Supermarine Spitfire hay còn có tên gọi ngắn gọn Spitfire là một loại tiêm kích do Anh sản xuất từ trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó được Không quân Hoàng gia Anh và không quân nhiều nước khác trên thế giới sử dụng cho tới những năm 1950 mới được về hưu. Nguồn ảnh: Thearchive.Đây được coi là tiêm kích thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai vì hai lý do. Thứ nhất, Spitfire là loại tiêm kích hiếm hoi được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục sử dụng tới tận năm 1950 - thay vì bị cho về hưu ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.Thứ hai, với số lượng tổng cộng 20.351 chiếc được ra đời, tiêm kích Spitfire là loại chiến đấu cơ được sản xuất với số lượng nhiều nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai Nguồn ảnh: Thearchive.Thiết kế của Supermarine Spitfire có điểm nhấn ở hai cánh với kiểu cánh bầu dục cắt mỏng. Kiểu cánh này giúp nó có hiệu suất khí động học tốt hơn nhiều so với kiểu cánh thông thường. Bằng chứng là tốc độ tối đa của Spitfire cao hơn hẳn so với Hawker Hurricane - một loại máy bay khác cũng do Anh quốc thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: Thearchive.Kiểu thiết kế mang tính thời thượng cả về mặt thẩm mỹ lẫn hiệu suất bay này khiến các phi công ưa thích chiến đấu cơ Spitfire hơn cả so với nhiều loại máy bay tiêm kích khác trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.Spitfire luôn được so sánh với tuyệt phẩm Bf 109 - loại tiêm kích thành công nhất và được Đức sản xuất với số lượng nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.Trong lịch sử, Spitfire được coi là một trong những chiến đấu cơ giúp Anh quốc chiến thắng trong Trận chiến nước Anh - một trận chiến dài hơi giữa Không quân Anh và Không quân Đức trên bầu trời eo biển Anh và trong không phận Anh. Nguồn ảnh: Thearchive.So với người anh em cùng thời cũng được Không quân Anh sử dụng với số lượng lớn trong Trận chiến nước Anh là Hawker Hurricane, tám súng máy 7,68mm trên chiếc Supermarine Spitfire có kiểu sắp xếp hợp lý hơn, cho độ chụm hoả lực lớn hơn giúp nó có thể hạ gục một máy bay ném bom tầm trung của Đức chỉ bằng một lần tiếp cận duy nhất. Nguồn ảnh: Thearchive.Không quân Hoàng gia Anh cũng luôn coi trọng độ lợi hại của Spitfire trong vai trò của một tiêm kích và trong Trận chiến Anh Quốc, các chiến đấu cơ Spitfire khi có thể sẽ luôn đánh chặn các tiêm kích của Đức trong khi nhiệm vụ bắn hạ máy bay ném bom dễ dàng hơn - sẽ được giao cho Hurricane. Nguồn ảnh: Thearchive.Sau năm 1941, khi mà giáp trên các chiến đấu cơ của Đức được cải thiện rõ rệt thì cấu hình vũ khí của Spitfire cũng phải được thay đổi theo. Theo đó, bốn khẩu súng máy cỡ 7,68mm được thay thế bằng hai khẩu pháo 20mm, giữ nguyên bốn khẩu súng máy 7,68mm còn lại. Nguồn ảnh: Thearchive.Cấu hình này hiệu quả đến mức tới tận những năm 50 khi Spitfire được cho về hưu nó vẫn giữ nguyên kiểu cấu hình này. Thực tế thì pháo 20mm là quá đủ để tiêu diệt mọi mục tiêu bay thời bấy giờ kể cả các loại máy bay ném bom hạng nặng nhất. Trong khi đó súng máy 7,68mm vẫn đủ để Spitfire bắn hạ được các loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ khác của đối phương. Nguồn ảnh: Thearchive.Tới thời điểm hiện tại trên thế giới còn tổng cộng 54 chiếc Supermarine Spitfire được lưu giữ trong các viện bạo tảng rải rác trên khắp thế giới. Trong số đó có một số lượng lớn còn giữ được nguyên bản và thậm chí vẫn có thể khởi động và bay được bình thường. Nguồn ảnh: Thearchive. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh không chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai giữa các máy bay động cơ cánh quạt.
