Loại ngư lôi được Ấn Độ chọn mua của Mỹ có tên Mark 54. Theo hợp đồng giữa hai bên, Mỹ sẽ bán cho Ấn Độ 16 quả ngư lôi loại này kèm theo 3 ngư lôi huấn luyện loại tương tự với giá trị tổng cộng hơn 66 triệu USD. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây là cái giá không hề nhỏ, đặc biệt là với ngư lôi Mark 54 - loại ngư lôi hạng nhẹ có kích thước chỉ 12,75 inch tương đương với 324 mm. Truyền thông quốc tế cho rằng cái giá lên tới gần 4 triệu USD cho mỗi quả ngư lôi này là vì Ấn Độ cần mua theo nhiều thiết bị, công cụ hỗ trợ hoặc thậm chí là mua quyền tự sản xuất Mark 54 trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.Được ra đời từ năm 1999 và bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2003, loại ngư lôi này của Mỹ được thiết kế để chuyên chống tàu ngầm, mỗi quả ngư lôi có trọng lượng đầu đạn khoảng 44 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.Điểm đặc biệt của ngư lôi Mark 54 đó là nó có thể được triển khai từ nhiều cơ cấu phóng khác nhau. Cụ thể, Mark 54 có thể được phóng đi từ ống phóng ngư lôi Mark 34 trên tàu mặt nước hoặc từ máy bay săn ngầm. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài việc đặt mua 19 ngư lôi Mark 54 từ Mỹ, Ấn Độ cũng đặt mua 10 tên lửa chống hạm AGM-84L hay còn có tên Harpoon. Đây là loại tên lửa chống hạm hiện đại bậc nhất của Mỹ được ra đời từ năm 1977 tới nay. Nguồn ảnh: Pinterest.Tên lửa chống hạm Harpoon có khả năng tấn công mục tiêu ở sau đường chân trời, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Loại tên lửa này được trang bị radar chủ động để bay ở độ cao hành trình cực thấp nhằm lảng tránh việc bị đối phương phát hiện. Nguồn ảnh: Pinterest.Phiên bản được Ấn Độ đặt mua từ Mỹ là AGM-84 được thiết kế để phóng đi từ máy bay cánh bằng. Các phiên bản khác của Harpoon bao gồm RGM-84 có khả năng phóng đi từ tàu mặt nước và UGM-84 với khả năng phóng đi từ tàu ngầm. Nguồn ảnh: Pinterest.Loại tên lửa chống hạm này của Mỹ có trọng lượng tổng cộng gần 700 kg, mang theo đầu đạn 221 kg và có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách tối đa 280 km (tuỳ thuộc vào từng cơ cấu phóng khác nhau). Nguồn ảnh: Pinterest.Tên lửa có khả năng bay với tốc độ tối đa lên tới Mach 0,71 tương đương 864 km/h. Hiện tại, trên thế giới đang có gần 30 quốc gia sử dụng loại tên lửa chống hạm này trong biên chế, trong đó có một vài quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Singapore hay Thái Lan. Nguồn ảnh: Pinterest. Video Cận cảnh khinh hạm của Anh phóng tên lửa Harpoon tiêu diệt mục tiêu giả định trên biển.
Loại ngư lôi được Ấn Độ chọn mua của Mỹ có tên Mark 54. Theo hợp đồng giữa hai bên, Mỹ sẽ bán cho Ấn Độ 16 quả ngư lôi loại này kèm theo 3 ngư lôi huấn luyện loại tương tự với giá trị tổng cộng hơn 66 triệu USD. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây là cái giá không hề nhỏ, đặc biệt là với ngư lôi Mark 54 - loại ngư lôi hạng nhẹ có kích thước chỉ 12,75 inch tương đương với 324 mm. Truyền thông quốc tế cho rằng cái giá lên tới gần 4 triệu USD cho mỗi quả ngư lôi này là vì Ấn Độ cần mua theo nhiều thiết bị, công cụ hỗ trợ hoặc thậm chí là mua quyền tự sản xuất Mark 54 trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được ra đời từ năm 1999 và bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2003, loại ngư lôi này của Mỹ được thiết kế để chuyên chống tàu ngầm, mỗi quả ngư lôi có trọng lượng đầu đạn khoảng 44 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điểm đặc biệt của ngư lôi Mark 54 đó là nó có thể được triển khai từ nhiều cơ cấu phóng khác nhau. Cụ thể, Mark 54 có thể được phóng đi từ ống phóng ngư lôi Mark 34 trên tàu mặt nước hoặc từ máy bay săn ngầm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài việc đặt mua 19 ngư lôi Mark 54 từ Mỹ, Ấn Độ cũng đặt mua 10 tên lửa chống hạm AGM-84L hay còn có tên Harpoon. Đây là loại tên lửa chống hạm hiện đại bậc nhất của Mỹ được ra đời từ năm 1977 tới nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa chống hạm Harpoon có khả năng tấn công mục tiêu ở sau đường chân trời, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Loại tên lửa này được trang bị radar chủ động để bay ở độ cao hành trình cực thấp nhằm lảng tránh việc bị đối phương phát hiện. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phiên bản được Ấn Độ đặt mua từ Mỹ là AGM-84 được thiết kế để phóng đi từ máy bay cánh bằng. Các phiên bản khác của Harpoon bao gồm RGM-84 có khả năng phóng đi từ tàu mặt nước và UGM-84 với khả năng phóng đi từ tàu ngầm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại tên lửa chống hạm này của Mỹ có trọng lượng tổng cộng gần 700 kg, mang theo đầu đạn 221 kg và có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách tối đa 280 km (tuỳ thuộc vào từng cơ cấu phóng khác nhau). Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa có khả năng bay với tốc độ tối đa lên tới Mach 0,71 tương đương 864 km/h. Hiện tại, trên thế giới đang có gần 30 quốc gia sử dụng loại tên lửa chống hạm này trong biên chế, trong đó có một vài quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Singapore hay Thái Lan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video Cận cảnh khinh hạm của Anh phóng tên lửa Harpoon tiêu diệt mục tiêu giả định trên biển.