Tiêm kích Su-35 dù ban đầu được cho là "tốt nhất trong số những máy bay chiến đấu tốt nhất" đã liên tục gặp trắc trở khi Ai Cập và Indonesia - hai quốc gia duy nhất sẵn sàng mua nó nhưng đều đã rút lui khỏi thương vụ. Ai Cập gặp phải trục trặc kỹ thuật - ít nhất đó là những gì quốc gia Bắc Phi này tuyên bố, mặc dù sự thật có thể khác, ví dụ như họ lo sợ về các lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ áp đặt. Do vậy, họ từ chối thanh toán số tiền cho những máy bay chiến đấu đã được sản xuất hoàn chỉnh.Đây cũng được xem là lý do tại sao Indonesia rút khỏi thỏa thuận với người Nga cho dù Jakarta không đưa ra bất cứ lời giải thích cụ thể nào. Hiện tại quốc gia Đông Nam Á này đang cân nhắc giữa Rafale và F-15EX như một sự thay thế. Nhiều khả năng Nga sẽ khó tìm được khách hàng nước ngoài cho chiến đấu cơ "độc nhất vô nhị" và "không có đối thủ" của mình - chiếc Su-35, màn thể hiện trên chiến trường Ukraine có lẽ chính là lý do dẫn tới điều này.Tiêm kích Su-35 với ưu thế của máy bay thế hệ 4++ được kỳ vọng sẽ "xé toang" bầu trời Ukraine và thiết lập ưu thế trên không. Trên lý thuyết nó có thể làm được điều đó, nhưng trong điều kiện chiến đấu thực tế, chiếc Flanker này đã thất bại. Lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố rằng ít nhất 24 máy bay chiến đấu Su-35 đã bị bắn hạ. Mặc dù đây có vẻ là sự nói quá trong chiến tranh thông tin do bằng chứng cho đến nay chỉ cho thấy vỏn vẹn xác 2 chiếc nhưng vẫn gây ảnh hưởng nặng nề tới danh tiếng của chiếc tiêm kích.Nhưng điều gì đã thực sự "hạ gục" Su-35 trong hơn 6 tháng xung đột? Điều này xuất phát từ thực tế nó chỉ bắn hạ một chiếc Su-25 lỗi thời từ những năm 1980 và 2 chiếc trực thăng, tuy nhiên bằng chứng cho chiến công là rất mờ nhạt và bị nghi ngờ lớn.Ngoài ra chiếc tiêm kích Su-35 được đánh giá rất cao của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga vẫn thực sự có vấn đề, đây là những tồn tại rất khó hiểu đối với một chiến đấu cơ ra đời trong giai đoạn hiện nay.Ví dụ như radar - Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 4++ duy nhất trên thế giới chỉ được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động [PESA]. Trong khi đó, tất cả các tiêm kích tương đương đều có radar mảng pha quét điện tử chủ động [AESA].Điều này mang lại thiệt thòi lớn cho Su-35 về nhận thức tình huống khi phải đối đầu tiêm kích hiện đại của phương Tây, thậm chí ngay cả chiến đấu cơ do Trung Quốc sản xuất khi radar của nó lạc hậu cả một thế hệ.Radar AESA có độ chính xác cao, khả năng nhảy tần nhanh, gần như không thể gây nhiễu, tầm hoạt động hiệu quả cũng lớn hơn nhiều khi đặt canh radar PESA như N035 Irbis lắp trên tiêm kích Su-35.Hiện chỉ có Iran chính thức thông báo sẽ bắt đầu đàm phán với Nga để mua Su-35. Tehran thậm chí còn bày tỏ mong muốn có được 14 chiếc bị Ai Cập từ chối, bởi họ cần nhanh chóng tăng cường năng lực tác chiến trên không trước nguy cơ an ninh khu vực ngày càng phức tạp.Cuộc xung đột Ukraine cho thấy Su-35 không phải là chiến đấu cơ mới của Nga, nó chỉ là Su-27 từ thời Liên Xô được nâng cấp. Trên thực tế, điều này không gây ngạc nhiên khi Moskva đã tạo ra Su-35 từ hai phiên bản Su-27.Nhưng hiệu suất của Su-35 trong điều kiện thực chiến trước đội quân không có hệ thống phòng không hiện đại mà chỉ sử dụng các tổ hợp từ thời Liên Xô, điều này khiến tương lai của nó càng ảm đạm.