Supermarine Spitfire hay còn có tên gọi ngắn gọn Spitfire là một loại tiêm kích do Anh sản xuất từ trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó được Không quân Hoàng gia Anh và không quân nhiều nước khác trên thế giới sử dụng cho tới những năm 1950 mới được về hưu. Nguồn ảnh: Thearchive.
Đây được coi là tiêm kích thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai vì hai lý do. Thứ nhất, Spitfire là loại tiêm kích hiếm hoi được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục sử dụng tới tận năm 1950 - thay vì bị cho về hưu ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.
Thứ hai, với số lượng tổng cộng 20.351 chiếc được ra đời, tiêm kích Spitfire là loại chiến đấu cơ được sản xuất với số lượng nhiều nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai Nguồn ảnh: Thearchive.
Thiết kế của Supermarine Spitfire có điểm nhấn ở hai cánh với kiểu cánh bầu dục cắt mỏng. Kiểu cánh này giúp nó có hiệu suất khí động học tốt hơn nhiều so với kiểu cánh thông thường. Bằng chứng là tốc độ tối đa của Spitfire cao hơn hẳn so với Hawker Hurricane - một loại máy bay khác cũng do Anh quốc thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: Thearchive.
Kiểu thiết kế mang tính thời thượng cả về mặt thẩm mỹ lẫn hiệu suất bay này khiến các phi công ưa thích chiến đấu cơ Spitfire hơn cả so với nhiều loại máy bay tiêm kích khác trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.
Spitfire luôn được so sánh với tuyệt phẩm Bf 109 - loại tiêm kích thành công nhất và được Đức sản xuất với số lượng nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trong lịch sử, Spitfire được coi là một trong những chiến đấu cơ giúp Anh quốc chiến thắng trong Trận chiến nước Anh - một trận chiến dài hơi giữa Không quân Anh và Không quân Đức trên bầu trời eo biển Anh và trong không phận Anh. Nguồn ảnh: Thearchive.
So với người anh em cùng thời cũng được Không quân Anh sử dụng với số lượng lớn trong Trận chiến nước Anh là Hawker Hurricane, tám súng máy 7,68mm trên chiếc Supermarine Spitfire có kiểu sắp xếp hợp lý hơn, cho độ chụm hoả lực lớn hơn giúp nó có thể hạ gục một máy bay ném bom tầm trung của Đức chỉ bằng một lần tiếp cận duy nhất. Nguồn ảnh: Thearchive.
Không quân Hoàng gia Anh cũng luôn coi trọng độ lợi hại của Spitfire trong vai trò của một tiêm kích và trong Trận chiến Anh Quốc, các chiến đấu cơ Spitfire khi có thể sẽ luôn đánh chặn các tiêm kích của Đức trong khi nhiệm vụ bắn hạ máy bay ném bom dễ dàng hơn - sẽ được giao cho Hurricane. Nguồn ảnh: Thearchive.
Sau năm 1941, khi mà giáp trên các chiến đấu cơ của Đức được cải thiện rõ rệt thì cấu hình vũ khí của Spitfire cũng phải được thay đổi theo. Theo đó, bốn khẩu súng máy cỡ 7,68mm được thay thế bằng hai khẩu pháo 20mm, giữ nguyên bốn khẩu súng máy 7,68mm còn lại. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cấu hình này hiệu quả đến mức tới tận những năm 50 khi Spitfire được cho về hưu nó vẫn giữ nguyên kiểu cấu hình này. Thực tế thì pháo 20mm là quá đủ để tiêu diệt mọi mục tiêu bay thời bấy giờ kể cả các loại máy bay ném bom hạng nặng nhất. Trong khi đó súng máy 7,68mm vẫn đủ để Spitfire bắn hạ được các loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ khác của đối phương. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tới thời điểm hiện tại trên thế giới còn tổng cộng 54 chiếc Supermarine Spitfire được lưu giữ trong các viện bạo tảng rải rác trên khắp thế giới. Trong số đó có một số lượng lớn còn giữ được nguyên bản và thậm chí vẫn có thể khởi động và bay được bình thường. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh không chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai giữa các máy bay động cơ cánh quạt.