Khoảng năm 1996, Việt Nam đã tiến hành các cuộc đàm phán mua ít nhất hai phi đội (24 chiếc) tiêm kích Mirage-2000 của Cộng hòa Pháp. Vào thời điểm đó, Mirage-2000 vẫn là một trong những máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại hàng đầu thế giới. Tính năng của nó có thể so sánh được với MiG-29 (Nga), F-16 (Mỹ), JAS 39 Gripen (Thụy Điển).Nếu thành công trong việc sở hữu chiến đấu cơ Mirage 2000, Không quân Việt Nam sẽ có trong tay một loại chiến đấu cơ thế hệ 4 đủ mạnh, để bổ sung cho các máy bay thế hệ 3 như MiG-21 và Su-22, góp phần bảo vệ chủ quyền trên không và trên biển.So với MiG-21 hay Su-22 của Việt Nam khi đó, máy bay chiến đấu Mirage-2000 vượt xa về công nghệ, tính năng chiến đấu; đặc biệt so sánh với khả năng tác chiến không đối không, của những loại chiến đấu cơ mà chúng ta đang sở hữu. Đồng thời thay thế dần MiG-21, khi đó cũng đã gần hết niên hạn sử dụng.Mirage 2000 trang bị hệ thống radar Thomson CSF RDY, có tầm hoạt động 100km trong chế độ không đối không, có khả năng phát hiện 24 mục tiêu, theo dõi 8 và chỉ thị tên lửa MICA hạ 4 mục tiêu cùng lúc; vượt xa tính năng của tiêm kích MiG-21.Khả năng mang tải vũ khí của Mirage 2000 rất ấn tượng, đến 6,3 tấn với 9 điểm treo; cho phép mang các tên lửa không đối không MICA và R550 Magic. Trong đó, MICA là loại tên lửa tầm trung hiện đại, có khả năng "bắn và quên", cự ly bắn từ 500m tới 80km, sử dụng dầu tự dẫn radar chủ động hoặc đầu dẫn hồng ngoại.Trên các phiên bản Mirage-2000, thiên về khả năng tấn công đối đất (như Mirage 2000 D), nó có thể mang các tên lửa không đối đất AS-30L và bom dẫn đường laser GBU do Mỹ sản xuất.Về mặt tốc độ và cơ động, Mirage 2000 thiết kế kiểu cánh tam giác, tuy không lý tưởng về không chiến ở cao độ thấp, nhưng lại nổi bật ở tốc độ bay lớn; kết hợp với hệ thống lái tự động fly-by-wire, mang lại tính cơ động cao và dễ dàng điều khiển; cho máy bay độ ổn định và điều khiển chính xác trong mọi thời tiết.Vì những lý do khách quan nên hợp đồng mua tiêm kích Mirage-2000 từ Pháp đã phải dừng lại. Tuy nhiên trong cái rủi, lại có cái may, nhất là khi chúng ta chứng kiến cảnh "bỏ thì thương, vương thì tội", của những quốc gia còn đang sử dụng Mirage 2000 ở thời điểm hiện tại.UAE mới đây đã "biếu không" Iraq 10 chiếc Mirage 2000, hay Đài Loan cũng đang phải tìm cách nhanh chóng thay thế chúng. Để lý giải thảm cảnh đang xảy ra với Mirage 2000, có thể tham khảo qua những nhận định của lực lượng phòng vệ Đài Loan.Theo đó, Đài Loan cho rằng chi phí hoạt động của tiêm kích Mirage 2000 rất cao. Cụ thể, hạ tầng mặt đất cho chiến đấu cơ Mirage 2000, cũng như lượng tiêu hao nhiên liệu đều cao hơn so với các loại máy bay chiến đấu cùng tính năng.Tiếp đến là phụ tùng thay thế của Mirage 2000 khá hiếm và đắt, vì dây chuyền sản xuất Mirage 2000 đã ngừng từ lâu và số quốc gia sử dụng loại máy bay này cũng rất ít. Các loại vũ khí đi kèm với Mirage 2000 cũng có giá cao và không có tính phổ biến.Cuối cùng là tiềm năng hiện đại hóa của Mirage 2000 không còn; Pháp vì lý do bảo vệ khả năng xuất khẩu của chiến đấu cơ Rafale, đã bác bỏ khả năng trang bị radar AESA cho Mirage 2000 hiện đại hóa.Ngoài ra còn một yếu tố nữa rất cần phải xem xét đến, đó là Pháp chưa bao giờ là một nhà cung cấp vũ khí đáng tin tưởng. Họ rất hay để các yếu tố chính trị ảnh hưởng tới những hợp đồng của mình.Nhiều quốc gia mua vũ khí của Pháp đã "toát mồ hôi", vì chính sách không nhất quán của Pháp, như Argentina, Đài Loan, Ấn Độ và gần đây là Nga mua tàu đổ bộ. Tình huống nếu xảy ra chiến tranh, Pháp ngừng cung phụ tùng và vũ khí đi kèm, thì dàn vũ khí đắt đỏ này cũng xem như vô dụng.Việc Việt Nam mua hụt 24 tiêm kích Mirage-2000 từ Pháp, đã mở ra cơ hội để chúng ta mua tiêm kích Su-27 và sau này là Su-30 MK2 của Nga. Bởi lẽ, Su-30MK2 là một lựa chọn không thể tốt hơn đối với Việt Nam, vì dòng tiêm kích đa năng này có khả năng mang nhiều loại tên lửa diệt hạm hiện đại, có khả năng chi viện tốt trên hướng biển. Nguồn ảnh: TL. Cận cảnh máy bay chiến đấu Mirage trình diễn trong một triển lãm hàng không.
