B41 là định danh của Việt Nam dành cho khẩu súng chống tăng RPG-7 huyền thoại do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Sina. Súng chống tăng B41 bắt đầu được trang bị vào năm 1959 và rất phổ biến trong cuộc chiến tranh Việt Nam với hỏa lực vượt trội, gọn nhẹ và có nhiều mục đích sử dụng khác nhau từ tấn công thiết giáp tới bộ binh hoặc để dọn hàng rào dây thép gai đánh cửa mở. Nguồn ảnh: Sina.Kèm theo đó là nhiều loại đạn khác nhau cho phép xạ thủ có nhiều lựa chọn với tùy từng mục tiêu nhằm đạt được hiệu quả chiến đấu tốt nhất. Ảnh: Đầu đạn lõm PG-7VL để chống tăng, ngoài ra còn có đạn 2 đầu nổ để diệt các xe tăng có giáp phản ứng nổ, đạn nổ văng mảnh để diệt bộ binh và đạn nhiệt áp để diệt lô cốt, boong-ke. Nguồn ảnh: Sina.Giống với mọi loại súng chống tăng không giật khác, súng B41 đòi hỏi một khoảng trống phía sau khi bắn để tránh làm luồng gió nóng đập vào vật cản hất ngược lại người bắn. Một tổ tác chiến bằng RPG-7 trong Quân đội Nga thường có 3 người trong đó có 1 xạ thủ, và 2 mang đạn kiêm bảo vệ xạ thủ, trong đó 2 người bảo vệ này sẽ thay nhau canh chừng phía sau người bắn để tránh trường hợp có quân mình vô tình chạy gần vào khu vực nguy hiểm phía sau luồng phụt. Nguồn ảnh: Sina.Trong chiến tranh Việt Nam, phía Quân đội Mỹ đã từng ghi nhận các trường hợp trực thăng bị bắn hạ bằng B41, tuy nhiên là những trường hợp máy bay bay rất thấp hoặc gần như đứng yên hoặc bay rất chậm thì mới có thể bắn bằng RPG-7 được. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, súng còn có một vài điểm yếu khác như tiếng nổ lớn, tài liệu hướng dẫn ghi rõ xạ thủ chỉ được bắn tối đa 3 viên sau đó phải thay người. Hệ thống ngắm phức tạp, cần có trình độ nhất định mới nắm bắt được, vũ đầu đạn nặng và cồng kềnh nên không mang theo được nhiều. Nguồn ảnh: Sina.Dẫu vậy với hàng tá ưu điểm thì súng chống tăng RPG-7 đang được sử dụng cực kỳ phổ biến biên chế của quân đội 70 quốc gia trên thế giới trong đó bao gồm cả Việt Nam. Khẩu súng chống tăng này cũng là món hàng được các đội quân vô chính phủ, quân phiến loạn, khủng bố lựa chọn nhiều nhất vì nó rẻ và rất phổ biến trên thị trường chợ đen. Nguồn ảnh: Sina.Tổng cộng, kể từ khi được xuất khẩu lần đầu tiên vào năm 1961 tới nay ước tính đã có khoảng 9 triệu khẩu RPG-7 được sản xuất trên khắp thế giới. Tuy nhiên con số này có thể lớn hơn nhiều do nhiều nước trong đó có cả Việt Nam, Trung Quốc (phiên bản Type 69) cũng đã tự chủ được công nghệ sản xuất và cho ra đời một số lượng lớn mỗi năm. Với số lượng nhiều như vậy, rõ ràng đây là khẩu súng chống tăng cầm tay phổ biến nhất thế giới dù chưa chắc nó là khẩu tốt nhất. Nguồn ảnh: Sina.
B41 là định danh của Việt Nam dành cho khẩu súng chống tăng RPG-7 huyền thoại do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Súng chống tăng B41 bắt đầu được trang bị vào năm 1959 và rất phổ biến trong cuộc chiến tranh Việt Nam với hỏa lực vượt trội, gọn nhẹ và có nhiều mục đích sử dụng khác nhau từ tấn công thiết giáp tới bộ binh hoặc để dọn hàng rào dây thép gai đánh cửa mở. Nguồn ảnh: Sina.
Kèm theo đó là nhiều loại đạn khác nhau cho phép xạ thủ có nhiều lựa chọn với tùy từng mục tiêu nhằm đạt được hiệu quả chiến đấu tốt nhất. Ảnh: Đầu đạn lõm PG-7VL để chống tăng, ngoài ra còn có đạn 2 đầu nổ để diệt các xe tăng có giáp phản ứng nổ, đạn nổ văng mảnh để diệt bộ binh và đạn nhiệt áp để diệt lô cốt, boong-ke. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với mọi loại súng chống tăng không giật khác, súng B41 đòi hỏi một khoảng trống phía sau khi bắn để tránh làm luồng gió nóng đập vào vật cản hất ngược lại người bắn. Một tổ tác chiến bằng RPG-7 trong Quân đội Nga thường có 3 người trong đó có 1 xạ thủ, và 2 mang đạn kiêm bảo vệ xạ thủ, trong đó 2 người bảo vệ này sẽ thay nhau canh chừng phía sau người bắn để tránh trường hợp có quân mình vô tình chạy gần vào khu vực nguy hiểm phía sau luồng phụt. Nguồn ảnh: Sina.
Trong chiến tranh Việt Nam, phía Quân đội Mỹ đã từng ghi nhận các trường hợp trực thăng bị bắn hạ bằng B41, tuy nhiên là những trường hợp máy bay bay rất thấp hoặc gần như đứng yên hoặc bay rất chậm thì mới có thể bắn bằng RPG-7 được. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, súng còn có một vài điểm yếu khác như tiếng nổ lớn, tài liệu hướng dẫn ghi rõ xạ thủ chỉ được bắn tối đa 3 viên sau đó phải thay người. Hệ thống ngắm phức tạp, cần có trình độ nhất định mới nắm bắt được, vũ đầu đạn nặng và cồng kềnh nên không mang theo được nhiều. Nguồn ảnh: Sina.
Dẫu vậy với hàng tá ưu điểm thì súng chống tăng RPG-7 đang được sử dụng cực kỳ phổ biến biên chế của quân đội 70 quốc gia trên thế giới trong đó bao gồm cả Việt Nam. Khẩu súng chống tăng này cũng là món hàng được các đội quân vô chính phủ, quân phiến loạn, khủng bố lựa chọn nhiều nhất vì nó rẻ và rất phổ biến trên thị trường chợ đen. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng, kể từ khi được xuất khẩu lần đầu tiên vào năm 1961 tới nay ước tính đã có khoảng 9 triệu khẩu RPG-7 được sản xuất trên khắp thế giới. Tuy nhiên con số này có thể lớn hơn nhiều do nhiều nước trong đó có cả Việt Nam, Trung Quốc (phiên bản Type 69) cũng đã tự chủ được công nghệ sản xuất và cho ra đời một số lượng lớn mỗi năm. Với số lượng nhiều như vậy, rõ ràng đây là khẩu súng chống tăng cầm tay phổ biến nhất thế giới dù chưa chắc nó là khẩu tốt nhất. Nguồn ảnh: Sina.