Trong khuôn khổ Diễn đàn Quân sự - Kỹ thuật Quốc tế lần thứ 5 (Army 2019) đang diễn ra tại Công viên Patriot, Nhà máy Arzamas lần đầu tiên giới thiệu phiên bản mới nhất dòng xe thiết giáp chở quân BTR-82A - mẫu mới mang tên BTR-82AT. Nguồn ảnh: SAID AMINOVTạm đề cập tới các chủ đề nâng cấp trên BTR-82AT, nổi bần bật điểm khác biệt của nó so với các thế hệ trước là giáp tăng cường kiểu dạng “lồng thép” bao bọc xung quanh phần thân xe. Kiểu giáp này không phải quá lạ, nó khá phổ biến nhưng hiện diện trên họ xe thiết giáp BTR thì là hiếm thấy ở Nga. Nguồn ảnh: SAID AMINOVCó khả năng BTR-82AT được nâng cấp dựa trên kinh nghiệm chiến trường có được ở cuộc chiến Syria. Nơi mà BTR-82A được triển khai số lượng lớn để bảo vệ căn cứ Nga cũng như hỗ trợ Quân đội Syria chiến đấu. Nguồn ảnh: RTSyria cũng là nơi mà “giáp lồng” hiện được dùng phổ biến trên nhiều dòng xe tăng – thiết giáp. Loại giáp trông thô sơ này được xem là “cứu tinh” của xe khi bị súng chống tăng kiểu B41 tấn công. Nguồn ảnh: oryxThật ra với lớp giáp mỏng chỉ chống được đạn 7,62mm và 14,5mm ở một số phần thì BTR-82A dễ bị B41 “ăn thịt”. Với giáp lồng thép, đạn B41 đi vào có thể bị mắc ở trên lồng và phát nổ ở đấy, qua đó giảm đáng kể thiệt hại cho giáp chính của xe, tăng khả năng sống sót. Nguồn trên ảnhTheo lãnh đạo Công ty VPK, dựa trên BTR-82A, ngoài giáp tăng cường, BTR-82AT trang bị hệ thống kính ngắm với kênh ảnh nhiệt và ổn định tầm nhìn toàn cảnh. Ngoài ra, trên xe còn được trang bị giá 9K129 để phóng tên lửa chống tăng 9M133 Kornet. Nguồn ảnh: SAID AMINOVĐáng chú ý, Bộ Quốc phòng Nga nhanh chóng tuyên bố sẽ nhận chiếc BTR-82AT đầu tiên trong năm nay tại một cuộc gặp gỡ ngắn với giới truyền thông ở Army 2019. Nguồn ảnh: Jane’sBTR-82A là phiên bản cải tiến sâu từ dòng xe thiết giáp BTR-80, nó được cho là bước đệm trong khi chờ đợi dòng xe thiết giáp Bumerang thế hệ mới. Nguyên mẫu BTR-82 được giới thiệu lần đầu tháng 11/2009 với một số sửa đổi ở vũ khí, giáp bảo vệ cũng như khí tài bên trong. Nguồn ảnh: Military TodayCơ bản BTR-82A vẫn mang đầy đủ ưu và nhược điểm từ đời BTR-80 thời Liên Xô, ví dụ như cửa đổ bộ cho binh sĩ vẫn nằm ở hông do động cơ đặt ở phía sau. Nguồn ảnh: Military TodayThay cho động cơ 260hp trên BTR-80, BTR-82A trang bị động cơ diesel tuabin tăng áp KAMAZ 740.14-300 có công suất 300hp cho tốc độ tối đa 100km/h và dự trữ hành trình 600km. Chiếc xe có khả năng vượt nhiều loại địa hình, gồm cả khả năng bơi lội tốt. Nguồn ảnh: Military TodayThay đổi lớn nhất của BTR-82A so với đời BTR-80 là tích hợp tháp pháo mới trang bị khẩu 2A72 30mm có uy lực tốt hơn súng máy 14,5mm tháp pháo BPPU trên BTR-80. Nguồn ảnh: Military TodayKhẩu 2A72 cỡ 30mm có tốc độ bắn 300-500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2.000m, tầm bắn cực đại 4.000m. Khẩu pháo này được đánh giá là có thể xuyên thủng giáp xe thiết giáp hạng nhẹ và dùng để phòng không với mục tiêu bay thấp, tốc độ chậm như UAV hay trực thăng. Nguồn ảnh: Military TodayBTR-82 tác chiến ở Syria. Nguồn: Youtube
