Trong Thế chiến thứ 2, thiết kế của xe tăng dù đã dần hoàn thiện nhưng vẫn có phần khá thô sơ và có rất nhiều điểm bất cập. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho kíp lái xe tăng trong cuộc chiến này thường mở sẵn cửa xe khi giao tranh - dù họ được huấn luyện điều hoàn toàn ngược lại. Nguồn ảnh: History.Một trong những lý do quan trọng liên quan tới mạng sống của kíp lái đó là vào thời gian đó, kíp lái xe tăng có số lượng người quá đông, tối thiểu cũng tới 5 người tuy nhiên cửa ra vào chỉ có vài ba cửa tuỳ thuộc vào loại xe tăng mà họ sử dụng. Nguồn ảnh: Warhistory.Điều này dẫn tới vấn đề lớn đó là trong trường hợp xe tăng cháy, lính xe tăng sẽ phải thoát ra lần lượt từng người một và cực kỳ mất thời gian nếu cửa nắp xe vẫn đóng. Nguồn ảnh: WWIIphoto.Chưa hết, các loại xe tăng được sử dụng trong thời điểm này thường có cơ chế đóng mở cửa rất chắc chắn nhưng cũng không kém phần phức tạp và... dễ hỏng. Nhất là trong trường hợp xe bị trấn động mạnh sau khi dính đạn chống tăng từ đối phương, cửa xe có thể bị kẹt không thể mở được. Nguồn ảnh: USarmy.Ngoài ra, việc mở cửa xe sẽ giúp xa trưởng quan sát được chiến trường tốt. Đặc biệt trên các xe tăng M4 Sherman đời đầu hay Tiger, vị trí kính của xa trưởng chỉ có bốn khe với góc nhìn rất hẹp nên việc thò đầu ra ngoài quan sát là điều đương nhiên. Nguồn ảnh: Wiki.Mở cửa xe cũng là yếu tố sống còn với kíp lái khi họ bị dính đạn nổ lõm. Theo đó, việc mở cửa xe khiến áp lực và nhiệt độ của đầu đạn gây ra khi nó đi xuyên qua vỏ xe được phát tán bớt ra ngoài - bảo toàn được mạng sống cho một phần thành viên kíp lái.Trong trường hợp đóng kính cửa xe, áp lực quá lớn từ viên đạn xuyên phá có thể khiến toàn bộ kíp lái bên trong bị chấn động mạnh dẫn tới ngất xỉu, không thể thoát ra khỏi xe kịp thời.Ngoài M4 Sherman (phiên bản trước năm 1943) và Tiger, có thể kể ra một vài loại xe tăng có cơ chế đóng mở cửa cực kỳ phức tạp trong Chiến tranh Thế giới thứ hai như xe tăng hạng trung Panther hay xe tăng hạng trung T-34 của Liên Xô - loại xe có cơ cấu mở cửa ở vị trí lái xe rất phức tạp.Trong giao tranh, việc trưởng xa thò đầu ra bên ngoài xe tăng chỉ huy là điều rất có lợi cho toàn kíp lái vì khi này họ sẽ có tầm nhìn bao quát chiến trường qua lệnh của chỉ huy. Tuy nhiên kiểu chỉ huy này cũng cực kỳ nguy hiểm khi xa trưởng có thể bị đối phương bắn tỉa hạ gục bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Pinterest.Toàn bộ các xe tăng Đức chuẩn bị tham chiến đều mở sẵn cửa nóc. Nguồn ảnh: Tanker.mặc dù vậy trong môi trường tác chiến đô thị khi mà đối phương có thể tấn công từ trên xuống bằng việc trèo lên các toà nhà cao tầng, việc mở cửa nóc lại là tối kỵ vì rất có thể đối phương sẽ ném vài... quả lựu đạn chui tọt vào trong xe. Nguồn ảnh: Germany.Một vài loại xe tăng Liên Xô thậm chí từng có thiết kế với tấm cửa nóc khi mở ra có thể trở thành tấm chắn che cho xa trưởng cực kỳ an toàn. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của thiết giáp Đức trng Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong Thế chiến thứ 2, thiết kế của xe tăng dù đã dần hoàn thiện nhưng vẫn có phần khá thô sơ và có rất nhiều điểm bất cập. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho kíp lái xe tăng trong cuộc chiến này thường mở sẵn cửa xe khi giao tranh - dù họ được huấn luyện điều hoàn toàn ngược lại. Nguồn ảnh: History.
