Kể từ cuối những năm của thập niên 1990, khi hai đại kình địch của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan đưa vào trang bị loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) ZTZ-99A (phiên bản giành cho Pakistan là Al-Khalid), có tính năng vượt trội so với loại xe tăng T-72 của Ấn Độ khi đó. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid của Pakistan, Trung Quốc gọi là MBT-2000.Bên cạnh đó, sự chậm trễ trong việc sản xuất xe tăng nội địa Arjun, do Ấn Độ tự lực phát triển từ giữa những năm 1970, buộc quân đội Ấn Độ phải tìm kiếm một giải pháp thay thế; cách nhanh nhất là nhập khẩu. Ảnh: Xe tăng Arjun do Ấn Độ phát triển.Từ cuối những năm của thập niên 1990, Nga đã thúc đẩy xuất khẩu các phiên bản MBT mới nhất của họ là T-90 ra thị trường vũ khí quốc tế. Tuy nhiên, để Ấn Độ chấp nhận T-90 là loại xe tăng chiến đấu chủ lực, điều này cũng không phải là dễ dàng; nhất là khi các nhà đàm phán Ấn Độ nổi tiếng là "dai sức".Vào cuối mùa đông năm 1999, chiếc T-90S xuất khẩu đầu tiên, được chế tạo tại nhà máy Nizhny Tagil của Nga, dùng cho mục đích thử nghiệm, để các chuyên gia quân sự Ấn Độ tham quan. Được chứng kiến sức mạnh tuyệt vời của T-90, ngay sau đó một thỏa thuận nhanh đã được ký kết, theo đó Uralvagonzavod chế tạo thêm 3 mẫu xe tăng T-90, để thử nghiệm trên các thao trường của Ấn Độ.Thao trường thử nghiệm ở sa mạc Tar, là khu vực có điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt của Ấn Độ. Các phiên bản thử nghiệm phải di chuyển theo các tuyến đường đá và cát ở nhiệt độ không khí khoảng 50°C, vượt qua các chướng ngại vật khác nhau, tiến hành bắn đạn thật, v.v. Những thử nghiệm trên mất khoảng hai tháng, nhưng kết thúc thành công tốt đẹp.Năm 2001, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng đầu tiên về việc cung cấp lô T-90S đầu tiên, với số lượng lên tới 310 chiếc, với tổng giá trị là 1 tỷ USD. Có được hợp đồng này, phía Ấn Độ đã có sự bổ sung chất lượng cho lực lượng tăng của họ; còn phía nhà máy Uralvagonzavod đã được cứu khỏi sự phá sản.Năm 2006, Ấn Độ đã ký hợp đồng thứ hai trị giá 2,5 tỷ USD, về việc sản xuất 1.000 xe tăng T-90 theo một hợp đồng chuyển giao công nghệ có tên gọi T-90S "Bhishma", với động cơ mới mạnh hơn và thay đèn hồng ngoại gây nhiễu; đồng thời sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực sản xuất ở nước thứ ba và một số cải tiến nhỏ hơn khác.Bhishma là tên của chiến binh huyền thoại từ sử thi Mahabharata của Ấn Độ, những xe tăng chủ lực T-90S "Bhishma" đầu tiên đã ra khỏi dây chuyền lắp ráp vào năm 2009 và sẽ tiếp tục cho đến năm 2020.Mặc dù có sự ưu ái rõ ràng cho xe tăng nội địa Arjun, nhưng Ấn Độ vẫn không từ chối mua thêm xe tăng Nga. Hiện tại, ít nhất 1.000 đến 1.100 xe tăng T-90S, bao gồm cả phiên bản Bhishma, đang có trong biên chế của Lục quân Ấn Độ.Lãnh đạo quân đội Ấn Độ hy vọng, với sự trợ giúp của xe tăng Bhishma, sẽ góp phần củng cố sức mạnh tại biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan; đặc biệt là khi một phần quan trọng của biên giới đi qua khu vực miền núi Kashmir, nơi khí hậu lạnh hơn nhiều so với các bang miền nam Ấn Độ.Tuy nhiên, cho đến nay, T-90 vẫn chưa phải là loại xe tăng có số lượng lớn nhất trong Quân đội Ấn Độ; xe tăng có số lượng lớn nhất trong quân đội Ấn Độ hiện nay là loại T-72M1, với số lượng khoảng 2.000 chiếc. Ảnh: Xe tăng T-72M1 Adjaya của Ấn Độ.Nhưng trong tương lai, T-90 ít có cơ hội chiếm số lượng nhiều nhất trong quân đội Ấn Độ; mặc dù trên thực tế, Ấn Độ hiện đang sở hữu số xe tăng T-90 nhiều gấp 2 lần số T-90 có trong quân đội Nga và Ấn Độ đã mua hơn một nửa số xe tăng T-90 do Nga sản xuất.Chiến lược chính của Ấn Độ là tiếp tục tăng số lượng xe tăng trong biên chế lên tới 4.500 chiếc, đưa Ấn Độ trở thành cường quốc thứ tư thế giới về số lượng xe tăng, chỉ sau Nga, Mỹ và Trung Quốc; vượt xa đại kình địch Pakistan. Vì vậy trước mắt, số lượng T-90 Bhishma tiếp tục gia tăng về số lượng trong Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Xe tăng Ấn Độ trong cuộc tập trận Akraman II. Video Vừa về đến Việt Nam, xe tăng T-90 đã được đưa ngay vào trực chiến - Nguồn: QPVN
Kể từ cuối những năm của thập niên 1990, khi hai đại kình địch của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan đưa vào trang bị loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) ZTZ-99A (phiên bản giành cho Pakistan là Al-Khalid), có tính năng vượt trội so với loại xe tăng T-72 của Ấn Độ khi đó. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid của Pakistan, Trung Quốc gọi là MBT-2000.