Trong khuôn khổ Diễn đàn Quân sự - Kỹ thuật Quốc tế lần thứ 5 (Army 2019) đang diễn ra tại Công viên Patriot, Nhà máy Arzamas lần đầu tiên giới thiệu phiên bản mới nhất dòng xe thiết giáp chở quân BTR-82A - mẫu mới mang tên BTR-82AT. Nguồn ảnh: SAID AMINOV
Tạm đề cập tới các chủ đề nâng cấp trên BTR-82AT, nổi bần bật điểm khác biệt của nó so với các thế hệ trước là giáp tăng cường kiểu dạng “lồng thép” bao bọc xung quanh phần thân xe. Kiểu giáp này không phải quá lạ, nó khá phổ biến nhưng hiện diện trên họ xe thiết giáp BTR thì là hiếm thấy ở Nga. Nguồn ảnh: SAID AMINOV
Có khả năng BTR-82AT được nâng cấp dựa trên kinh nghiệm chiến trường có được ở cuộc chiến Syria. Nơi mà BTR-82A được triển khai số lượng lớn để bảo vệ căn cứ Nga cũng như hỗ trợ Quân đội Syria chiến đấu. Nguồn ảnh: RT
Syria cũng là nơi mà “giáp lồng” hiện được dùng phổ biến trên nhiều dòng xe tăng – thiết giáp. Loại giáp trông thô sơ này được xem là “cứu tinh” của xe khi bị súng chống tăng kiểu B41 tấn công. Nguồn ảnh: oryx
Thật ra với lớp giáp mỏng chỉ chống được đạn 7,62mm và 14,5mm ở một số phần thì BTR-82A dễ bị B41 “ăn thịt”. Với giáp lồng thép, đạn B41 đi vào có thể bị mắc ở trên lồng và phát nổ ở đấy, qua đó giảm đáng kể thiệt hại cho giáp chính của xe, tăng khả năng sống sót. Nguồn trên ảnh
Theo lãnh đạo Công ty VPK, dựa trên BTR-82A, ngoài giáp tăng cường, BTR-82AT trang bị hệ thống kính ngắm với kênh ảnh nhiệt và ổn định tầm nhìn toàn cảnh. Ngoài ra, trên xe còn được trang bị giá 9K129 để phóng tên lửa chống tăng 9M133 Kornet. Nguồn ảnh: SAID AMINOV
Đáng chú ý, Bộ Quốc phòng Nga nhanh chóng tuyên bố sẽ nhận chiếc BTR-82AT đầu tiên trong năm nay tại một cuộc gặp gỡ ngắn với giới truyền thông ở Army 2019. Nguồn ảnh: Jane’s
BTR-82A là phiên bản cải tiến sâu từ dòng xe thiết giáp BTR-80, nó được cho là bước đệm trong khi chờ đợi dòng xe thiết giáp Bumerang thế hệ mới. Nguyên mẫu BTR-82 được giới thiệu lần đầu tháng 11/2009 với một số sửa đổi ở vũ khí, giáp bảo vệ cũng như khí tài bên trong. Nguồn ảnh: Military Today
Cơ bản BTR-82A vẫn mang đầy đủ ưu và nhược điểm từ đời BTR-80 thời Liên Xô, ví dụ như cửa đổ bộ cho binh sĩ vẫn nằm ở hông do động cơ đặt ở phía sau. Nguồn ảnh: Military Today
Thay cho động cơ 260hp trên BTR-80, BTR-82A trang bị động cơ diesel tuabin tăng áp KAMAZ 740.14-300 có công suất 300hp cho tốc độ tối đa 100km/h và dự trữ hành trình 600km. Chiếc xe có khả năng vượt nhiều loại địa hình, gồm cả khả năng bơi lội tốt. Nguồn ảnh: Military Today
Thay đổi lớn nhất của BTR-82A so với đời BTR-80 là tích hợp tháp pháo mới trang bị khẩu 2A72 30mm có uy lực tốt hơn súng máy 14,5mm tháp pháo BPPU trên BTR-80. Nguồn ảnh: Military Today
Khẩu 2A72 cỡ 30mm có tốc độ bắn 300-500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2.000m, tầm bắn cực đại 4.000m. Khẩu pháo này được đánh giá là có thể xuyên thủng giáp xe thiết giáp hạng nhẹ và dùng để phòng không với mục tiêu bay thấp, tốc độ chậm như UAV hay trực thăng. Nguồn ảnh: Military Today
BTR-82 tác chiến ở Syria. Nguồn: Youtube