Một trong những lý do quan trọng liên quan tới mạng sống của kíp lái đó là vào thời gian đó, kíp lái xe tăng có số lượng người quá đông, tối thiểu cũng tới 5 người tuy nhiên cửa ra vào chỉ có vài ba cửa tuỳ thuộc vào loại xe tăng mà họ sử dụng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điều này dẫn tới vấn đề lớn đó là trong trường hợp xe tăng cháy, lính xe tăng sẽ phải thoát ra lần lượt từng người một và cực kỳ mất thời gian nếu cửa nắp xe vẫn đóng. Nguồn ảnh: WWIIphoto.
Chưa hết, các loại xe tăng được sử dụng trong thời điểm này thường có cơ chế đóng mở cửa rất chắc chắn nhưng cũng không kém phần phức tạp và... dễ hỏng. Nhất là trong trường hợp xe bị trấn động mạnh sau khi dính đạn chống tăng từ đối phương, cửa xe có thể bị kẹt không thể mở được. Nguồn ảnh: USarmy.
Ngoài ra, việc mở cửa xe sẽ giúp xa trưởng quan sát được chiến trường tốt. Đặc biệt trên các xe tăng M4 Sherman đời đầu hay Tiger, vị trí kính của xa trưởng chỉ có bốn khe với góc nhìn rất hẹp nên việc thò đầu ra ngoài quan sát là điều đương nhiên. Nguồn ảnh: Wiki.
Mở cửa xe cũng là yếu tố sống còn với kíp lái khi họ bị dính đạn nổ lõm. Theo đó, việc mở cửa xe khiến áp lực và nhiệt độ của đầu đạn gây ra khi nó đi xuyên qua vỏ xe được phát tán bớt ra ngoài - bảo toàn được mạng sống cho một phần thành viên kíp lái.
Trong trường hợp đóng kính cửa xe, áp lực quá lớn từ viên đạn xuyên phá có thể khiến toàn bộ kíp lái bên trong bị chấn động mạnh dẫn tới ngất xỉu, không thể thoát ra khỏi xe kịp thời.
Ngoài M4 Sherman (phiên bản trước năm 1943) và Tiger, có thể kể ra một vài loại xe tăng có cơ chế đóng mở cửa cực kỳ phức tạp trong Chiến tranh Thế giới thứ hai như xe tăng hạng trung Panther hay xe tăng hạng trung T-34 của Liên Xô - loại xe có cơ cấu mở cửa ở vị trí lái xe rất phức tạp.
Trong giao tranh, việc trưởng xa thò đầu ra bên ngoài xe tăng chỉ huy là điều rất có lợi cho toàn kíp lái vì khi này họ sẽ có tầm nhìn bao quát chiến trường qua lệnh của chỉ huy. Tuy nhiên kiểu chỉ huy này cũng cực kỳ nguy hiểm khi xa trưởng có thể bị đối phương bắn tỉa hạ gục bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Pinterest.
Toàn bộ các xe tăng Đức chuẩn bị tham chiến đều mở sẵn cửa nóc. Nguồn ảnh: Tanker.
mặc dù vậy trong môi trường tác chiến đô thị khi mà đối phương có thể tấn công từ trên xuống bằng việc trèo lên các toà nhà cao tầng, việc mở cửa nóc lại là tối kỵ vì rất có thể đối phương sẽ ném vài... quả lựu đạn chui tọt vào trong xe. Nguồn ảnh: Germany.
Một vài loại xe tăng Liên Xô thậm chí từng có thiết kế với tấm cửa nóc khi mở ra có thể trở thành tấm chắn che cho xa trưởng cực kỳ an toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của thiết giáp Đức trng Chiến tranh Thế giới thứ hai.