếu tàu lớn hoạt động dài ngày trên biển. Và USCGC Morgenthau là sự bổ sung rất quý giá với hải quân ta. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, không may, có khả năng Việt Nam sẽ không được nhận nguyên xi chiếc tàu chiến USCGC Morgenthau (WHEC-722). Bởi Mỹ vốn có “truyền thống” tháo gỡ nhiều loại khí tài chiến đấu trên các tàu chiến cũ, bán lại cho các quốc gia khác theo chương trình vũ khí thặng dư. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngay cả những quốc gia được coi là đồng minh thân cận của Mỹ, ví dụ điển hình là Philippines đã tha thiết xin giữ lại vũ khí trên tàu chiến lớp Hamilton (cùng loại Việt Nam mua) nhưng không được Washington chấp thuận. Rốt cuộc, trước khi giao cho Philippines, chiếc USCGC Hamilton đã bị tháo bỏ đài radar SPS-40, tổ hợp pháo phòng không Phalanx và hai bệ pháo tự động Mk 38 M242, chỉ giữ lại khẩu pháo hạm đa năng Mk.75 76,2mm. Sau đó, Philippines lại phải nài nỉ Mỹ bán cho các bộ pháo Mk 38 để lắp lại trên chính Hamilton. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với trường hợp Việt Nam, không loại trừ khả năng Mỹ có thể sẽ tháo hết vũ khí bao gồm cả pháo hạm Mk.75 76,2mm. Mặc dù vậy, chúng ta có thể sẽ không phải lo lắng lắm về việc tàu USCGC Morgenthau sẽ không còn là tàu chiến khi chẳng còn vũ khí bởi với trình độ công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam hiện nay, việc tự lắp lại vũ khí không phải là vấn đề quá khó khăn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phải nhớ rằng, công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam hiện nay đã làm chủ công nghệ chế tạo (bao gồm cả việc tự lắp vũ khí) các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya đặc biệt nguy hiểm; đã tự thiết kế chi tiết, chế tạo tàu pháo TT-400TP; đã tự đóng tàu, lắp vũ khí thành công cho các tàu tuần tra của cảnh sát biển; đặc biệt là tự lắp thêm vũ khí trên một số tàu tuần tra cũ mà Hàn Quốc, Nhật Bản chuyển giao cho ta… Có thể tin rằng, Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để tự lắp vũ khí cho tàu USCGC Morgenthau khi nó về tới Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN
Chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng lớn, đặt niềm tin vào việc Việt Nam có thể tích hợp thành công tổ hợp tên lửa hành trình chống KCT-15 (phiên bản nội địa Kh-35 Uran-E của Nga) lên tàu chiến mua từ Mỹ.
Mặc dù việc tích hợp cả tổ hợp tên lửa hành trình lên tàu chiến là một công việc đồ sộ, bởi ngoài bệ phóng và đạn còn liên quan tới yếu tố khác đảm bảo tính ổn định hệ thống khi tác chiến trên biển (ví dụ như tên lửa phóng được khi tàu đang di chuyển), phải đi kèm với hệ thống điều khiển hỏa lực (radar, hệ thống điều khiển bắn)…nói chung là hết sức phức tạp. Tuy nhiên, như đã đề cập, Việt Nam đã có kinh nghiệm tích hợp tên lửa trong quá trình đóng tàu Molniya cho nên với trí tuệ, khối óc của người Việt mọi thứ đều có thể làm được.
Còn về vấn đề liệu tàu chiến già nua được đóng theo kiểu tàu tuần tra biển như lớp Hamilton có đảm bảo để tích hợp hệ thống tên lửa. Câu trả lời là có! Mà thực tế thì đã diễn ra. Mỹ từng thử nghiệm tích hợp tên lửa hành trình Harpoon (tương đương Uran-E) lên tàu chiến lớp Hamilton. Nguồn ảnh: pinterest
Ngoài tên lửa, Việt Nam có thể tự tích hợp các hệ thống vũ khí phụ như pháo hạm AK-176 76,2mm mà chúng ta đang sử dụng phổ biến trên các tàu chiến của hải quân. Nguồn ảnh: QPVN
Hay tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630M. Tất nhiên việc tích hợp các loại pháo này cũng khó khăn không kém như việc đưa tên lửa bởi các tổ hợp pháo đặc biệt này được dẫn bắn bằng các loại radar phức tạp. Nguồn ảnh: QPVN
Việc đưa súng máy lên tàu để phòng thủ tầm cực gần là điều quá đơn giản. Trong ảnh, nghiệm thu việc lắp đại liên 14,5mm lên tàu Cảnh sát biển mới. Nguồn ảnh: Cảnh sát biển
Về tên lửa phòng không, Việt Nam hiện mới chỉ có kinh nghiệm lắp các bệ bắn tên lửa phòng không tầm thấp vác vai lên tàu chiến. Tuy nhiên, có còn hơn không, có thêm tên lửa đối không là có thêm một vũ khí bảo vệ tàu. Trong ảnh, bệ phóng tên lửa được Việt Nam tự tích hợp lên tàu hộ vệ săn ngầm 159 Petya. Nguồn ảnh: QPVN
Đuôi tàu chiến Mỹ bán cho Việt Nam được thiết kế với hangar lớn cùng sân đáp cho nên việc đưa trực thăng tuần tra lên con tàu này không phải là điều khó với hải quân ta. Nguồn ảnh: Cảnh sát biển
Nếu được tích hợp đầy đủ các hệ thống vũ khí pháo – tên lửa, Việt Nam sẽ có tàu chiến mạnh mẽ, đặc biệt là khả năng hoạt động dài ngày trên biển đã được chứng minh trong lịch sử hoạt động. Nguồn ảnh: Wikipedia