Loại tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân của Nga được các chuyên gia thừa nhận là "vũ khí của tương lai" đúng như những gì Nga từng quảng cáo. Tuy nhiên cách đánh giá này lại mang ý châm chọc khi sự thật cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Loại tên lửa nói trên hoàn toàn không phải là loại vũ khí phù hợp với công nghệ của hiện tại. Nguồn ảnh: BI.Cụ thể, giới chuyên gia khẳng định tên lửa hành trình Burevestnik sử dụng động cơ hạt nhân mà Nga đang nỗ lực phát triển là quá đắt đỏ, quá phức tạp, quá nguy hiểm và không phù hợp với mục đích sử dụng. Nguồn ảnh: BI.Thực tế, có rất ít thông tin về loại tên lửa này từng để lộ ra cho giới truyền thông mổ xẻ, tuy nhiên nhiều bằng chứng đã cho thấy đây là một "tác phẩm" được Nga phát triển dựa trên một ý tưởng đã ra đời từ thời Liên Xô cũ cách đây nhiều thập kỷ. Nguồn ảnh: Twitter.Theo đó, loại vũ khí này sẽ được sử dụng như đòn đánh chí mạng và là đòn "kết liễu" đối thủ - một trong những loại vũ khí có sức mạnh đủ để xóa sổ một quốc gia chỉ bằng một lần khai hỏa - rất phù hợp với tình hình địa chính trị của thế giới thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi các quốc gia đối đầu muốn "xóa sổ" nhau càng nhanh càng tốt để tránh bị trả đũa. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên giờ là thế kỷ 21, nơi mà các cuộc xung đột vũ trang thường diễn ra theo kiểu chiến tranh ủy nhiệm để tránh ảnh hưởng đến các nền kinh tế cường quốc trên thế giới và ý tưởng về việc "xóa sổ một quốc gia" cũng đã hoàn toàn lỗi thời và vô cùng cực đoan. Nguồn ảnh: Pinterest.Chưa kể tới đó là những rào cản về công nghệ. Việc chế tạo một loại tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân để cung cấp năng lượng về cơ bản vẫn là thứ gì đó vượt xa sức tưởng tượng và khả năng của những nhà khoa học lỗi lạc hàng đầu thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.Những rào cản về khoa học công nghệ sẽ là một trong những thứ khiến tên lửa Burevestnik trở nên xa vời thực tế hoặc ít nhất là không có được sự ổn định như các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn hay nhiên liệu lỏng như thông thường. Nguồn ảnh: BI.Thậm chí nhiều người còn mỉa mai rằng việc sử dụng động cơ hạt nhân cho tên lửa sẽ phù hợp hơn cho các... tàu thăm dò thám hiểm vũ trụ nhưng lại không phù hợp với một tên lửa trong quân sự vì khi gặp phải tai nạn hay phát nổ ngay trên bệ phóng, hậu quả sẽ rất khôn lường. Nguồn ảnh: SPLTR.Thực tế đã chứng minh, bất cứ loại vũ khí đời mới mang tính cách mạng nào khi ra đời nguyên mẫu đầu tiên thường sẽ thất bại toàn tập và chỉ các nguyên mẫu sau đó mới có thể dần được hoàn thiện hơn. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực tên lửa. Nguồn ảnh: BI.Như vậy, có thể ít nhiều khẳng định rằng Burevestnik của Nga sẽ chỉ là một loại tên lửa nguyên mẫu - giống với tên lửa V-1 của Đức quốc xã trước đây - sẽ rất ít có khả năng được đưa vào trực chiến mà phải chờ tới các phiên bản Burevestnik thế hệ tiếp theo của tương lai. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: Những tinh hoa của ngành công nghệ hạt nhân của Liên Xô và Nga trước đây đều được ứng dụng vào chế tạo tàu ngầm, đầu đạn và... tàu phá băng.
Loại tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân của Nga được các chuyên gia thừa nhận là "vũ khí của tương lai" đúng như những gì Nga từng quảng cáo. Tuy nhiên cách đánh giá này lại mang ý châm chọc khi sự thật cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Loại tên lửa nói trên hoàn toàn không phải là loại vũ khí phù hợp với công nghệ của hiện tại. Nguồn ảnh: BI.
Cụ thể, giới chuyên gia khẳng định tên lửa hành trình Burevestnik sử dụng động cơ hạt nhân mà Nga đang nỗ lực phát triển là quá đắt đỏ, quá phức tạp, quá nguy hiểm và không phù hợp với mục đích sử dụng. Nguồn ảnh: BI.
Thực tế, có rất ít thông tin về loại tên lửa này từng để lộ ra cho giới truyền thông mổ xẻ, tuy nhiên nhiều bằng chứng đã cho thấy đây là một "tác phẩm" được Nga phát triển dựa trên một ý tưởng đã ra đời từ thời Liên Xô cũ cách đây nhiều thập kỷ. Nguồn ảnh: Twitter.
Theo đó, loại vũ khí này sẽ được sử dụng như đòn đánh chí mạng và là đòn "kết liễu" đối thủ - một trong những loại vũ khí có sức mạnh đủ để xóa sổ một quốc gia chỉ bằng một lần khai hỏa - rất phù hợp với tình hình địa chính trị của thế giới thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi các quốc gia đối đầu muốn "xóa sổ" nhau càng nhanh càng tốt để tránh bị trả đũa. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên giờ là thế kỷ 21, nơi mà các cuộc xung đột vũ trang thường diễn ra theo kiểu chiến tranh ủy nhiệm để tránh ảnh hưởng đến các nền kinh tế cường quốc trên thế giới và ý tưởng về việc "xóa sổ một quốc gia" cũng đã hoàn toàn lỗi thời và vô cùng cực đoan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chưa kể tới đó là những rào cản về công nghệ. Việc chế tạo một loại tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân để cung cấp năng lượng về cơ bản vẫn là thứ gì đó vượt xa sức tưởng tượng và khả năng của những nhà khoa học lỗi lạc hàng đầu thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những rào cản về khoa học công nghệ sẽ là một trong những thứ khiến tên lửa Burevestnik trở nên xa vời thực tế hoặc ít nhất là không có được sự ổn định như các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn hay nhiên liệu lỏng như thông thường. Nguồn ảnh: BI.
Thậm chí nhiều người còn mỉa mai rằng việc sử dụng động cơ hạt nhân cho tên lửa sẽ phù hợp hơn cho các... tàu thăm dò thám hiểm vũ trụ nhưng lại không phù hợp với một tên lửa trong quân sự vì khi gặp phải tai nạn hay phát nổ ngay trên bệ phóng, hậu quả sẽ rất khôn lường. Nguồn ảnh: SPLTR.
Thực tế đã chứng minh, bất cứ loại vũ khí đời mới mang tính cách mạng nào khi ra đời nguyên mẫu đầu tiên thường sẽ thất bại toàn tập và chỉ các nguyên mẫu sau đó mới có thể dần được hoàn thiện hơn. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực tên lửa. Nguồn ảnh: BI.
Như vậy, có thể ít nhiều khẳng định rằng Burevestnik của Nga sẽ chỉ là một loại tên lửa nguyên mẫu - giống với tên lửa V-1 của Đức quốc xã trước đây - sẽ rất ít có khả năng được đưa vào trực chiến mà phải chờ tới các phiên bản Burevestnik thế hệ tiếp theo của tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Những tinh hoa của ngành công nghệ hạt nhân của Liên Xô và Nga trước đây đều được ứng dụng vào chế tạo tàu ngầm, đầu đạn và... tàu phá băng.