Bên cạnh đó, sự chậm trễ trong việc sản xuất xe tăng nội địa Arjun, do Ấn Độ tự lực phát triển từ giữa những năm 1970, buộc quân đội Ấn Độ phải tìm kiếm một giải pháp thay thế; cách nhanh nhất là nhập khẩu. Ảnh: Xe tăng Arjun do Ấn Độ phát triển.
Từ cuối những năm của thập niên 1990, Nga đã thúc đẩy xuất khẩu các phiên bản MBT mới nhất của họ là T-90 ra thị trường vũ khí quốc tế. Tuy nhiên, để Ấn Độ chấp nhận T-90 là loại xe tăng chiến đấu chủ lực, điều này cũng không phải là dễ dàng; nhất là khi các nhà đàm phán Ấn Độ nổi tiếng là "dai sức".
Vào cuối mùa đông năm 1999, chiếc T-90S xuất khẩu đầu tiên, được chế tạo tại nhà máy Nizhny Tagil của Nga, dùng cho mục đích thử nghiệm, để các chuyên gia quân sự Ấn Độ tham quan. Được chứng kiến sức mạnh tuyệt vời của T-90, ngay sau đó một thỏa thuận nhanh đã được ký kết, theo đó Uralvagonzavod chế tạo thêm 3 mẫu xe tăng T-90, để thử nghiệm trên các thao trường của Ấn Độ.
Thao trường thử nghiệm ở sa mạc Tar, là khu vực có điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt của Ấn Độ. Các phiên bản thử nghiệm phải di chuyển theo các tuyến đường đá và cát ở nhiệt độ không khí khoảng 50°C, vượt qua các chướng ngại vật khác nhau, tiến hành bắn đạn thật, v.v. Những thử nghiệm trên mất khoảng hai tháng, nhưng kết thúc thành công tốt đẹp.
Năm 2001, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng đầu tiên về việc cung cấp lô T-90S đầu tiên, với số lượng lên tới 310 chiếc, với tổng giá trị là 1 tỷ USD. Có được hợp đồng này, phía Ấn Độ đã có sự bổ sung chất lượng cho lực lượng tăng của họ; còn phía nhà máy Uralvagonzavod đã được cứu khỏi sự phá sản.
Năm 2006, Ấn Độ đã ký hợp đồng thứ hai trị giá 2,5 tỷ USD, về việc sản xuất 1.000 xe tăng T-90 theo một hợp đồng chuyển giao công nghệ có tên gọi T-90S "Bhishma", với động cơ mới mạnh hơn và thay đèn hồng ngoại gây nhiễu; đồng thời sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực sản xuất ở nước thứ ba và một số cải tiến nhỏ hơn khác.
Bhishma là tên của chiến binh huyền thoại từ sử thi Mahabharata của Ấn Độ, những xe tăng chủ lực T-90S "Bhishma" đầu tiên đã ra khỏi dây chuyền lắp ráp vào năm 2009 và sẽ tiếp tục cho đến năm 2020.
Mặc dù có sự ưu ái rõ ràng cho xe tăng nội địa Arjun, nhưng Ấn Độ vẫn không từ chối mua thêm xe tăng Nga. Hiện tại, ít nhất 1.000 đến 1.100 xe tăng T-90S, bao gồm cả phiên bản Bhishma, đang có trong biên chế của Lục quân Ấn Độ.
Lãnh đạo quân đội Ấn Độ hy vọng, với sự trợ giúp của xe tăng Bhishma, sẽ góp phần củng cố sức mạnh tại biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan; đặc biệt là khi một phần quan trọng của biên giới đi qua khu vực miền núi Kashmir, nơi khí hậu lạnh hơn nhiều so với các bang miền nam Ấn Độ.
Tuy nhiên, cho đến nay, T-90 vẫn chưa phải là loại xe tăng có số lượng lớn nhất trong Quân đội Ấn Độ; xe tăng có số lượng lớn nhất trong quân đội Ấn Độ hiện nay là loại T-72M1, với số lượng khoảng 2.000 chiếc. Ảnh: Xe tăng T-72M1 Adjaya của Ấn Độ.
Nhưng trong tương lai, T-90 ít có cơ hội chiếm số lượng nhiều nhất trong quân đội Ấn Độ; mặc dù trên thực tế, Ấn Độ hiện đang sở hữu số xe tăng T-90 nhiều gấp 2 lần số T-90 có trong quân đội Nga và Ấn Độ đã mua hơn một nửa số xe tăng T-90 do Nga sản xuất.
Chiến lược chính của Ấn Độ là tiếp tục tăng số lượng xe tăng trong biên chế lên tới 4.500 chiếc, đưa Ấn Độ trở thành cường quốc thứ tư thế giới về số lượng xe tăng, chỉ sau Nga, Mỹ và Trung Quốc; vượt xa đại kình địch Pakistan. Vì vậy trước mắt, số lượng T-90 Bhishma tiếp tục gia tăng về số lượng trong Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Xe tăng Ấn Độ trong cuộc tập trận Akraman II.
Video Vừa về đến Việt Nam, xe tăng T-90 đã được đưa ngay vào trực chiến - Nguồn: QPVN