Triển lãm Hàng không Quốc tế Chu Hải 2018 hiện đang diễn ra ở Chu Hải, Trung Quốc đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm rất lớn của giới quan sát quốc tế. Đặc biệt, trong triển lãm này, người hâm mộ rất kỳ vọng Trung Quốc sẽ cho trưng bày động cơ WS-15 - động cơ phản lực được Trung Quốc tự chế tạo dảnh riêng cho tiêm kích J-20. Nguồn ảnh: Weibo.Tuy nhiên trái với kỳ vọng đó, WS-15 Emei hoàn toàn không xuất hiện tại Chu Hải. Thậm chí những chiếc chiến đấu cơ thế hệ năm J-20 bay trình diễn trong buổi triển lãm này cũng vẫn sử dụng động cơ AL-31 Saturn của Nga chứ không phải động cơ nội địa WS-10B do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: Weibo.Tới tận ngày hôm nay - nghĩa là ngày thứ ba diễn ra triển lãm hàng không Chu Hải tại Quảng Đông, Trung Quốc; bóng dáng của động cơ phản lực WS-15 vẫn "biệt tăm" và dường như mọi hy vọng động cơ hiện đại do Trung Quốc tự sản xuất này đã bị dập tắt hoàn toàn. Nguồn ảnh: Weibo.Theo các thông tin mà Business Insider của Mỹ có được, dường như động cơ WS-15 do Trung Quốc sản xuất dù đạt yêu cầu kỹ thuật động lực cơ bản nhưng bù lại, nó lại không thể hoạt động ổn định được trong thời gian dài (quá vài trăm tiếng) dẫn tới việc động cơ này vẫn chưa được lắp đặt lên chiếc J-20. Nguồn ảnh: Weibo.Trong ngày khai mạc Triển lãm Hàng không Chu Hải, các chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc chỉ xuất hiện vỏn vẹn 6 phút với màn bay trình diễn trên không. Khoảng thời gian ngắn ngủi này đủ để những phóng viên nước ngoài nhận ra động cơ mà J-20 sử dụng trong buổi sáng ngày hôm đó là động cơ AL-31 Saturn chứ không phải là WS-15. Nguồn ảnh: Weibo.Báo chí Trung Quốc từng tự hào tuyên bố nước này đã hoàn thiện động cơ WS-15 cùng với bốn dây chuyền sản xuất J-20. Dự kiến từ năm 2019 trở đi, Trung Quốc sẽ lắp ráp toàn bộ chiến đấu cơ tàng hình J-20 với động cơ nội địa WS-15. Nguồn ảnh: Weibo.Tuy nhiên lời tuyên bố này có vẻ như vẫn rất khó thành hiện thực khi mà giờ đã là tháng 11 nhưng J-20 của Trung Quốc vẫn bay với động cơ AL-31 nhập khẩu từ Nga. Nguồn ảnh: Weibo.Bên cạnh đó, việc Trung Quốc cho động cơ WS-10B trình diễn cùng J-10B tại Chu Hải Airshow càng khiến nhiều người tin rằng nếu WS-15 đã hoàn thiện, chắc chắn Trung Quốc sẽ mang tới đây "trình diễn luôn một thể" chứ không việc gì phải giấu kín như tình hình thực tế đã diễn ra. Nguồn ảnh: Weibo.Mặc dù được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải, tuy nhiên có thể khẳng định triển vọng Trung Quốc xuất khẩu J-20 ra nước ngoài là gần như bằng 0 vì nước này đang đặt mục tiêu có thêm khoảng 200 chiếc J-20 nữa trong thời gian từ nay tới năm 2020 - một con số quá lớn, đảm bảo rằng bốn nhà máy lắp ráp J-20 dù chạy hết công suất cũng rất khó có thể đáp ứng được. Nguồn ảnh: Weibo. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc thể hiện khả năng cơ động trên không.
Triển lãm Hàng không Quốc tế Chu Hải 2018 hiện đang diễn ra ở Chu Hải, Trung Quốc đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm rất lớn của giới quan sát quốc tế. Đặc biệt, trong triển lãm này, người hâm mộ rất kỳ vọng Trung Quốc sẽ cho trưng bày động cơ WS-15 - động cơ phản lực được Trung Quốc tự chế tạo dảnh riêng cho tiêm kích J-20. Nguồn ảnh: Weibo.
Tuy nhiên trái với kỳ vọng đó, WS-15 Emei hoàn toàn không xuất hiện tại Chu Hải. Thậm chí những chiếc chiến đấu cơ thế hệ năm J-20 bay trình diễn trong buổi triển lãm này cũng vẫn sử dụng động cơ AL-31 Saturn của Nga chứ không phải động cơ nội địa WS-10B do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: Weibo.
Tới tận ngày hôm nay - nghĩa là ngày thứ ba diễn ra triển lãm hàng không Chu Hải tại Quảng Đông, Trung Quốc; bóng dáng của động cơ phản lực WS-15 vẫn "biệt tăm" và dường như mọi hy vọng động cơ hiện đại do Trung Quốc tự sản xuất này đã bị dập tắt hoàn toàn. Nguồn ảnh: Weibo.
Theo các thông tin mà Business Insider của Mỹ có được, dường như động cơ WS-15 do Trung Quốc sản xuất dù đạt yêu cầu kỹ thuật động lực cơ bản nhưng bù lại, nó lại không thể hoạt động ổn định được trong thời gian dài (quá vài trăm tiếng) dẫn tới việc động cơ này vẫn chưa được lắp đặt lên chiếc J-20. Nguồn ảnh: Weibo.
Trong ngày khai mạc Triển lãm Hàng không Chu Hải, các chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc chỉ xuất hiện vỏn vẹn 6 phút với màn bay trình diễn trên không. Khoảng thời gian ngắn ngủi này đủ để những phóng viên nước ngoài nhận ra động cơ mà J-20 sử dụng trong buổi sáng ngày hôm đó là động cơ AL-31 Saturn chứ không phải là WS-15. Nguồn ảnh: Weibo.
Báo chí Trung Quốc từng tự hào tuyên bố nước này đã hoàn thiện động cơ WS-15 cùng với bốn dây chuyền sản xuất J-20. Dự kiến từ năm 2019 trở đi, Trung Quốc sẽ lắp ráp toàn bộ chiến đấu cơ tàng hình J-20 với động cơ nội địa WS-15. Nguồn ảnh: Weibo.
Tuy nhiên lời tuyên bố này có vẻ như vẫn rất khó thành hiện thực khi mà giờ đã là tháng 11 nhưng J-20 của Trung Quốc vẫn bay với động cơ AL-31 nhập khẩu từ Nga. Nguồn ảnh: Weibo.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc cho động cơ WS-10B trình diễn cùng J-10B tại Chu Hải Airshow càng khiến nhiều người tin rằng nếu WS-15 đã hoàn thiện, chắc chắn Trung Quốc sẽ mang tới đây "trình diễn luôn một thể" chứ không việc gì phải giấu kín như tình hình thực tế đã diễn ra. Nguồn ảnh: Weibo.
Mặc dù được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải, tuy nhiên có thể khẳng định triển vọng Trung Quốc xuất khẩu J-20 ra nước ngoài là gần như bằng 0 vì nước này đang đặt mục tiêu có thêm khoảng 200 chiếc J-20 nữa trong thời gian từ nay tới năm 2020 - một con số quá lớn, đảm bảo rằng bốn nhà máy lắp ráp J-20 dù chạy hết công suất cũng rất khó có thể đáp ứng được. Nguồn ảnh: Weibo.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc thể hiện khả năng cơ động trên không.