Theo chuyên gia quân sự Charlie Gao của tạp chí NI, mặc dù việc phát triển xe tăng VT-4 của Trung Quốc không mang tính cách mạng, nhưng nó là một chiếc xe tăng hiệu quả so với chi phí sản xuất.Trong khi xe tăng chủ lực của Trung Quốc là ZTZ-99 cũng đang phát triển các thiết kế hoàn toàn nguyên bản để xuất khẩu. Mặc dù vậy tới nay, vẫn không có nhiều quốc gia đồng ý xuống tiền mua loại xe tăng chủ lực VT-4 của Trung Quốc. VT-4 là xe tăng xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc, được chế tạo dựa trên công nghệ và thiết kế của xe tăng Al-Khalid trước đó, với sự hợp tác của Pakistan và Ukraine. Nhưng làm thế nào để công nghệ của VT-4 có thể sánh ngang với xe tăng T-90S của Nga, các mẫu xe xuất khẩu M1 Abrams của Mỹ hay Leopard 2?Nguồn gốc của VT-4 là từ xe tăng Al-Khalid được phát triển vào những năm 1990. Xe tăng Al-Khalid phần lớn được chế tạo theo công nghệ của Trung Quốc và Pakistan, nhưng một điểm nhức nhối đối với các nhà thiết kế Trung Quốc là họ thiếu khả năng cung cấp động cơ cho xe tăng.Động cơ cho xe tăng phải có nguồn gốc từ Đức hoặc Ukraine. Ukraine cuối cùng đã cung cấp quá trình sản xuất xe tăng Al-Khalid. Do đó, mục tiêu chính của chương trình VT-4 khi bắt đầu vào năm 2009 là xây dựng một loại động cơ có nguồn gốc bản địa cho các xe tăng trong nước và xuất khẩu trong tương lai.Quyết định mua VT-4 của Thái Lan là kết quả của việc Ukraine không giao T-84 Oplot đúng tiến độ cho nước này. Ban đầu, Thái Lan phân vân giữa T-90S và xe tăng T-84 Oplot, nhưng áp lực ngoại giao của Mỹ dẫn đến việc nước này lựa chọn T-84 thay vì T-90S.Tuy nhiên, do nhiều vấn đề khiến Ukraine chuyển giao những chiếc T-84 không kịp thời gian. Do đó, Thái Lan đã phải lựa chọn một loại xe tăng hiện đại khác thay thế cho T-84. Một lần nữa, sự xoay trục của chính phủ Thái Lan sau cuộc đảo chính đã dẫn đến việc lựa chọn VT-4 thay vì T-90 và Thái Lan là hợp đồng đầu tiên của VT-4.VT-4 sử dụng loại đạn 125 mm BT-4 của Trung Quốc. BT-4 là tên gọi xuất khẩu cho loại đạn DTW125, một loại đạn phá hủy ổn định bằng vây xuyên giáp thế hệ cuối của Trung Quốc với thiết bị xuyên vonfram, có khả năng xuyên thấu 700 mm ở cự ly 2 km.Trong khi 125 mm là cỡ nòng tiêu chuẩn, VT-4 cũng có thể được xuất khẩu với pháo cỡ nòng 120 mm theo yêu cầu của khách hàng. Đạn 140 mm từng được coi là trang bị cho VT-4 và các loại xe tăng nội địa trong tương lai của Trung Quốc, nhưng nó hiện đang bị xếp xó để nghiên cứu chế tạo loại đạn tốt hơn.VT-4 trong biên chế của Thái Lan cũng tương thích với các loại đạn của Ukraine, bao gồm cả tên lửa điều khiển chống tăng. Nhưng trong thiết kế ban đầu của VT-4 không thể sử dụng tên lửa điều khiển chống tăng, tính năng này đã được thêm vào VT-4 của Thái Lan để sử dụng các tên lửa chống tăng được chuyển giao đi kèm với T-84.Giáp thân của VT-4 ước tính có khả năng bảo vệ khoảng 500 đến 600 mm, và 700 đến 800 mm nếu có gói ERA. Số liệu thống kê về áo giáp của tháp pháo vẫn bị hạn chế đối với khách hàng tiềm năng. Các tính năng khác trên VT-4 bao gồm máy thu cảnh báo laser và tầm ngắm chỉ huy tầm nhiệt, độc lập và ổn định hoàn toàn.Trên thực tế, lính tăng Thái Lan đã phàn nàn về việc gói bảo vệ ERA trên VT-4 mỏng hơn Oplot. Thiết kế hệ thống bảo vệ chủ động tiêu diệt mềm của Oplot đã được chứng minh trong chiến đấu (vì hệ thống Varta của Ukraine là một bản sao của hệ thống Shtora của Nga đã được chứng minh là hiệu quả ở Syria), trong khi hệ thống của VT4 chưa được thử nghiệm.Mặc dù hiệu suất của VT-4 khó có thể ngang bằng với các loại xe tăng mới nhất của Mỹ hoặc Nga, nhưng do được thiết kế dựa trên công nghệ thế hệ cuối, VT-4 đủ sức để chống lại hầu hết các mối đe dọa từ những xe tăng thế hệ cũ hơn.Do đó, VT-4 có thể sẽ là sản phẩm xuất khẩu phổ biến và đủ chắc chắn cho các quốc gia có ngân sách hạn chế hoặc không có mối liên hệ chính trị với Nga, châu Âu hoặc Mỹ. Nguồn ảnh: QQ. Trung Quốc từng bỏ ra rất nhiều công sức để quảng cáo xe tăng VT-4, tuy nhiên kết quả thu được là không quá cao. Nguồn: CCTV.