Khoảng năm 1996, Việt Nam đã tiến hành các cuộc đàm phán mua ít nhất hai phi đội (24 chiếc) tiêm kích Mirage-2000 của Cộng hòa Pháp. Vào thời điểm đó, Mirage-2000 vẫn là một trong những máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại hàng đầu thế giới. Tính năng của nó có thể so sánh được với MiG-29 (Nga), F-16 (Mỹ), JAS 39 Gripen (Thụy Điển).
Nếu thành công trong việc sở hữu chiến đấu cơ Mirage 2000, Không quân Việt Nam sẽ có trong tay một loại chiến đấu cơ thế hệ 4 đủ mạnh, để bổ sung cho các máy bay thế hệ 3 như MiG-21 và Su-22, góp phần bảo vệ chủ quyền trên không và trên biển.
So với MiG-21 hay Su-22 của Việt Nam khi đó, máy bay chiến đấu Mirage-2000 vượt xa về công nghệ, tính năng chiến đấu; đặc biệt so sánh với khả năng tác chiến không đối không, của những loại chiến đấu cơ mà chúng ta đang sở hữu. Đồng thời thay thế dần MiG-21, khi đó cũng đã gần hết niên hạn sử dụng.
Mirage 2000 trang bị hệ thống radar Thomson CSF RDY, có tầm hoạt động 100km trong chế độ không đối không, có khả năng phát hiện 24 mục tiêu, theo dõi 8 và chỉ thị tên lửa MICA hạ 4 mục tiêu cùng lúc; vượt xa tính năng của tiêm kích MiG-21.
Khả năng mang tải vũ khí của Mirage 2000 rất ấn tượng, đến 6,3 tấn với 9 điểm treo; cho phép mang các tên lửa không đối không MICA và R550 Magic. Trong đó, MICA là loại tên lửa tầm trung hiện đại, có khả năng "bắn và quên", cự ly bắn từ 500m tới 80km, sử dụng dầu tự dẫn radar chủ động hoặc đầu dẫn hồng ngoại.
Trên các phiên bản Mirage-2000, thiên về khả năng tấn công đối đất (như Mirage 2000 D), nó có thể mang các tên lửa không đối đất AS-30L và bom dẫn đường laser GBU do Mỹ sản xuất.
Về mặt tốc độ và cơ động, Mirage 2000 thiết kế kiểu cánh tam giác, tuy không lý tưởng về không chiến ở cao độ thấp, nhưng lại nổi bật ở tốc độ bay lớn; kết hợp với hệ thống lái tự động fly-by-wire, mang lại tính cơ động cao và dễ dàng điều khiển; cho máy bay độ ổn định và điều khiển chính xác trong mọi thời tiết.
Vì những lý do khách quan nên hợp đồng mua tiêm kích Mirage-2000 từ Pháp đã phải dừng lại. Tuy nhiên trong cái rủi, lại có cái may, nhất là khi chúng ta chứng kiến cảnh "bỏ thì thương, vương thì tội", của những quốc gia còn đang sử dụng Mirage 2000 ở thời điểm hiện tại.
UAE mới đây đã "biếu không" Iraq 10 chiếc Mirage 2000, hay Đài Loan cũng đang phải tìm cách nhanh chóng thay thế chúng. Để lý giải thảm cảnh đang xảy ra với Mirage 2000, có thể tham khảo qua những nhận định của lực lượng phòng vệ Đài Loan.
Theo đó, Đài Loan cho rằng chi phí hoạt động của tiêm kích Mirage 2000 rất cao. Cụ thể, hạ tầng mặt đất cho chiến đấu cơ Mirage 2000, cũng như lượng tiêu hao nhiên liệu đều cao hơn so với các loại máy bay chiến đấu cùng tính năng.
Tiếp đến là phụ tùng thay thế của Mirage 2000 khá hiếm và đắt, vì dây chuyền sản xuất Mirage 2000 đã ngừng từ lâu và số quốc gia sử dụng loại máy bay này cũng rất ít. Các loại vũ khí đi kèm với Mirage 2000 cũng có giá cao và không có tính phổ biến.
Cuối cùng là tiềm năng hiện đại hóa của Mirage 2000 không còn; Pháp vì lý do bảo vệ khả năng xuất khẩu của chiến đấu cơ Rafale, đã bác bỏ khả năng trang bị radar AESA cho Mirage 2000 hiện đại hóa.
Ngoài ra còn một yếu tố nữa rất cần phải xem xét đến, đó là Pháp chưa bao giờ là một nhà cung cấp vũ khí đáng tin tưởng. Họ rất hay để các yếu tố chính trị ảnh hưởng tới những hợp đồng của mình.
Nhiều quốc gia mua vũ khí của Pháp đã "toát mồ hôi", vì chính sách không nhất quán của Pháp, như Argentina, Đài Loan, Ấn Độ và gần đây là Nga mua tàu đổ bộ. Tình huống nếu xảy ra chiến tranh, Pháp ngừng cung phụ tùng và vũ khí đi kèm, thì dàn vũ khí đắt đỏ này cũng xem như vô dụng.
Việc Việt Nam mua hụt 24 tiêm kích Mirage-2000 từ Pháp, đã mở ra cơ hội để chúng ta mua tiêm kích Su-27 và sau này là Su-30 MK2 của Nga. Bởi lẽ, Su-30MK2 là một lựa chọn không thể tốt hơn đối với Việt Nam, vì dòng tiêm kích đa năng này có khả năng mang nhiều loại tên lửa diệt hạm hiện đại, có khả năng chi viện tốt trên hướng biển. Nguồn ảnh: TL.
Cận cảnh máy bay chiến đấu Mirage trình diễn trong một triển lãm hàng không.