Tiêm kích Su-35 dù ban đầu được cho là "tốt nhất trong số những máy bay chiến đấu tốt nhất" đã liên tục gặp trắc trở khi Ai Cập và Indonesia - hai quốc gia duy nhất sẵn sàng mua nó nhưng đều đã rút lui khỏi thương vụ.
Ai Cập gặp phải trục trặc kỹ thuật - ít nhất đó là những gì quốc gia Bắc Phi này tuyên bố, mặc dù sự thật có thể khác, ví dụ như họ lo sợ về các lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ áp đặt. Do vậy, họ từ chối thanh toán số tiền cho những máy bay chiến đấu đã được sản xuất hoàn chỉnh.
Đây cũng được xem là lý do tại sao Indonesia rút khỏi thỏa thuận với người Nga cho dù Jakarta không đưa ra bất cứ lời giải thích cụ thể nào. Hiện tại quốc gia Đông Nam Á này đang cân nhắc giữa Rafale và F-15EX như một sự thay thế.
Nhiều khả năng Nga sẽ khó tìm được khách hàng nước ngoài cho chiến đấu cơ "độc nhất vô nhị" và "không có đối thủ" của mình - chiếc Su-35, màn thể hiện trên chiến trường Ukraine có lẽ chính là lý do dẫn tới điều này.
Tiêm kích Su-35 với ưu thế của máy bay thế hệ 4++ được kỳ vọng sẽ "xé toang" bầu trời Ukraine và thiết lập ưu thế trên không. Trên lý thuyết nó có thể làm được điều đó, nhưng trong điều kiện chiến đấu thực tế, chiếc Flanker này đã thất bại.
Lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố rằng ít nhất 24 máy bay chiến đấu Su-35 đã bị bắn hạ. Mặc dù đây có vẻ là sự nói quá trong chiến tranh thông tin do bằng chứng cho đến nay chỉ cho thấy vỏn vẹn xác 2 chiếc nhưng vẫn gây ảnh hưởng nặng nề tới danh tiếng của chiếc tiêm kích.
Nhưng điều gì đã thực sự "hạ gục" Su-35 trong hơn 6 tháng xung đột? Điều này xuất phát từ thực tế nó chỉ bắn hạ một chiếc Su-25 lỗi thời từ những năm 1980 và 2 chiếc trực thăng, tuy nhiên bằng chứng cho chiến công là rất mờ nhạt và bị nghi ngờ lớn.
Ngoài ra chiếc tiêm kích Su-35 được đánh giá rất cao của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga vẫn thực sự có vấn đề, đây là những tồn tại rất khó hiểu đối với một chiến đấu cơ ra đời trong giai đoạn hiện nay.
Ví dụ như radar - Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 4++ duy nhất trên thế giới chỉ được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động [PESA]. Trong khi đó, tất cả các tiêm kích tương đương đều có radar mảng pha quét điện tử chủ động [AESA].
Điều này mang lại thiệt thòi lớn cho Su-35 về nhận thức tình huống khi phải đối đầu tiêm kích hiện đại của phương Tây, thậm chí ngay cả chiến đấu cơ do Trung Quốc sản xuất khi radar của nó lạc hậu cả một thế hệ.
Radar AESA có độ chính xác cao, khả năng nhảy tần nhanh, gần như không thể gây nhiễu, tầm hoạt động hiệu quả cũng lớn hơn nhiều khi đặt canh radar PESA như N035 Irbis lắp trên tiêm kích Su-35.
Hiện chỉ có Iran chính thức thông báo sẽ bắt đầu đàm phán với Nga để mua Su-35. Tehran thậm chí còn bày tỏ mong muốn có được 14 chiếc bị Ai Cập từ chối, bởi họ cần nhanh chóng tăng cường năng lực tác chiến trên không trước nguy cơ an ninh khu vực ngày càng phức tạp.
Cuộc xung đột Ukraine cho thấy Su-35 không phải là chiến đấu cơ mới của Nga, nó chỉ là Su-27 từ thời Liên Xô được nâng cấp. Trên thực tế, điều này không gây ngạc nhiên khi Moskva đã tạo ra Su-35 từ hai phiên bản Su-27.
Nhưng hiệu suất của Su-35 trong điều kiện thực chiến trước đội quân không có hệ thống phòng không hiện đại mà chỉ sử dụng các tổ hợp từ thời Liên Xô, điều này khiến tương lai của nó càng ảm đạm.