Theo Arms-Expo, Quân đội Nga đã bắt đầu đưa vào trang bị bộ kit phá mìn chống tăng, mìn bộ binh mới dành cho các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của nước này là TMT-K và TMT-S. Các khí tài này do công ty cổ phần Stankomash thiết kế chế tạo dựa trên đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga để thay thế cho các bộ kit KMT. Nguồn ảnh: arms-expo.Sergei Wittenberg – Giám đốc của Stankomash cho biết, hệ thống phá mìn TMT-K và TMT-S được Stankomash phát triển dựa trên các yêu cầu kỹ thuật cao nhất do Quân đội Nga đưa ra. Chúng có độ tin cậy cao và có thể hoạt động trong mọi điều kiện địa hình lẫn thời tiết khác nhau trên chiến trường. Nguồn ảnh: arms-expo.So với các mẫu kit phá mìn trước đây của Nga, TMT-K và TMT-S có trọng lượng nhẹ hơn hẳn bên cạnh đó nó còn được trang bị một lưới quét mìn phụ phía trước giúp giảm thiểu tối đa tác động tới bộ kit chính cũng như ảnh hưởng đến phương tiện mang theo nó. Nguồn ảnh: arms-expo.Một ưu điểm nữa của TMT-K và TMT-S là chúng có thể được tích hợp với nhiều dòng xe tăng chiến đấu chủ lực khác nhau như T-72B, T-80BV, T-80U, T-90 và nhiều khả năng là cả T-14 Armata. Ngoài ra còn có các dòng xe bọc thép công binh khác của Nga. Nguồn ảnh: arms-expo.Trong ảnh là một chiếc T-72 được sử dụng để thử nghiệm TMT-K trong địa hình tuyết vốn là một trong những rào cản lớn đối với một số loại kit phá mìn chuyên dụng. Nguồn ảnh: arms-expo.Theo thiết kế một bộ kit phá mìn TMT-K có trọng lượng lên đến 7 tấn, tốc độ di chuyển khi kéo càng phá mìn của nó là 15km/h. Thời gian triển khai một bộ kit lên trên xe tăng là 35 phút. Nguồn ảnh: arms-expo.Trong ảnh là một chiếc xe công binh IMR-2 thử nghiệm TMT-K trong môi trường thực tế, khi nó có nhiệm vụ kích nổ một quả mìn bộ binh được chôn dưới tuyết. Nguồn ảnh: arms-expo.Cận cảnh bộ càng phá mìn của TMT-K, nó hoạt động theo nguyên lý đè nổ để kích nổ mìn hay vật cản nổ khi trục cán chèn qua chúng. Quá trình kích nổ khá đơn giản và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến càng quét nhờ thiết kế đặc biệt của nó. Nguồn ảnh: arms-expo.Trục cán của TMT-K được đặt ngay dưới một quả mìn chống tăng TM-62 có trọng lượng khoảng 7.5 đủ sức thổi bay một chiếc T-72 thông thường. Nguồn ảnh: arms-expo.Hình ảnh trục cán TMT-K cán qua TM-62 tạo thành một vụ nổ khá lớn. Nguồn ảnh: arms-expo.Tuy nhiên chiếc T-72 lẫn TMT-K dường như vẫn còn nguyên vẹn sau vụ nổ. Nguồn ảnh: arms-expo.Ta có thể thấy toàn bộ trục cán lẫn càng quét của TMT-K vẫn còn nguyên sau vụ nổ của mìn TM-62 và chỉ có phần đất xung quanh là bị thổi tung. Nguồn ảnh: arms-expo.Về cơ bản TM-62 chưa thực sự đủ mạnh để có thể hạ gục TMT-K khi nó là mẫu mìn chống tăng kiểu cũ của Liên Xô trước đây, tuy nhiên nếu một chiếc xe tăng không được trang bị TMT-K thì TM-62 vẫn có thể vô hiệu hóa hoặc thậm chí là loại nói khỏi vòng chiến như thường. Nguồn ảnh: arms-expo.Chiếc T-72 cùng TMT-K vẫn có thể hoạt động khá tốt sau khi lãnh nguyên một quả mìn chống tăng càng làm khẳng định thêm độ tin cậy của bộ kít phá mìn này. Nguồn ảnh: arms-expo.