Theo chuyên gia quân sự Charlie Gao của tạp chí NI, mặc dù việc phát triển xe tăng VT-4 của Trung Quốc không mang tính cách mạng, nhưng nó là một chiếc xe tăng hiệu quả so với chi phí sản xuất.
Trong khi xe tăng chủ lực của Trung Quốc là ZTZ-99 cũng đang phát triển các thiết kế hoàn toàn nguyên bản để xuất khẩu. Mặc dù vậy tới nay, vẫn không có nhiều quốc gia đồng ý xuống tiền mua loại xe tăng chủ lực VT-4 của Trung Quốc.
VT-4 là xe tăng xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc, được chế tạo dựa trên công nghệ và thiết kế của xe tăng Al-Khalid trước đó, với sự hợp tác của Pakistan và Ukraine. Nhưng làm thế nào để công nghệ của VT-4 có thể sánh ngang với xe tăng T-90S của Nga, các mẫu xe xuất khẩu M1 Abrams của Mỹ hay Leopard 2?
Nguồn gốc của VT-4 là từ xe tăng Al-Khalid được phát triển vào những năm 1990. Xe tăng Al-Khalid phần lớn được chế tạo theo công nghệ của Trung Quốc và Pakistan, nhưng một điểm nhức nhối đối với các nhà thiết kế Trung Quốc là họ thiếu khả năng cung cấp động cơ cho xe tăng.
Động cơ cho xe tăng phải có nguồn gốc từ Đức hoặc Ukraine. Ukraine cuối cùng đã cung cấp quá trình sản xuất xe tăng Al-Khalid. Do đó, mục tiêu chính của chương trình VT-4 khi bắt đầu vào năm 2009 là xây dựng một loại động cơ có nguồn gốc bản địa cho các xe tăng trong nước và xuất khẩu trong tương lai.
Quyết định mua VT-4 của Thái Lan là kết quả của việc Ukraine không giao T-84 Oplot đúng tiến độ cho nước này. Ban đầu, Thái Lan phân vân giữa T-90S và xe tăng T-84 Oplot, nhưng áp lực ngoại giao của Mỹ dẫn đến việc nước này lựa chọn T-84 thay vì T-90S.
Tuy nhiên, do nhiều vấn đề khiến Ukraine chuyển giao những chiếc T-84 không kịp thời gian. Do đó, Thái Lan đã phải lựa chọn một loại xe tăng hiện đại khác thay thế cho T-84. Một lần nữa, sự xoay trục của chính phủ Thái Lan sau cuộc đảo chính đã dẫn đến việc lựa chọn VT-4 thay vì T-90 và Thái Lan là hợp đồng đầu tiên của VT-4.
VT-4 sử dụng loại đạn 125 mm BT-4 của Trung Quốc. BT-4 là tên gọi xuất khẩu cho loại đạn DTW125, một loại đạn phá hủy ổn định bằng vây xuyên giáp thế hệ cuối của Trung Quốc với thiết bị xuyên vonfram, có khả năng xuyên thấu 700 mm ở cự ly 2 km.
Trong khi 125 mm là cỡ nòng tiêu chuẩn, VT-4 cũng có thể được xuất khẩu với pháo cỡ nòng 120 mm theo yêu cầu của khách hàng. Đạn 140 mm từng được coi là trang bị cho VT-4 và các loại xe tăng nội địa trong tương lai của Trung Quốc, nhưng nó hiện đang bị xếp xó để nghiên cứu chế tạo loại đạn tốt hơn.
VT-4 trong biên chế của Thái Lan cũng tương thích với các loại đạn của Ukraine, bao gồm cả tên lửa điều khiển chống tăng. Nhưng trong thiết kế ban đầu của VT-4 không thể sử dụng tên lửa điều khiển chống tăng, tính năng này đã được thêm vào VT-4 của Thái Lan để sử dụng các tên lửa chống tăng được chuyển giao đi kèm với T-84.
Giáp thân của VT-4 ước tính có khả năng bảo vệ khoảng 500 đến 600 mm, và 700 đến 800 mm nếu có gói ERA. Số liệu thống kê về áo giáp của tháp pháo vẫn bị hạn chế đối với khách hàng tiềm năng. Các tính năng khác trên VT-4 bao gồm máy thu cảnh báo laser và tầm ngắm chỉ huy tầm nhiệt, độc lập và ổn định hoàn toàn.
Trên thực tế, lính tăng Thái Lan đã phàn nàn về việc gói bảo vệ ERA trên VT-4 mỏng hơn Oplot. Thiết kế hệ thống bảo vệ chủ động tiêu diệt mềm của Oplot đã được chứng minh trong chiến đấu (vì hệ thống Varta của Ukraine là một bản sao của hệ thống Shtora của Nga đã được chứng minh là hiệu quả ở Syria), trong khi hệ thống của VT4 chưa được thử nghiệm.
Mặc dù hiệu suất của VT-4 khó có thể ngang bằng với các loại xe tăng mới nhất của Mỹ hoặc Nga, nhưng do được thiết kế dựa trên công nghệ thế hệ cuối, VT-4 đủ sức để chống lại hầu hết các mối đe dọa từ những xe tăng thế hệ cũ hơn.
Do đó, VT-4 có thể sẽ là sản phẩm xuất khẩu phổ biến và đủ chắc chắn cho các quốc gia có ngân sách hạn chế hoặc không có mối liên hệ chính trị với Nga, châu Âu hoặc Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Trung Quốc từng bỏ ra rất nhiều công sức để quảng cáo xe tăng VT-4, tuy nhiên kết quả thu được là không quá cao. Nguồn: CCTV.