Theo Arms-Expo, Quân đội Nga đã bắt đầu đưa vào trang bị bộ kit phá mìn chống tăng, mìn bộ binh mới dành cho các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của nước này là TMT-K và TMT-S. Các khí tài này do công ty cổ phần Stankomash thiết kế chế tạo dựa trên đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga để thay thế cho các bộ kit KMT. Nguồn ảnh: arms-expo.
Sergei Wittenberg – Giám đốc của Stankomash cho biết, hệ thống phá mìn TMT-K và TMT-S được Stankomash phát triển dựa trên các yêu cầu kỹ thuật cao nhất do Quân đội Nga đưa ra. Chúng có độ tin cậy cao và có thể hoạt động trong mọi điều kiện địa hình lẫn thời tiết khác nhau trên chiến trường. Nguồn ảnh: arms-expo.
So với các mẫu kit phá mìn trước đây của Nga, TMT-K và TMT-S có trọng lượng nhẹ hơn hẳn bên cạnh đó nó còn được trang bị một lưới quét mìn phụ phía trước giúp giảm thiểu tối đa tác động tới bộ kit chính cũng như ảnh hưởng đến phương tiện mang theo nó. Nguồn ảnh: arms-expo.
Một ưu điểm nữa của TMT-K và TMT-S là chúng có thể được tích hợp với nhiều dòng xe tăng chiến đấu chủ lực khác nhau như T-72B, T-80BV, T-80U, T-90 và nhiều khả năng là cả T-14 Armata. Ngoài ra còn có các dòng xe bọc thép công binh khác của Nga. Nguồn ảnh: arms-expo.
Trong ảnh là một chiếc T-72 được sử dụng để thử nghiệm TMT-K trong địa hình tuyết vốn là một trong những rào cản lớn đối với một số loại kit phá mìn chuyên dụng. Nguồn ảnh: arms-expo.
Theo thiết kế một bộ kit phá mìn TMT-K có trọng lượng lên đến 7 tấn, tốc độ di chuyển khi kéo càng phá mìn của nó là 15km/h. Thời gian triển khai một bộ kit lên trên xe tăng là 35 phút. Nguồn ảnh: arms-expo.
Trong ảnh là một chiếc xe công binh IMR-2 thử nghiệm TMT-K trong môi trường thực tế, khi nó có nhiệm vụ kích nổ một quả mìn bộ binh được chôn dưới tuyết. Nguồn ảnh: arms-expo.
Cận cảnh bộ càng phá mìn của TMT-K, nó hoạt động theo nguyên lý đè nổ để kích nổ mìn hay vật cản nổ khi trục cán chèn qua chúng. Quá trình kích nổ khá đơn giản và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến càng quét nhờ thiết kế đặc biệt của nó. Nguồn ảnh: arms-expo.
Trục cán của TMT-K được đặt ngay dưới một quả mìn chống tăng TM-62 có trọng lượng khoảng 7.5 đủ sức thổi bay một chiếc T-72 thông thường. Nguồn ảnh: arms-expo.
Hình ảnh trục cán TMT-K cán qua TM-62 tạo thành một vụ nổ khá lớn. Nguồn ảnh: arms-expo.
Tuy nhiên chiếc T-72 lẫn TMT-K dường như vẫn còn nguyên vẹn sau vụ nổ. Nguồn ảnh: arms-expo.
Ta có thể thấy toàn bộ trục cán lẫn càng quét của TMT-K vẫn còn nguyên sau vụ nổ của mìn TM-62 và chỉ có phần đất xung quanh là bị thổi tung. Nguồn ảnh: arms-expo.
Về cơ bản TM-62 chưa thực sự đủ mạnh để có thể hạ gục TMT-K khi nó là mẫu mìn chống tăng kiểu cũ của Liên Xô trước đây, tuy nhiên nếu một chiếc xe tăng không được trang bị TMT-K thì TM-62 vẫn có thể vô hiệu hóa hoặc thậm chí là loại nói khỏi vòng chiến như thường. Nguồn ảnh: arms-expo.
Chiếc T-72 cùng TMT-K vẫn có thể hoạt động khá tốt sau khi lãnh nguyên một quả mìn chống tăng càng làm khẳng định thêm độ tin cậy của bộ kít phá mìn này. Nguồn ảnh: arms-expo.